Bệnh Parkinson là nguyên nhân thường gặp nhất của Hội chứng Parkinson. Theo y văn tỷ lệ mắc bệnh là 187/100.000 dân (nguy cơ suốt đời 1/40). Lứa tuổi khởi phát từ 50 – 70, mặc dù bệnh có thể xãy ra từ 20 tuổi (khoảng 10%). Tuổi tử vong của bệnh nhân Parkinson tương tự với nhóm chứng. Sa sút trí tuệ có khuynh hướng xãy ra trong giai đọan muộn của bệnh trong khoảng 30% số bệnh nhân.
Căn nguyên gây bệnh hiện không được biết, có thể có vai trò của stress oxy hóa và các rối loạn chức năng ty lạp thể.
Yếu tố di truyền: Nguy cơ di truyền khi tiền căn gia đình mắc bệnh trước 50 tuổi. Yếu tố môi trường: Tiếp xúc với thuốc trừ sâu ở các vùng nông thôn.
Triệu chứng chính là run “tremor” còn gọi là tình trạng liệt run “shaking palsy”. Triệu chứng run có thể ngưng khi bệnh nhân cầm đũa hay cầm tờ báo. Hậu quả sau cùng của bệnh là mất thăng bằng hay cứng cơ.
I- CHẨN ĐOÁN.
Chẩn đoán bệnh Parkinson đòi hỏi các điều kiện:
- Hiện diện ≥ 2 trong những biểu hiện chủ yếu của hội chứng Parkinson: Run khi nghỉ, chậm vận động, cứng đờ, tư thế khom gấp, đông cứng và mất phản xạ tư thế.
- Không có bệnh sử, tiền sử của những nguyên nhân khác gây hội chứng Parkinson (Viêm não, phơi nhiễm với độc chất, mới dùng thuốc chống loạn thần gần đây, chấn thương đầu, bệnh lý mạch máu ở vị trí phù hợp)
- Không có thất điều tiểu não, liệt vận nhãn dọc, các biểu hiện tổn thương thần kinh thực vật nặng.
- MRI không có nhồi máu lỗ khuyết, đầu nước áp lực bình thường, teo tiểu não và hoặc thân não.
- Đáp ứng rõ với Levodopa.
Nói chung cần nghĩ đến bệnh Parkinson nếu bệnh nhân có hội chứng Parkinson với run khi nghỉ, khởi phát không đối xứng và đáp ứng rõ với Levodopa, với điều kiện không có những dấu chứng bất thường tiểu não, tổn thương bó vỏ gai, mất phản xạ tư thế sớm, rối loạn chức năng thực vật nặng và sa sút trí tuệ sớm.
* CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Liệt trên nhân tiến triển.
- Thoái hóa vỏ não nhân nền
- Lú lẫn lan tỏa với thể Lewy Bodies.
- Teo đa hệ thống gồm teo tiểu não cầu và nhân trám và hội chứng Shy-Drager
- Bệnh Parkinson với xơ cứng teo cơ cột bên.
II- TRỊ LIỆU NỘI KHOA BỆNH PARKINSON
Mục tiêu:
Cải thiện các rối loạn bệnh lý làm cản trở sinh hoạt hàng ngày
Giữ cho bệnh nhân duy trì được hoạt động càng lâu càng tốt. Hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh.
Bệnh luôn tiến triển, không có phương pháp nào làm chặn lại được; nên điều trị sớm, đúng và đủ.
Dopamine là thuốc có hiệu quả nhất làm giảm triệu chứng bệnh Parkinson.
Tất cả những thuốc trị liệu chống bệnh Parkinson nên dùng liều thấp và gia tăng từ từ để tránh những phản ứng phụ.
* CÁC THUỐC ƯU TIÊN:
- L-DOPA phối hợp CARBIDOPA:
Sinemet(Carbidopa kết hợp levodopa ) viên( 10/100, 25/100,25/250) :
Khởi đầu 100 –150mg levodopa/ngày, chia làm 2 – 3 lần sau bửa ăn. Tăng 100mg mỗi tuần, liều nên giữ ở mức tối thiểu làm cải thiện triệu chứng.
Stalevo ( Carbidopa plus levodopa plus entacapone ): viên (mg): 12.5/50/200; 18.75/75/200; 25/100/200; 31.25/125/200; 37.5/150/200; 50/200/200; khởi đầu liều
thấp 1 lần/ngày nên giữ ở mức tối thiểu làm cải thiện triệu chứng.
- ỨC CHẾ MEN COMT: Catechol-O-Methyltransferase
Tolcapone(Tasmar) khởi đầu 100mg 3 lần/ngày. khởi đầu liều thấp 1 lần/ngày nên giữ ở mức tối thiểu làm cải thiện triệu chứng.
3. CHẤT ĐỒNG VẬN DOPAMINE:
Bromocriptine( parlodel ) viên 2,5mg, 5mg khởi đầu 1,25mg tăng dần mỗi 2 – 4 tuần cho đến khi đạt hiệu quả và duy trì 2,5 – 10mg, 3 lần/ngày.
Pergolide khởi đầu 0,5mg, duy trì 1mg 3lần/ngày.
* THUỐC CHỌN THỨ HAI
- Thuốc kháng cholinergic: Giúp cải thiện triệu chứng run Artan( trihexylphenidyl) 0,5 – 2mg x3 lần/ngày
- Amantadine (symmetrel) viên 100mg khởi đầu 100mg buổi sáng, có thể tăng liều đến 100mg x 3/ngày.
- Thuốc chẹn Beta (Propanolol, Metoprolol …): Có hiệu quả hơn những thuốc kháng cholinergic trong điều trị run, nên dùng liều thấp tăng dần, cần lưu ý huyết áp và chống chỉ định.
- Thuốc khác: Pramipexol
IV- KHUYẾN CÁO
Hiện diện của run, cứng cơ và loạn động ở bệnh nhân là những yếu tố của khởi phát sớm của bệnh Parkinson, nếu không có triệu chứng thần kinh nào khác, và nếu bệnh nhân không dùng thuốc gây ra hội chứng parkinson, chẩn đoán chắc chắn bệnh Parkinson. Cần:
Giải thích cho bệnh nhân rõ bệnh tình.
Khuyến khích bệnh nhân luyện tập thể lực đều đặn. Triệu chứng nhẹ không cần trị liệu.
Nếu bệnh nhân có những than phiền cản trở chức năng, cần xem xét trị liệu. Nếu bệnh nhân nhỏ hơn 70 tuổi, trí tuệ còn minh mẫn nên khởi động trị liệu với đồng vận dopamine non-ergot bởi vì ít có nguy cơ biến chứng về vận động trong năm năm đầu. Kế đó levodopa có thể cho thêm vào nếu không có đáp ứng với đồng vận dopamine.