Hồ sơ người bệnh và cách ghi chép đối với điều dưỡng

Hồ sơ người bệnh và cách ghi chép Tầm quan trọng của hồ sơ người bệnh và sự ghi chép Hồ sơ BN là các loại giấy tờ liên quan đến bệnh tật của người bệnh Hồ sơ tài liệu về chuyên môn kỹ thuật Chứng từ tài chính Tài liệu pháp y Quá trình điều trị chăm sóc người bệnh trong một thời gian tại một cơ sở y tế Hồ sơ người bệnh được ghi chép đầy đủ, chính xác, khoa học, khách quan, thận trọng, có hệ … Xem tiếp

Chăm sóc người bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng (Sars)

Mục lục ĐẠI CƯƠNG BIỂU HIỆN LÂM SÀNG BIẾN CHỨNG ĐIỀU TRỊ XÉT NGHIỆM QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP TÍNH NẶNG ĐẠI CƯƠNG Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nặng của đường hô hấp ở con người, do Coronavirus SARS gây nên (được viết tắt là SARS-CoV). Virus SARS thuộc nhóm Coronavirus, là nhóm các virus gây nhiễm khuẩn đường hô hấp ở các loài động vật, bao gồm 3 nhóm … Xem tiếp

Biểu hiện và chăm sóc người bệnh tay chân miệng

Bệnh Tay-Chân-Miệng (Hand – Foot – Mouth Disease – HFMD) là bệnh truyền nhiễm gây dịch, do một số virus đường ruột gây ra. Bệnh lây trực tiếp từ người sang người qua đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirrs 71 (EV71). Bệnh Tay Chân Miệng xuất hiện rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phưong. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu … Xem tiếp

Triệu chứng bệnh hô hấp – Điều dưỡng

Người mắc bệnh hô hấp có thể biểu hiện bằng những triệu chứng cơ năng và thực thể. Phát hiện các triệu chứng thực thể đòi hỏi kỹ năng và do bác sỹ đảm nhiệm, được trình bày trong các bài cụ thể. Bài này chỉ trình bày những triệu chứng cơ năng thường gặp trong bệnh lý hô hấp gồm: ĐAU NGỰC Đau ngực là một triệu chứng khá thường gặp trong các bệnh về hô hấp như: lao phổi, u phổi, viêm phổi – màng phổi, tràn khí … Xem tiếp

Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt được dịch từ chữ Schizophrenia có nghĩa là chia cắt các hoạt động tâm thần, hoạt động tâm thần của bệnh nhân không hoà hợp, không thống nhất. Đây là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ có khuynh hướng mạn tính, căn nguyên chưa rõ, nhân cách của người bệnh bị biến đổi theo kiểu phân liệt, làm cho người bệnh tách dần ra khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, làm cho tình cảm của người bệnh … Xem tiếp

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHẾ QUẢN

Chăm sóc  bệnh nhân viêm phế quản cơ bản Đặt bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế nằm ngửa, đầu cao, đảm bảo thông thương đường hô hấp. Phòng nghỉ phải thoáng mát, yên tĩnh. Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật. Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân, tránh gió lùa. Hướng dẫn cách ho, khạc đờm cho bệnh nhân. Ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và cho uống nhiều nước ấm để bệnh nhân dễ khạc đờm. BỆNH HỌC VIÊM PHẾ QUẢN  … Xem tiếp

Quản lý người bệnh thụt tháo

Quản lý người bệnh thụt tháo 1. Đại cương Hầu hết thức ăn đều được hấp thu ở ruột non. Đại tràng hấp thu chính là nước. Phân có trọng lượng trung bình 100-150g, được bài tiết sau bữa ăn từ 24-48 giờ, nếu giữ lại lâu ở đại tràng phân bị hấp thu nước trở nên cứng hơn và khó đi đại tiện dẫn đến táo bón, nếu kéo dài lâu ngày hơn phân có thể khô cứng lại gọi là sỏi phân. Hậu môn có 2 cơ: cơ … Xem tiếp

Kỹ thuật gội tóc tại giường

Kỹ thuật gội tóc tại giường Mục đích Làm sạch tóc và da đầu. Kích thích những hạch dưới da đầu hoạt động. Ngừa các bệnh về tóc và da đầu. Giúp người bệnh dễ chịu và thoải mái. Chỉ định – chống chỉ định Chỉ định Người bệnh không tự gội đầu được: hôn mê, gãy xương, chấn thương cột sống… Tai nạn bất ngờ: đầu người bệnh bị dính bùn máu. Chống chỉ định Người bệnh trong tình trạng nặng. Người bệnh sốt cao. Nhận định người bệnh … Xem tiếp

Vô khuẩn trong điều dưỡng

Vô khuẩn trong điều dưỡng Các giai đoạn của đời sống con người liên quan đến sự nhiễm khuẩn Lứa tuổi sơ sinh: thường do từ bà mẹ truyền sang từ kháng thể hoặc qua nhau. Lứa tuổi nhũ nhi: khả năng miễn dịch lớn nhất ở hai tháng đầu. Tuổi nhà trẻ mẫu giáo: do tiếp xúc với môi trường có nguồn lây nhiễm. Tuổi đi học và thiếu niên: do ăn uống kém vệ sinh. Người lớn: thường do tiếp xúc bệnh nhân, môi trường có nguồn lây … Xem tiếp

Chăm sóc người bệnh tiêu chảy cấp tính

Tiêu chảy là bệnh lý của đường tiêu hóa, xuất hiện khi hiện tượng bài tiết phân và nước nhanh quá mức bình thường (trên 350 ml/24 giờ). Tiêu chảy được phân làm 2 loại là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần/24 giờ. Tiêu chảy mạn tính là các trường hợp tiêu chảy có thời gian kéo dài trên 2 tuần. Tiêu chảy do nhiều căn nguyên gây nên, phần lớn là các căn nguyên nhiễm trùng … Xem tiếp

Điều dưỡng chăm sóc người bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản có thể cấp hoặc mạn, bài này đề cập đến chăm sóc người bệnh viêm phế quản mạn. ĐỊNH NGHĨA Viêm phế quản mạn tính là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt tối thiểu là 3 tháng trong một năm và ít nhất là trong 2 năm liên tục. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Khói thuốc lá, thuốc lào. Nhiễm khuẩn đường hô hấp tái diễn. Nghề … Xem tiếp

Xử trí và chăm sóc người bệnh ngộ độc cấp

Mục lục NGUYÊN NHÂN NGỘ ĐỘC ĐƯỜNG XÂM NHẬP CỦA CHẤT ĐỘC VÀO CƠ THỂ SỰ THẢI TRỪ CỦA CHẤT ĐỘC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC CHẨN ĐOÁN NGỘ ĐỘC CHUNG XỬ TRÍ VÀ CHĂM SÓC NGUYÊN NHÂN NGỘ ĐỘC Do sơ xuất trong bảo quản chất độc hoặc do dùng quá liều quy định. Do nghề nghiệp tiếp xúc với hoá chất độc. Do uống chất độc tự tử. Do bị đầu độc. Chiến tranh chất độc. ĐƯỜNG XÂM NHẬP CỦA CHẤT ĐỘC VÀO … Xem tiếp

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CƠ BẢN Để nằm nghỉ ngơi thoải mái, tránh suy nghĩ, lo lắng. Đặc biệt ở bệnh nhân có đường máu 300 mg % (16,5 mmol/l) hoặc ceton niệu. Đạt được cân nặng lý tưởng, chống béo. Sụt cân là dấu hiệu duy nhất của việc điều trị kết quả đái tháo đường typ II, duy trì tình trạng cân lý tưởng cũng là vấn đề quan trọng. BỆNH HỌC VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Đại cương 1.1.1.  Định nghĩa Đái tháo đường (ĐTĐ) … Xem tiếp

Kỹ thuật rửa dạ dày

Kỹ thuật rửa dạ dày 1. Định nghĩa Rửa dạ dày là dùng nước hay thuốc để rửa sạch dạ dày qua ống faucher hay ống levine. ống được đặt qua đường mũi hay miệng vào dạ dày. 2. Mục đích Loại trừ các chất ứ đọng hoặc chất độc gây kích thích dạ dày trong các trường hợp: Giãn dạ dày, tắc ruột. Nôn mửa không cầm được (viêm tụy cấp). Làm giảm nồng độ acid quá đậm đặc trong dạ dày. Làm sạch dạ dày. 3. Chỉ định … Xem tiếp

Kỹ thuật tắm cho bệnh nhân tại giường

Kỹ thuật tắm bệnh tại giường Mục đích Để giữ da sạch sẽ, ngăn ngừa các biến chứng ngoài da. Tăng cường sự tuần hoàn và giúp sự bài tiết của da được dễ dàng. Đem đến sự thoải mái cho người bệnh. Chỉ định Những trường hợp người bệnh không tự làm được: Người bệnh bị gãy xương. Người bệnh nặng, bị liệt, mê man. Người bệnh sau phẫu thuật. Nhận định người bệnh Tình trạng tri giác: tỉnh, lơ mơ, hôn mê… Tình trạng da: các bệnh ngoài … Xem tiếp