Hiếu động bệnh lý của trẻ em là một loại bệnh của trẻ con mà chưa rõ nguyên nhân. Nhiều học giả cho rằng, do đại não phát triển chậm, hệ thần kinh hình thành chậm gây nên, cũng có thể có quan hệ mật thiết với các nhân tố như: di truyền, não bị chấn thương, hóc môn nội tiết thất thường. Đặc trưng của bệnh này là: hiếu động, sức chú ý không thể tập trung được, tinh thần không ổn định, nóng nảy, bướng bỉnh. Có khi phát triển thành tính công kích, tính phá hoại, thậm chí trở thành thiếu niên phạm tội. Những biểu hiện bất thường đó, ở một số trẻ con đã nhớ lại thời kỳ sơ sinh. Nhưng đại bộ phận trẻ con mắc bệnh này thì sau thời thanh xuân bệnh tình giảm đi hoặc mất hẳn.
Phương pháp chữa bệnh của tây y chủ yếu là thuốc gây hưng phấn ở trung khu thần kinh. Phương pháp chữa bệnh của đông y thì chủ yếu là: bổ thận ích não, an thần thông suốt.
Nội dung chữa bệnh
Bệnh này là một bệnh mãn tính khá ngoan cố. Chữa bệnh này phải phối hợp ba mặt; gia đình, nhà trường và thầy thuốc và phải kiên trì chữa bệnh mới có hiệu quả.
Đối với trẻ mắc bệnh không được ghét bỏ, trừng phạt, làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ, phải kiên trì giáo dục và rèn luyện, nếu thấy trẻ tiến bộ thì phải kịp thời động viên.
Ăn uống, ngoài việc ăn đa dạng, nhiều dinh dưỡng ra, còn cần phải ăn những thứ có tác dụng bổ thận ích não như: vừng đen, hồng táo, đậu đen, hồ đào, hạt thông, tim, não, gan, thận động vật, sữa và hải sản. Buổi sáng nên ăn nhiều thịt cá, bổ sung thành phần A bumin, giảm bớt lượng đường trong gạo, bột mì v.v…
Nên uống nhiều trà và cà phê, những thứ này có ích cho việc chữa bệnh, nhưng không nên uống vào buổi tối.
Hạn chế trẻ con nghịch ngợm quá nhiều, để tránh mệt mỏi. Đồng thời bảo đảm cho trẻ ngủ đầy đủ.
Phương pháp chữa bệnh
Phương thuốc hiệu nghiệm
- Thục địa tươi 10 gam, mai rùa 12 gam, tri mẫu 10 gam, hoàng bá 5 gam, xương rồng ông, mỗi thứ 12 gam, viễn chi 5 gam, Xương bồ 6 gam, sơn thù du 5 gam, hoài sơn dược 10 gam, phục linh 6 gam, mỗi ngày 1 thang, sắc làm 2 lần.
- Xương bồ 15 gam, viễn chí 4,5 gam, cuối ngày 1 thang, sắc làm 2 lần.
Phương pháp khác
Điều chỉnh tinh thần, phương pháp này do người nhà thực hiện. Sau khi quan sát tỉ mỉ sở thích vui chơi, màu sắc, nghe chuyện, nhân vật v.v… của trẻ rồi định ra kế hoạch phù hợp với những sở thích của trẻ để rèn luyện khả năng chú ý của nó, về nguyên tắc phải từ đơn giản đến phức tạp, từ ngắn đến dài, làm theo tuần tự. Trong quá trình rèn luyện, dù có không đạt hiệu quả, cũng không trách móc. Kiên trì thực hiện vài tháng, sức chú ý, sự kiên nhẫn của trẻ nhất định được cải thiện. Phương pháp này kết hợp với thuốc men thì hiệu quả càng cao.
Những việc cần lưu ý.
- Dùng các loại thuốc tây như lithalin, phi rôlin sẽ xuất hiện hiện tượng kém ăn, đau đầu, buồn nôn, mất ngủ v.v… liền ngừng không cho uống thuốc, sẽ ảnh hưởng đến kết quả chữa bệnh. Thực ra những phản ứng đó chỉ xảy ra khi mới uống thuốc, kiên trì một thời gian sẽ khỏi. Để giảm bớt tác dụng phụ, kéo dài tác dụng của thuốc, có thể thay đổi cách uống thuốc của trẻ con như: ngày nào trẻ không đi học thì ngừng thuốc, uống thuốc sau khi ăn cơm, không uống thuốc buổi tối v.v…
- Trước tuổi đi học (trước 6 tuổi) trẻ con uống lithalin sẽ có phản ứng phụ khá mạnh, nên phải cẩn thận.
- Trẻ con uống nhầm thuốc ngủ, làm cho khả năng tự khống chế giảm xuống.