Bệnh ỉa chảy mạn tính có thể xuất hiện trong nhiều loại bệnh, ở đây chỉ bệnh ỉa chảy do chức năng ruột rối loạn gây nên, bao gồm các loại ỉa chảy do kết tràng dị ứng, tinh thần, tiêu hoá không tốt. Biểu hiện của triệu chứng này có: đau bụng chướng khí, sau khi trung tiện, đại tiện xong thấy dễ chịu hoặc khỏi đau, phân đặc và phân loãng lẫn lộn. Loại ỉa chảy có kèm theo các hiện tượng như bụng cảm thấy lạnh, chân tay lạnh, sợ rét, sáng sớm đau bụng đi ỉa, loại này đông y gọi là ỉa chảy do tì thận hư hàn. Nếu ăn không ngon, tiêu hoá kém, bụng chướng khí, sau khi trung tiện, đại tiện xong thấy dễ chịu hoặc khỏi đau, phân đặc và phân loãng lẫn lộn. Loại ỉa chảy có kèm theo các hiện tượng như bụng cảm thấy lạnh, chân tay lạnh, sợ rét, sáng sớm đau bụng đi ỉa, loại này Đông y gọi là ỉa chảy do tỳ thận hư hàn. Nếu ăn không ngon, tiêu hoá kém, bụng chướng khí và có cảm giác nặng bụng, chân tay năng nề mỏi mệt gọi là ỉa chảy do tì vị khí hit, tính thần bực bội thì mót ỉa, ỉa xong thì đỡ đau bụng, loại này gọi là ỉa chảy do can vượng khắc tỳ.
Quá trình bệnh ỉa chảy thường kéo dài, tái phát nhiều lần, có khi vài tháng, vài năm không khỏi.
Nội dung điều trị
Tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cố gắng tránh.
Tinh thần ổn định, có lợi cho việc điều chỉnh công năng của ruột và dạ dầy.
Ăn những thứ dễ tiêu hoá, ít cặn bã, không nên ăn những thứ lạnh và sống (bao gồm hoa quả và rau sống).
Kiêng ăn tỏi sống. Chất cay của tỏi sẽ kích thích thành ruột làm cho ỉa chảy tăng thêm.
Hồng táo, hoài sơn dược, hạt dẻ, biển đậu, gạo nếp, hạt sen làm cho tỳ khoẻ, ruột dầy chống ỉa chảy, nên ăn nhiều, táo cũng có khả năng chống ỉa chảy, nên ăn nhiều táo để nấu chín.
Giảm bớt việc sinh hoạt vợ chồng, để cho tình khí từ thận được bồi bổ.
Phương pháp điều trị
Phương thuốc hiệu nghiệm
- Hậu phác, ngũ vị tử, vỏ thạch lựu, ô mai, hoàng kỳ mỗi thứ 10 gam. kê nội kim (màng vàng mề gà) 3 gam, mỗi ngày một thang, sắc làm hai lần.
- Sài hồ 15 gam, bạch thược 20 gam, quả chấp 10 gam, cam thảo 6 gam, bán hạ 15 gam, trần bì 12 gam. phục linh 30 gam, mỗi ngày 1 thang, sắc làm hai lần. Dùng cho người ỉa chảy và táo bón lẫn lộn, trong phân có nhiều chất nhầy.
- Bột đá đỏ, gạo rang tiểu mạch, táo tầu mỗi loại 30 gam, cam thảo 10 gam, mỗi ngày một thang, sắc làm 2 lần. Dùng cho những người ỉa chảy vì tinh thần căng căng thẳng, xúc động quá mức.
Điều trị bằng ăn uống.
- Lột ít cháy cơm, hạt sen rang chín nghiền thành bột, trộn thêm một ít đường trắng, mỗi lần ăn khoảng 50 gam, ngày 3 lần.
- Cật lợn 2 quả, xương lợn 30 gam, nấu chín ăn cái và húp nước. Dùng cho người thận khuy hư hàn.
Điều trị bên ngoài
- Phương pháp xoa bụng. Để bàn tay về phía hông trái rồi từ từ xoa ngược chiều kim đồng hồ sang bên hông phải, cứ thế khoảng 6 phút, lại xoa quanh rốn và dưới rốn 6 phút, tốt nhất là cảm thấy nóng thì thôi, mỗi ngày vài lần.
- Phương pháp xoay mông: hai tay chống mạnh, hai chân đứng rộng ngang vai, hai gối hơi khuỵu, mông đít xoay theo chiều ngược kim đồng hồ trái trước phải sau, mỗi ngày nhiều lần.
- Phương pháp xoa bóp huyệt: ấn mạnh hai huyệt thiên khu (cách hai bên rốn 2 tấc) và huyệt túc tam lí khoảng năm phút.
Ba phương pháp xoa bóp cùng làm thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
- Tỏi một củ, gừng sống 3 miếng giã nhỏ đắp vào rốn, lấy lấy băng dính lại, mỗi tối thay một lần.
- Một ít bổ cốt chỉ, ngô thù du, nhục đậu khấu, phụ tải, ngũ linh chỉ, ngũ vị tử, bạch thược, ô dược, sao bồ hoàng, anh túc xác, nghiền nhỏ cho vào túi vải, buộc vào bụng, hai tuần thay một lần.
Những việc cần lưu ý
- Người trung tuổi và người già mắc bệnh ỉa chảy mạn tính, chữa lâu không khỏi, không được coi thường, phải hết sức cảnh giác, để tránh khỏi nhầm bệnh do ung thư ruột hoặc ung thư gan gây nên.
- Uống thuốc quá nhiều loại sẽ gây rối loạn công năng đường ruột, lúc này nếu ngừng uống thuốc nghỉ ngơi, có thể sẽ khỏi bệnh.
- Bệnh ỉa chảy mạn tính rất dễ tái phát, phải chữa triệt để. Sau khi chữa khỏi bệnh, nếu không kiên trì củng cố thì sẽ công toi, bệnh lại tái phát.