Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì?

Giữ đường huyết trong khoảng an toàn cho phép

Người bị tiểu đường phải kiểm soát được đường huyết kể cả trước và sau bữa ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được hạ lúc xa bữa ăn.

Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau: Trước ăn: 90-130 mg/dl (5,0- 7,2 mmol/l); sau ăn 1-2h: < 180 mg/dl (10mmol/l)

Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

    Tập dưỡng sinh
    Tập dưỡng sinh

Lưu ý chỉ số đường huyết của thực phẩm

Một số loại thực phẩm sau khi ăn có khả năng làm tăng đường huyết. Khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Người bệnh cần lưu ý, dù các loại thức ăn có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn thì lại có mức độ làm tăng đường huyết khác nhau.

Những loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp khi ăn rất có lợi với bệnh nhân tiểu đường, giúp người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được đường huyết. Sau khi ăn những thực phẩm này, đường huyết người bệnh chỉ bị tăng ít và tăng rất từ từ.

Ngược lại, những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm đường huyết người bệnh tăng nhanh và tăng cao. Do vậy người bệnh tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để sử dụng.

Tuy nhiên, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng các thực phẩm chỉ số đường huyết cao nhưng cần hạn chế và khi ăn nên phối hợp với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đặc biệt với thực phẩm có nhiều chất xơ.

Thực phẩm có lợi cho bệnh nhân tiểu đường

Căn cứ vào bảng chỉ số đường huyết của thực phẩm dưới đây, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn thực phẩm để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa kiểm soát được đường huyết sau bữa ăn.

Bảng 1: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết >70 (cao)

Tên thực phẩmChỉ số đường huyết
Bánh mì trắng100
Bánh mì toàn phần99
Gạo trắng, miến, bột sắn83
Gạo giã dôi, mì72
Dưa hấu72
Đường kính86
Khoai bỏ lò135

Bảng 2: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 50-70 (trung bình)

Tên thực phẩmChỉ Số đường huyết
Chuối53
Táo53
Cam66
Xoài55
Sữa chua52
Kem52
Bánh qui55-65
Khoai lang54
Khoai sọ58
Khoai mì (sắn)50
Củ từ51
Khoai lang chữa táo bón
Khoai lang

Bảng 3: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết <50 (thấp)

Tên thực phẩmChỉ số đường huyết
Cà rốt49
Đậu hạt49
Đậu tương. 18
Lạc19
Anh đào. 32
Mận24
Nho43
Lúa mạch31
Thịt các loại<20
Rau các loại<20

Thực đơn cho người tiểu đường

Món 1: CHÁO RAU CHÂN VỊT

Nguyên liệu:

  • Rễ rau chân vịt: 250gr – Kê kim ngân: 10gr.
  • Gạo tẻ một lượng vừa đủ.

Cách chế biến:

Rau chân vịt rửa sạch xắt nhó, cho rau chân vịt và kê kim ngân vào nồi nấu sôi khoảng 30 phút rồi mới cho gạo vào nấu đến khi thành cháo.

Cách ăn: Thay món ăn sáng và tối.

Công hiệu: Nhuận trường, làm bớt cảm giác khát nước.

Món 2: BAO TỬ DÊ HẦM

Nguyên liệu:

  • 250gr bao tử dê – 50gr sơn dược.

Cách chế biến:

Bao tử dê xắt sợi cho vào nồi luộc chín rồi mới cho sơn dược vào hầm chín nhừ. Cho thêm ít muối vào trước khi dùng.

Cách ăn: Ăn lúc bụng đói.

Công hiệu: Lợi tiểu, bớt khát nước.

Món 3: CANH XƯƠNG HEO NẤU PHỤC LINH

Nguyên liệu:

  • Xương sống heo 500gr – Thổ phục linh 50 – 100gr.

Cách chế biến:

Cho xương heo vào nồi, đổ khoảng 3 chén nước vào, nhớ vớt bọt, chờ sôi nhiều lần mới cho phục linh vào tiếp tục nâu đến chín.

Canh ăn: Ăn vào bữa sáng hoặc ăn chung với các bữa ăn.

Công hiệu: Khỏe tì vị.

Món 4: CÁ DlẾC NÂU TRÀ

Nguyên liệu:

  • Cá diếc: 500gr
  • Trà xanh: 1 lượng vừa đủ.

Cách chế biến:

Cá làm sạch nhưng phải để lại vẩy. Cho cá và trà vào nồi nấu cho đến khi chín hẳn.

Cách ăn: Ăn cá uống canh.

Công hiệu: Bổ hư, giải cơn khát.

0/50 ratings
Bình luận đóng