Gãy cổ xương đùi là gãy phần cổ giải phẩu xương đùi, nằm trong bao khớp háng. Loại gãy thường gặp ở người già, lâu lành , có nhiều biến chứng.
1. Chẩn đoán
Lâm sàng:
- Triệu chứng cơ năng:
Người bệnh than đau ở háng hay ở gối, sau khi té.
- Triệu chứng thực thể:
- Chân đau xoay ngoài và ngắn ( khi gãy có di lệch).
- Không có vết bầm vùng háng.
- Ấn đau chói vùng trước háng ( ngay trước cổ xương đùi).
- Đau ở háng khi gỏ dồn ở gót chân.
Cận lâm sàng:
X Quang khung chậu thẳng ( qua 2 khớp háng):
- Tư thế: 2 bàn chân xoay trong 150 .
- Hình ảnh: Mất liên tục cung cổ bịt. Khoảng cách từ gai chậu trước trên đến mấu chuyển lớn ngắn lại khi mấu chuyển di lệch lên trên.
X Quang cổ xương đùi nghiêng:
- Tư thế: Kiểu chân ếch (Khi đầu đèn không xoay được) .
- Hình ảnh: Mất liên tục các sớ xương và vỏ xương vùng cổ xương đùi.
CT Scanner: Có ích trong chẩn đoán phân biệt gãy xương bệnh lý. M.R.I: Cho biết tình trạng hoại tử chỏm xương đùi.
2. Phân loại theo GARDEN (1961):
Đây là cách phân loại thông dụng trong gãy cổ xương đùi, dựa vào độ lệch giữa 2 mặt gãy trên phim X Quang,
- Độ 1: Gãy cài nhau , trong tư thế dạng, không di lệch.
- Độ 2: Gãy hoàn toàn , không di lệch.
- Độ 3: 2 mặt gãy còn chạm nhau, di lệch vừa
- Độ 4: 2 mặt gãy rời nhau, di lệch nhiều.
3. Điều trị
Sơ cứu: Bột chống xoay hay nẹp vải chống xoay với chân dang 150 , gối gấp 100. Gãy cổ xương đùi mới, người trẻ :
Kết hợp xương ngoài bao khớp, dưới màn tăng sáng (C.Arm) .
- Đặt 2- 3 vít xốp rổng.
– Hay xuyên 2- 3 đinh Knowles .
Gãy cổ xương đùi người lớn tuổi:
Thay chỏm xương đùi nhân tạo hay thay khớp háng toàn phần có xi măng.
Gãy cũ cổ xương đùi kèm hoại tử chỏm xương đùi:
- Người trẻ có xương ổ cối và vùng mấu chuyển còn thấy rõ bẹ xương (không loãng xương): Thay khớp háng bán phần hay toàn phần không xi măng.
- Người bệnh có loãng xương: Thay khớp háng toàn phần có xi măng.
- Kháng sinh:
- Trước mổ: cephalosporin thế hệ III 2g TM trước mổ 30 phút.
- Sau mổ: cephalosporin thế hệ III 1g x 3 lần /ngày x 7 ngày.
- Kháng sinh: