Tên khoa học:

Platycodon grandiflorum (Jacq) ADC. var. glaucum Sieb. et Zucc. Họ khoa học: Họ Hoa Chuông (Campanulaceae).

Tên khác:

Khổ cát cánh, Bạch cát cánh, Ngọc cát cánh

Nguồn gốc:

Đây là rễ Cát cánh khô. Cây Cát cánh mọc nhiều ở các tỉnh An huy, Giang tô và Sơn đông của Trung quốc. Cây trồng bằng hạt đang được di thực vào nước ta. Sau khi đào rễ về rửa sạch, bỏ tua rễ, bỏ vỏ ngoài hoặc không bỏ vỏ phơi khô, tẩm nước cắt lát dùng.

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Cát cánh

Đây là những miếng mỏng thái vát hình bầu dục hoặc các hình dạng không đồng đều nhau. Bề ngoài có mầu trắng hoặc mầu trắng vàng nhạt, mặt cắt phấn vỏ có mầu trắng vàng nhạt, khá hẹp, hình thành các vòng tuổi, rất rõ, màu be nhạt; phần chất gỗ rộng, có các đường vân hình tên bắn và các khe nứt tương đối nhiều, chất chắc mà giòn, dễ bẻ gẫy, có miếng ở mặt cắt có hình các hạt. Loại nào khô, rễ dài, mập, chất rắn chắc, màu trắng, vị đắng là loại tốt.

Thành phần hóa học:

Polygalain acid, platycodigenin, alpha-spinasterol, a -spinasteryl-b -D-glucoside, stigmasterol, betulin, platycodonin, platycogenic acid, A,B,C glucose. Theo các nghiên cứu thời nay, Cát cánh có tác dụng long đờm, chống viêm nhiễm, hạ bớt đảm cố thuần v.v…

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, dâm mát.

Khí vị:

Vị cay, đắng, ngọt, bình, hơi ôn, không độc, vào kinh Thủ thiếu âm và Thủ thái âm, vào cả kinh Túc dương minh, tính nổi mà đưa lên, là dương ở trong âm dược, Trần bì làm sứ, sợ Bạch cập, Long nhãn, Long đởm.

Chủ dụng:

Chữa trúng ác, cổ độc, phong nhiệt, suyễn thở, mở Cách mạc, lồng ngực, lợi cho Phế kim, trừ khí tắc nghẽn ở Thượng tiêu, làm mát đầu và mắt, giải mọi thứ phong, tán tà hàn lạnh ở ngoài da, khu trừ đau nhói bên hông, thông mũi nghẹn tắc, chữa yêt hâu sưng đau như thân. Trừ nhiệt ở Phế, trị ho mà hạ đờm dãi, trị nhọt mọc trong Phế, tiêu mủ hôi mà dưỡng huyết mới, bớt giận dữ, khỏi hồi hộp, chữa trẻ em kinh giản, cùng dùng với Cam thảo để chuyên chở các vị thuốc khác đi lên, không cho trụy xuống, dẫn Đại hoàng có thể đi lên ví như loài sắt đá muốn qua sông không dùng thuyền thì không chở được; lại nói chữa hết thảy các chứng thuộc thực như mụn nhọt ở ngoài biểu, mượn nó để dẫn thuốc đi lên trên và đi ra ngoài.

Hợp dụng:

Cùng dùng với Mẫu lệ, Viễn chí thì chữa chứng hay giận dữ, cùng dùng với Thạch cao, Thông bạch có thể dẫn khí ở dưới chí âm lên, cùng dùng với Tiêu, Hoàng có thể đưa lên chỗ rất cao trong lồng ngực, phân lợi được ngũ tạng và Tràng Vị.

Cách chế:

Bỏ đầu và cành phụ 2 bên, tẩm nước Gạo 1 đêm, sấy khô dùng.

Nhận xét:

Cát cánh có khả năng dẫn các vị thuốc đi lên, lại có khả năng hạ khí xuống và vì nó vào tạng Phế, Phế kim đủ quyền lực thì trọc khí phải đi xuống. Người xưa dùng vào trong thuôc khơi thông khí huyêt, cùng trong mọi chứng uất đờm hỏa, kiết lỵ cũng là một nghĩa đó, nếu bệnh không thuộc về tạng Phế thì dùng nó vô ích.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Thương hàn luận”

Bài Cát cánh thang

Cát cánh, Cam thảo. Hai vị bằng nhau, cùng tán nhỏ, dùng ngậm nuốt dần ít một. Thuốc dùng cho người viêm họng, viêm amidan đơn thuần, không sốt, không ớn lạnh. Nếu viêm họng người nóng rét, mạch phù thì xử lý như bệnh Thái dương, dùng bài Cát căn gia cát cánh thạch cao thang.

“Thương hàn luận”

Bài Tam vật bạch tán

Cát cánh 1,2g, Bối mẫu 1,2g, Ba đậu 0,4g. Trị hàn thực kết hung, đờm dãi ủng thịnh, khó thở, mạch trầm khẩn.

“Y học tâm ngộ”

Bài Chỉ thấu tán

Cát cánh        100g  Tử uyển              100g

Kinh giới       100g Bách bộ               100g

Bạch tiền (chưng) 50g Trần bì (bỏ cùi trắng) 50g Chích Cam thảo 50g

Cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 2-3 g trước khi ăn, hoặc trước khi ngủ. Sơ cảm phong hàn dùng nước sắc Sinh Khương làm thang.

Có tác dụng chỉ khái, hóa đờm, kiêm giải biểu tà.

Trị ho do ngoại cảm, khó khạc đàm, mạch phù hoãn.

“Chỉ thống phương” Bài Thanh yết ninh phế thang

Bài Thanh yết ninh phế thang

Cát cánh 8g, Tiền hồ 4g, Tri mẫu 4g, Chi tử 4g, Tang bạch bì 4g, Bối mẫu 4g, Hoàng cầm 4g, Cam thảo 4g.

Sắc, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa nhiệt làm ủng tắc Phế khí, khải thấu, khản tiếng.

“Chỉ thống phương”

Bài Thanh kim hóa đàm thang

Hoàng cầm 5g, Chi tử 4g, Cát cánh 6g, Tri mẫu 4g, Quất hồng 10g, Bạch linh 10g, Mạch môn đông 10g, Tang bạch bì 4g, Bối mẫu 10g, Qua lâu nhân 5g, Cam thảo 1-2g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Trị khái thấu đờm sắc vàng, huyết lạc bị ứ trệ, hơi thở nóng, họng khô đau và các chứng đờm trệ.

“Nhiếp sinh chứng diệu phương”

Bài Kinh phòng bại độc tán

Kinh giới 8g, Độc hoạt 8g, Sài hồ 8g, Bạch linh 8g, Phòng phong 8g, Khương hoạt 8-16g, Xuyên khung 6g, Tiền hồ 6g, Cát cánh 6g, Chỉ xác 6g, Cam thảo 4g, Bạc hà 4g, Gừng tươi 3 nhát.

Chuyển thành thuốc thang, sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

Có tác dụng phát tán phong hàn, giải nhiệt, chỉ thống.

Trị bệnh ngoại cảm phong hàn, thấp, sốt, sợ lạnh, đầu đau hoặc tay, chân và toàn thân đau, ho có đờm, ngực và hông sườn đầy tức, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch phù sác.

Biểu hàn rõ (sợ lạnh, phát nhiệt, đầu đau, không ra mồ hôi) mà lý nhiệt cũng rõ (họng đau, sưng đỏ, đầu lưỡi đỏ, miệng khô) có thể bỏ Độc hoạt, Xuyên khung, thêm Ngân hoa, liên kiều, Ngưu bàng, Bản lan căn, Lô căn là thuốc thanh nhiệt để giải biểu, thanh lý.

Trẻ nhỏ cảm mạo, sốt cao, co giật, lúc dùng bài này có thể thêm Thiền y, Câu đằng, Chu sa, Đăng tâm.

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Cấm uống quá liều lượng.

Người bị lao phổi, ho lâu ngày, viêm phế quản ho khan ít đờm, kiêng uống riêng 1 vị Cát cánh với lượng nhiều và thời gian kéo dài.

Người viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày kiêng uống nhiều.

Phàm chứng hư ở dưới và khí nghịch đưa lên thì cấm dùng.

Các bài thuốc thường dùng:

Cát cánh ẩm (thuốc sắc Cát cánh)

Cát cánh 9g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Dùng cho người bị ho nhiều đờm, buồn bực khó chịu trong ngực, đau họng, khản tiếng v.v…

Cát cánh cam thảo thang (thang Cát cánh, cam thảo)

Cát cánh 50g – Cam thảo 100g

Sắc 2 nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Dùng cho người phổi sưng nôn ra mủ, vết thương mung mủ nhưng chưa loét.

Cát cánh ngư tinh thảo thang (thang Cát cánh, rau giấp cá)

Cát cánh 15g – Rau giấp cá 36g

Sắc 2 nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng cho người bị viêm phổi, viêm phế quản mạn tính

Tiêu viêm ẩm (thuốc uống tiêu viêm)

Cát cánh 10g – Sinh địa 30g

Mạch đông 12g – Cam thảo 5g

Sắc 2 nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Dùng cho người viêm amiđan cấp tính.

Phúc phương Cát cánh ẩm (Cát cánh sắc kép)

Cát cánh 10g – Rễ sơn đậu 20g

Hoa kim ngân 6g – Mạch môn đông 8g

Sắc 2 nước. Uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Dùng cho người viêm họng cáp tính.

Cát cánh kha tử ẩm (thuốc sắc Cát cánh kha tử)

Cát cánh sao 5g – Kha tử nướng 5g

Cam thảo sao 2g – Thục địa 6g

Sắc 2 nước, uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Dùng cho người bị viêm thanh đới.

Cát cánh tán (thuốc bột Cát cánh)

Cát cánh 30g, nghiền thành bột mịn. Dùng cho người bị đau sút lưng cấp tính. Chia làm 2 lần, uống với hoàng tửu, ngày uống 1 lần, nếu tái phát, ngày uống hai lần. Uống xong lên giường nằm nghỉ.

Cát cánh qua nhân thang (thang Cát cánh hạt bí)

Cát cánh 15g – Rau giấp cá 30g

Nhân hạt bí đao 12g – Cam thảo 6g

Sắc 2 nước, uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Dùng cho người bị u phổi, ho đờm có mủ, viêm phổi thuỳ

Huyền mạch cam cát trà (trà huyền mạch, cát cam)

Huyền sâm 9g – Cát cánh 9g

Mạch môn đông 9g – Cam thảo 3g

Các Vị trên nghiền thành bột mịn, trộn đều, rây nhỏ, chia làm 2 gói, mỗi lấn 1 gói, ngâm nước sôi uống.

Bài thuốc nay giảm ho tiêu suyễn, dùng cho người bị ho do phế âm bất túc.

Nhuận phế chỉ khái trà (chè nhuận phổi giảm ho)

Huyền sâm 60g – Cát cánh 30g

Mạch môn đông 60g – Cam thảo 15g

Ô mai 24g

Nghiền chung thành bột mịn, trộn đều, đựng vào túi, mỗi túi 18g. Hãm nước sôi, uống thay trà. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 gói.

Chủ trị các bệnh âm hư nội nhiệt, khô nước bọt, miệng khát, ho rất ít đờm, đờm đặc khó long, họng bất lợi, tiếng nói khản đặc.

0/50 ratings
Bình luận đóng