Kỹ thuật rửa dạ dày

1. Định nghĩa

Rửa dạ dày là dùng nước hay thuốc để rửa sạch dạ dày qua ống faucher hay ống levine. ống được đặt qua đường mũi hay miệng vào dạ dày.

2. Mục đích

Loại trừ các chất ứ đọng hoặc chất độc gây kích thích dạ dày trong các trường hợp:

Giãn dạ dày, tắc ruột.

Nôn mửa không cầm được (viêm tụy cấp).

Làm giảm nồng độ acid quá đậm đặc trong dạ dày.

Làm sạch dạ dày.

3. Chỉ định

Ngộ độc.

Trước khi giải phẫu dạ dày.

Nôn mửa không cầm sau giải phẫu.

4. Chống chỉ định

Tổn thương thực quản do bị phỏng.

Dãn tĩnh mạch thực quản do bệnh lý (xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa).

Ngộ độc acid hoặc base mạnh.

Ngộ độc quá 6 giờ.

Tổn thương niêm mạc dạ dày: xuất huyết tiêu hóa.

5. Dụng cụ và dung dịch rửa

ống faucher hoặc tube levine ư Dung dịch:

+ Nước uống được

+ Nước muối sinh lý 0,9%

+ Natri bicarbonat

+ Lòng trắng trứng

+ Nhiệt độ: 37-40 độ C

Số lượng khoảng 4 lít hoặc có thể nhiều hơn như trong ngộ độc thuốc trừ sâu, rửa đến khi sạch nước chảy ra trong không mùi thì ngưng.

6. Tư thế rửa dạ dày

Cho người bệnh nằm đầu thấp khoảng 15 độ, mặt nghiêng một bên.

7. Quy trình chăm sóc người bệnh rửa dạ dày

7.1. Nhận định

Mục đích rửa dạ dày: chuẩn bị phẫu thuật, ngộ độc, nôn ói nhiều sau phẫu thuật, tăng tiết acid dạ dày.

Tổng trạng, tuổi, giới, da, niêm mạc.

Tình trạng tri giác (tỉnh, lơ mơ, mê), co giật, dấu sinh hiệu (hơi thở, huyết áp).

Nếu người bệnh ngộ độc: cần nhận định loại chất độc.

Thời gian ngộ độc (nếu có).

7.2. Chẩn đoán

Nguy cơ nôn ói do kích thích.

Nguy cơ hít sặc.

Nguy cơ viêm phổi do hít phải dịch từ dạ dày trào lên.

Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do tổn thương niêm mạc thực quản.

Chuẩn bị người bệnh

Giải thích người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết để hợp tác.

Cho người bệnh nằm đầu bằng hoặc thấp, mặt nghiêng một bên.

Nếu người bệnh nặng cần có người phụ giúp.

8. Can thiệp và chăm sóc

Rửa dạ dàylà thủ thuật có thể gây những tai biến và rất khó chịu cho người bệnh, do đó người điều dưỡng cần giải thích và trấn an tinh thần người bệnh để họ hợp tác và không cắn ống, vì phương pháp này rất khó chịu.

Khi người bệnh ngộ độc bởi thuốc trừ sâu và chloroquin, người điều dưỡng phải rửa cẩn thận và chuẩn bị dụng cụ cấp cứu bên cạnh cùng sự hiện diện của bác sĩ.

Trong lúc rửa luôn luôn quan sát tình trạng người bệnh.

Phải ngưng rửa ngay khi người bệnh kêu đau bụng hay có máu trong nước chảy ra đồng thời báo ngay với bác sĩ.

Rửa dạ dày với động tác nhẹ nhàng tránh kích thích người bệnh gây nôn ói dẫn đến sặc.

Nếu cần xét nghiệm tìm chất ngộ độc nên lấy dịch rửa ra lần đầu tiên.

Nếu người bệnh hôn mê, nên dùng ống thông nhỏ hơn để động tác rửa được nhẹ nhàng, có thể dùng tube levine để rửa.

Người bệnh có thể nôn ói làm ống tụt ra cùng với dịch trong dạ dày, trường hợp này là có thể do ta cho lượng nước rửa quá nhiều trong một lần rửa (>500ml) nên cho người bệnh súc miệng lại và nghỉ vài phút rồi mới đặt lại để rửa.

Một lần cho nước vào không được quá 500ml, phễu cách dạ dày người bệnh khoảng 15-20cm, trước khi nước hết trong phễu, hạ thấp phễu xuống để áp dụng theo hệ thống bình thông nhau nước sẽ chảy ra ngoài dễ dàng.

Khi rửa phải cho nước vào liên tục tránh hơi vào dạ dày dể gây chướng bụng làm người bệnh khó chịu và nôn ói.

8.1. Nguy cơ hít sặc, viêm phổi hít do hít phải dịch từ dạ dày trào lên

Người bệnh có thể ho và thường hay nôn mửa khi ống chạm vào hầu, nên bảo người bệnh hít thở sâu bằng miệng để làm giảm bớt co thắt thực quản và phản xạ nôn.

Chắc chắn ống vào đúng dạ dày mới được cho nước vào rửa.

Khi người bệnh khó chịu hoặc tím tái cần rút ống ra ngay.

8.2. Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do tổn thương niêm mạc thực quản hoặc dạ dày

Khi đặt ống cần nhẹ nhàng, không nên dùng sức.

Khi rửa nếu thấy có máu chảy ra thì rút ống ra ngay.

9. Dọn dẹp dụng cụ

Xử lý các dụng cụ theo đúng qui trình khử khuẩn và tiệt khuẩn.

Trả những dụng cụ khác về chỗ cũ.

10. Ghi vào hồ sơ

Thời gian rửa.

Số lượng dịch rửa, loại dung dịch.

Tính chất dịch chảy ra.

Phản ứng của người bệnh nếu có.

Tên điều dưỡng thực hiện.

11. Lưu ý

Những người bệnh tim, có thai, suy kiệt, có tiền căn xuất huyết dạ dày, phải rửa dạ dày cẩn thận và nhẹ nhàng nên dùng ống thông mũi dạ dày (tube levine) để rửa.

Những người bệnh ngộ độc thuốc rầy hoặc chloroquin: điều dưỡng phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hồi sức trước khi rửa vì các loại thuốc này dễ gây kích thích hô hấp và tuần hoàn nên người bệnh có thể bị ngưng thở trong khi đang được rửa dạ dày.

Bảng 41.1. Bảng kiểm lượng giá kỹ năng soạn dụng cụ rửa dạ dày

SttNội dungThang điểm
012
1Rửa tay
2Trải khăn sạch
3Soạn các dụng cụ trên khăn:

ống thông dùng rửa dạ dày gọi là tube faucher

Kìm mở miệng

Gạc miếng

Ly đựng nước uống được

Bơm tiêm 50ml hoặc ống bơm hút

4Soạn các dụng cụ ngoài khăn:

Bồn hạt đậu

Khăn bông

Tấm cao su

Găng tay sạch

Xô đựng nước rửa (dung dịch rửa tuỳ theo y lệnh)

Ca múc nước

Xô đựng nước chảy ra

áo choàng nilon

Băng dán

Giấy lót

ống nghe

Giấy thử

ống nghiệm nếu cần

Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

Bảng 41.2. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng rửa dạ dày

SttNội dungý nghĩaTiêu chẩn cần đạt
1Báo giải thích cho người bệnhGiúp người bệnh an tâm và hợp tácân cần, cảm thông,

thấu hiểu

2Tư thế người bệnh nằm đầu cao, mặt nghiêng một bênTư thế giúp việc đặt ống thông qua mũi hầu dễ dàngNằm đầu cao 30o- 45o
3Trải nylon và khăn bông choàng trước ngực người

bệnh

Giúp người bệnh tiện nghi

tránh bị dính chất tiết

Tấm nylon và khăn có thể hứng chất tiết nếu có vương vãi ra ngoài
4Đặt bồn hạt đậuHứng dịch chảy raĐặt bồn hạt đậu cạnh má
5Tháo răng giả nếu cóTrong quá trình rửa có thể làm răng giả rớt vào hầu
6Đặt xô nướcChứa nước rửa raĐặt nơi thuận tiện (lót giấy nếu để dưới đất)
7Người điều dưỡng mặc áo choàng nylonBảo vệ cho người điều dưỡng tránh dính các chất dịch trong dạ dày
8Mang găng tay sạchGiảm nguy cơ lây nhiễmRửa tay nhanh
9Đo ống thông: từ miệng đến dái tai, từ trái tai đến dưới mũi ứcXác định chính xác độ dài từ mũi đến tâm vịKhông được chạm ống thông trên người bệnh trong khi đo ống
10Làm dấu bằng băng keo nhỏNhắc nhớ vị trí đã đoDùng miếng băng keo nhỏ dán quanh ống nơi

vị trí vừa đo

11Dùng kẹp mở miệng người bệnhNếu người bệnh không hợp tácĐộng viên khuyến khích người bệnh, nếu không được mới dùng kềm mở miệng
12Làm trơn ống thông bằng nướcĐặt ống thông dễ dàng qua miệng vào đến hầuLàm trơn ống, vẩy cho ráo nước ở đầu ống, có thể dùng chất trơn tan trong nước
13Đưa ống thông qua miệng đến ngã 3 hầu họng, bảo người bệnh nuốtHạn chế sự tổn thương niêm mạc thực quản trong khi

đặt ống

Đăt ống vào bằng với khoảng cách đo từ mũi

đến trái tai

14Tiếp tục đưa ống vào theo động tác nuốt của người bệnh, đẩy nhẹ nhàng tớí vị trí làm dấuHạn chế tổn thương niêm mạc thực quảnĐặt theo nhịp nuốt của người bệnh
15Kiểm tra ống thông:

Hút dịch vị, thử bằng giấy qùi.

Nghe hơi vùng thượng vị.

Xác định chính xác ống thông vào đúng trong dạ dàyKiểm tra từng cách một, cách rút dịch thử trên giấy thử là cách tốt nhất để xác định ống có vào đúng trong dạ

dày chưa

16Dùng băng keo cố định ốngTránh sút ống ra ngoàiDùng băng keo cố định ống ở khoé miệng

người bệnh

17Để người bệnh nằm đầu thấpGiúp dịch chảy ra dễ dàng trong khi rửa theo trọng lựcNằm đầu thấp khoảng 150
18Đổ nước vào phễu mỗi lần từ 300ml – 500ml rồi cho dịch chảy raRửa đến khi nước ra trongCho nước vào chú ý khi còn một ít nước trong phễu hạ nhanh xuống cho dịch chảy ra (theo nguyên tắc bình thông nhau)
19Lấy dịch dạ dày gởi xét nghiệm nếu cầnTìm chất gây ngộ độcNên lấy dịch dạ dày lúc rút ra lần đầu tiên
20Trong lúc rửa phải luôn lưu ý tình trạng người bệnhTheo dõi các phản ứng của người bệnh giúp phát hiện các tai biến xảy raLuôn quan sát sắc mặt người bệnh, đặc biệt là những trường hợp ngộ độc thuốc rầy hoặc chloroquine
21Khi rửa xong, rút ống: bẻ gập ống vài đoạn và rút từ từ raTránh dịch trong ống thông rơi vào hầuCầm gọn gàng tránh

để chất tiết rơi vãi ra ngoài

22Cho người bệnh súc miệngNgười bệnh sẽ có cảm giác khó chịu trong miệngĐộng tác ân cần
23Dọn dẹp dụng cụ, giúp người bệnh tiện nghiGiúp người bệnh tiện nghiDùng khăn choàng qua ngực lau mũi miệng người bệnh
24Ghi hồ sơ, gửi mẫu nghiệm lên phòng xét nghiệm (nếu cần).Theo dõi và quản lý người bệnhGhi lại những công việc đã làm
SttNội dungThang điểm
012
1Kiểm tra dụng cụ đầy đủ
2Báo giải thích cho người bệnh
3tư thế người bệnh nằm đầu cao, mặt nghiêng một bên
4Trải nylon và khăn bông choàng trước ngực người bệnh
5Đặt bồn hạt đậu dưới cằm người bệnh
6Tháo răng giả nếu có
7Đặt xô hứng nước nơi thuận tiện (lót giấy nếu để dưới đất)
8Người điều dưỡng mặc aó choàng nylon
9Mang găng tay sạch
10Đo ống thông: từ miệng đến dái tai, từ trái tai đến dưới mũi ức
11Làm dấu bằng băng keo nhỏ
12Dùng kẹp mở miệng người bệnh (nếu cần)
13Làm trơn ống thông bằng nước
14Đưa ống thông qua miệng đến ngã 3 hầu họng, bảo người bệnh nuốt
15Kiểm tra xem ống có cuộn trong miệng không
16Tiếp tục đưa ống vào theo động tác nuốt của người bệnh, đẩy nhẹ nhàng tới vị trí làm dấu
17Kiểm tra ống thông:

Hút dịch vị, thử bằng giấy qùi

Nghe hơi vùng thượng vị

18Dùng băng keo cố định ống ở khoé miệng người bệnh
19Người bệnh nằm đầu thấp khoảng 150
20Nước vào phễu mỗi lần từ 300-500ml, khi còn một ít nước trong phễu hạ nhanh xuống cho dịch chảy ra (theo nguyên tắc bình thông nhau)
21Nếu cần xét nghiệm nên lấy dịch dạ dày rút ra lần đầu
22Tiếp tục rửa nhiều lần cho đến khi sạch
23Trong lúc rửa phải luôn quan sát sắc mặt người bệnh
24Khi rửa xong, rút ống: bẻ gập ống vài đoạn và rút từ từ ra
25Cho người bệnh súc miệng
26Tháo găng tay
27Dọn dẹp dụng cụ, giúp người bệnh tiện nghi
28Ghi hồ sơ, gửi mẫu nghiệm lên phòng xét nghiệm (nếu cần).
Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

Bảng 41.3. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng rửa dạ dày

0/50 ratings
Bình luận đóng