Điều trị nội khoa

Điều trị triệu chứng

  1. Giảm đau: bằng các loại thuốc atropine papaverine, viscéralgine…
  2. Chống nhiễm khuẩn: bằng các loại kháng sinh thích hợp qua kết quả kháng sinh đồ.

Điều trị thực thụ

Phương pháp điều trị thực thụ đồng thời cũng có vai trò quyết định trong phòng bệnh và tái phát bệnh.

Một số nguyên tắc chung như sau:

  1. Tăng cường uống nhiều nước, cho lợi tiểu nhẹ, chổng viêm nhằm mục đích để các hòn sỏi nhỏ có thể rơi xuống và đái được ra ngoài.
  2. Hạn chế tăng tiết tinh thể gây ra sỏi như do nguồn thức ăn (calci, purin), hoặc thay đổi chuyển hoá (thiazil và orthophosphat đổi với sỏi calci, allopurinol đối với sỏi acid uric, D penicllamin đối với sỏi cystin.
  3. Chống nhiễm khuẩn, đặc biệt đối với loại vi khuẩn tác động trên ure niệu (proteus)
  4. Thay đổi pH (toan đối với sỏi nhiễm khuẩn, kiềm đối với sỏi acid uric và cystin)
  5. Giải quyết nguyên nhân: cắt bỏ u tuyến cận giáp, loại bỏ các nguyên nhân gây ứ đọng và nhiễm khuẩn (dị tật bẩm sinh, bàng quang thần kinh).
  6. Còn các loại thuốc làm tan vụn hòn sỏi, tuy có một số nước đã sản xuất và cho thông tin kết quả tốt. Nhưng tất cả đang còn trong giai đoạn có nhiều tranh luận.

Điều trị bằng thủ thuật

Trong vòng vài thập kỷ gần đây, phương pháp điều trị sỏi tiết niệu trên thế giới có nhiều biến đổi to lớn nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực quang học, siêu âm và laser. Từ đó một số phương pháp hiện đại như “tán sỏi ngoài cơ thể”, “lấy sỏi thận qua da”, “tán sỏi và lấy sỏi qua ống soi niệu quản”… đã làm cho phương pháp phẫu thuật kinh điển dần dần thu hẹp phạm vi chỉ định.

Tán sỏi thận ngoài cơ thể
Tán sỏi thận ngoài cơ thể
  • Tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp ít không gây sang chấn được áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Dựa trên nguyên lý sóng xung đông tập trung vào một tiêu điểm (sỏi thận) với một áp lực cao trung bình 800 – 1000 bases làm vỡ hoặc làm vụn sỏi thành bụi nhỏ, sau đó bài tiết ra ngoài.

Phương pháp này được áp dụng chủ yếu cho sỏi đài bể thận hoặc niệu quản trên với đường kính nhỏ bằng 2 cm.

Đối với sỏi có đường kính lớn hơn 2 cm có khi phải tán 2-3 lần, kết quả thấp hơn loại trên.

Đối với sỏi quá lớn, sỏi san hô, phương pháp này ít mang lại kết quả

Đối với sỏi quá rắn (sỏi cystin, sỏi acid uric) không có kết quả.

  • Lấy sỏi thận qua da

Phương pháp này có thể lấy hầu hết các loại sỏi. Kể cả sỏi quá rắn, sỏi san hô những kỹ thuật đặt ống soi vào thận là một kỹ thuật đòi hỏi phải được tập thành thạo vì có khả năng gây biến chứng lớn như chảy máu, nhiễm khuẩn, thủng đại tràng, thủng màng phổi.

Điều trị bằng phẫu thuật

  • Chỉ định

Chỉ định điều trị ngoại khoa được đề ra mỗi khi đường bài tiết xuất hiện bị tắc. Nhiễm khuẩn nặng, gây suy thận vô niệu hay đe doạ đến tính mạng của bệnh nhân. Hiện nay nhờ tiến bộ trong gây mê hồi sức, kỹ thuật mổ xẻ tinh vi và đặc biệt các phương pháp điều trị mới (tán sỏi qua da và tán sỏi ngoài cơ thể) chỉ định điều trị ngoại khoa được mở rộng hơn và an toàn hơn.

  1. Mở bể thận lấy sỏi ở dưới hay mặt sau bể thận, đối với sỏi bể thận thông thường. Nhưng đối với sỏi bể thận trong xoang hay sỏi san hô, cần tiến hành mở bể thận trong xoang (Gilvernet) hay mở rộng đường rạch bò dưới vào nhu mô thận (Turner-Warwick).
  2. Rạch nhu mô thận để lấy sỏi ở các đài thận. Đối với sỏi san hô có thể rạch nhu mô thận mở rộng theo dọc bờ ngoài thận. Có thể kết hợp hạ thể nhiệt tại chỗ.
  3. Cắt thận bán phần để lấy sỏi ở đài thận và bể thận, đồng thời loại bỏ phần nhu mô bệnh lý.
  4. Trong trường hợp thận mất chức năng hoàn toàn, thì cắt thận toàn bộ.
  • Một điều cần lưu ý khi mổ sỏi thứ phát: ngoài việc lấy sỏi phải tiến hành phẫu thuật giải quyết nguyên nhân.
5/53 ratings
Bình luận đóng