Kiết lỵ là một loại bệnh truyền nhiễm đường ruột do vi khuẩn kiết lỵ gây nên, là một trong những loại bệnh đường ruột cấp tính thường thấy trong mùa hè và mùa thu. Đặc điểm lâm sàng của loại bệnh này là tăng thân nhiệt, đau bụng, ỉa chảy, mót ỉa mà không ỉa được, ỉa ra máu và mủ.
Đông y chia kiết lỵ làm bốn loại:
1. Thấp nhiệt lỵ
Triệu chứng: đau bụng, ỉa chảy, mót ỉa mà không ỉa được, ỉa ra máu, mủ, hậu môn nóng, nước tiểu ít, đỏ. Phương pháp chữa bệnh chủ yếu là làm mát mẻ, điều hoà khí huyết lưu thông.
- Dịch độc lỵ (kiết lỵ vì trúng độc)
Triệu chứng: phát bệnh nhanh, sốt cao, khát nước, đau bụng khó chịu, muốn ỉa mà khó ỉa, ỉa ra máu, mũi màu tím, có người nặng quá bị ngất. Chữa bệnh chủ yếu là làm mát máu giải độc.
- Hàn thấp lỵ
Triệu chứng: đau bụng, mót ỉa mà khó ỉa, phân màu đỏ, trắng, trắng nhiều đỏ ít hoặc toàn chất nhầy màu trắng, không ãn mà chướng bụng, tinh thần mệt mỏi.v.v.. chữa bệnh chủ yếu là làm ấm bụng, khí huyết lưu thông, tiêu trừ chướng khí.
- Hưu tức lỵ (bệnh lỵ mạn tính) triệu chứng
Bệnh lỵ lúc khỏi, lúc phát trước khi đại tiện đau bụng, muốn ỉa mà khó ỉa, trong phân có chất nhầy, tinh thần mệt mỏi, kém ăn sợ lạnh.v.v. Chữa bệnh chủ yếu là tăng nhiệt kiện tì.
Nội dung chữa bệnh
- Người mắc bệnh lỵ mạn tính cần chú ý vệ sinh ăn uống, không uống nước lã, không ăn hoa quả không sạch sẽ, không ăn thực phẩm biến chất, đói no phải có điều độ, không uống rượu, mùa hè và mùa thu tránh chỗ mát lạnh để bảo đảm cho công năng bình thường của tì, vị.
- Bát đĩa, quần áo của người bị bệnh cấp tính phải đem nước sôi khử trùng, phân và nước tiểu phải cho thuốc khử trùng để hai tiếng mới được đổ đi.
- Người bị ỉa chảy nhiều phải uống nhiều nước (thêm ít muỗi) để khỏi mất nước.
- Phải giữ cho tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, bực bội quá mức.
- Phải rèn luyện thói quen trước khi ăn và sau khi đại tiện phải rửa tay sạch sẽ.
- Phải chú ý cách li và nằm nghỉ trên giường.
- Người bệnh phải ăn chất lỏng, mềm (cháo, bột) kiêng cay, đắng, sống, lạnh và dầu mỡ.
Phương pháp chữa bệnh
Phương thuốc hiệu nghiệm
- Cây bạc đầu 30 gam, xuyên liên 5 gam, mộc hương 6 gam, ngân hoa 15 gam, cam thảo 5 gam, sắc uống, ngày 2 lần. Dùng cho thấp nhiệt lỵ.
- Hoàng liên 6 gam, địa du 30 gam, sắc uống, ngày 2 lần. Dùng cho dịch độc lỵ.
- Lá hoàng kinh tươi 150 gam, cô đặc lấy nước, một ngày chia làm ba lần uống hết. Dùng cho hàn thấp lỵ.
- Gừng khô 10 gam, bạch thuật 15 gam, hoài sơn dược 30 gam, sắc uống, ngày 2 lần. Dùng cho hưu tức lỵ
Chữa bệnh bằng ăn uống
- Gạo tẻ 50 gam, ý dĩ nhân 30 gam, rau sam 30 gam nấu cháo ăn, ngày 2 lần. Dùng cho thấp nhiệt lỵ.
- Cá diếc sống 500 gam, tỏi 2 củ. Rửa sạch cá, bóc vỏ tỏi, cho vào nấu canh cho thêm gia vị để ăn, ngày một lần. Dùng cho dịch độc lỵ.
- Gạo tẻ 50 gam, gừng 20 gam, ý dĩ nhân 30 gam, nấu cháo ăn, ngày 2 lần. Dùng cho hàn thấp lỵ.
- Gạo tẻ 50 gam, ý dĩ nhân 30 gam, gừng sống 10 gam, hồng táo 10 quả, nấu cháo ăn, ngày 1 đến 2 lần. Dùng cho hàn thấp lỵ.
Điều trị bên ngoài
- Bột bạch hồng thảo 0,6 gam, cho dấm quấy thành hồ đắp vào rốn, dùng vải màn buộc lại, mỗi ngày thay một lần. Dùng cho thấp nhiệt lỵ và dịch độc Iỵ
- Một vài hạt thầu dầu nghiền thành bột quấy với dấm đắp vào rốn và hai gan bàn chân (huyệt dũng tuyền) cố định bằng vải màn, ngày thay một lần. Dùng cho hàn thấp lỵ và mạn tính lỵ.
Những việc cần lưu ý.
- Mới bị bệnh mà dùng ngay thuốc cấp ỉa chảy, sẽ sinh ra hiện tượng đóng cửa giữ giặc.
- Bệnh lỵ phải chữa triệt để, tránh biến thành mạn tính hại tới sức khoẻ.
- Dịch độc lỵ đến rất nhanh, bệnh tình nghiêm trọng, biến chứng nhanh, không được chậm trễ, phải đưa đi bệnh viện ngay.
- Sau khi khỏi bệnh, không nên bồi bổ ngay, nhất là thức ăn nhiều mỡ, chỉ nên bồi dưỡng từ từ, nếu không, không những vô ích mà còn có hại.