Đau răng là bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Khi bị đau răng thì ta thường tự hỏi: nguyên nhân đau răng là do đâu? Đau răng cách chữa như thế nào nhanh nhất, để có hiệu quả tốt? Đau răng có ảnh hưởng dây thần kinh không? Có nên nhổ răng khi đau răng không?

Nguyên nhân bị đau răng

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau răng là bởi sâu răng, bệnh nướu răng, viêm lợi, vỡ răng, nha chu, hoặc bất kỳ chấn thương nào của răng… Dù là bởi nguyên nhân gì đi nữa thì bất kì ai khi bị đau răng cũng cảm khó chịu và bất tiện. Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng. Sâu răng gây ê buốt khi có nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu trong giai đoạn này, răng sâu được chữa trị kịp thời thì sẽ tránh được bệnh tủy răng. Ngoài ra, bệnh tủy răng còn có thể do các nguyên nhân khác như vỡ hay mẻ răng, do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, viêm tủy do viêm quanh răng.Chữa đau răng nhanh nhất Chữa đau răng nhanh nhất

Dấu hiệu và triệu chứng của đau răng do bệnh tủy răng

Đau răng do viêm tủy răng là nguyên nhân hàng đầu gây đau răng. Viêm tủy răng có thể là viêm cấp hoặc viêm mạn. Viêm cấp gây ra những cơn đau dữ dội, viêm mạn có thể đau cơn hoặc đau liên tục, cường độ đau ít hơn viêm cấp.

Đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt hoặc chỉ đau mà không buốt. Mỗi cơn đau răng thường kéo dài 3-30 phút, có thể đau răng mức độ nhẹ tại chỗ hoặc đau răng dữ dội lan ra xung quanh và lên đầu, đau có thể giật theo mạch nhịp đập. Cơn đau răng xuất hiện tự nhiên hoặc sau khi có kích thích hoặc thay đổi áp suất (ví dụ đi máy bay), khi hết cơn đau răng bệnh nhân lại thấy dễ chịu hoàn toàn. Đau tủy răng là một cấp cứu nha khoa, nhiều trường hợp bệnh nhân đau răng mà uống thuốc giảm đau không tác dụng. Khi người bệnh nhai vào răng viêm tủy thì hơi đau, có thể có cảm giác răng lung lay. Nếu không được điều trị thì đau tủy kéo dài tới khi tủy chết, nhiều người bệnh chủ quan cho rằng răng đã tự khỏi mà không biết rằng nhiễm khuẩn sẽ đi ra vùng quanh chóp chân răng. Răng viêm tủy có thể có lỗ sâu, vỡ rạn răng, mòn răng hoặc viêm nha chu.

Bệnh viêm tủy răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau nhức răng
Bệnh viêm tủy răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau nhức răng

Hậu quả của đau răng do viêm tủy răng

Tủy răng viêm sẽ bị sung huyết. Tuy nhiên, tủy răng được bao bọc bởi một vỏ cứng nên không thể phồng lên được, điều này dẫn đến tăng áp suất trong buồng tủy gây chết tủy. Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng.

Chữa đau răng do bệnh tủy răng

Bệnh nhân đau răng do tủy răng có thể dùng thuốc giảm đau tạm thời. Khi dùng thuốc phải chú ý tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa và tác dụng toàn thân khác. Cần phải khẩn trương đến bác sĩ răng hàm mặt để điều trị triệt để bệnh tủy răng.

Bệnh nhân có răng bị đau tủy cần tới bác sĩ nha khoa để khám chẩn đoán bệnh và tình trạng mô răng. Nếu răng có chỉ định nhổ thì nên nhổ răng sớm để loại bỏ triệu chứng đau, nếu răng có chỉ định bảo tồn thì sẽ được điều trị tủy. Nếu bệnh nhân đau răng ít, cơn đau ngắn (3-5 phút) thì có thể theo dõi tủy răng, nếu răng bị sâu thì cần làm sạch ngà mủn vì ngà mủn có nhiều vi khuẩn, rồi trám kín bằng hydroxit canxi, tránh kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu đau răng giảm thì không cần lấy bỏ tủy răng, thời gian theo dõi khoảng sáu tháng. Nếu đau răng tăng lên thì cần lấy bỏ tủy, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây tê tại chỗ quanh chân răng và khoan mở tủy, lấy sạch tủy và tạo hình hệ thống ống tủy để các ống tủy có hình thuôn thích hợp cho việc hàn kín ống tủy.

Hiện nay có nhiều loại dụng cụ nong và phương pháp tạo hình ống tủy nhưng đều có đặc điểm chung là dùng các lưỡi cắt trên cây nong ống tủy để lấy bớt ngà ở thành ống tủy và mở rộng ống tủy, trong quá trình nong rộng này không được đưa dụng cụ đi ra ngoài chóp răng. Việc lấy bỏ tủy và nong rộng ống tủy đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ, có những trường hợp ống tủy nhỏ phải nong ống tủy rộng ra rồi mới lấy được hết tủy. Trong quá trình nong rộng ống tủy sẽ tạo ra các mùn ngà, một phần việc quan trọng là không được đẩy các mùn ngà xuống chóp chân răng. Quá trình nong rộng ống tủy phải kết hợp với bơm rửa nước natri hypochlorid 2,5% và các dung dịch bôi trơn để đưa các mùn ngà ra ngoài.

Sau khi ống tủy đã được làm sạch và tạo hình thuôn thích hợp cho việc trám kín thì bác sĩ nha khoa sẽ đo chiều dài ống tủy bằng máy đo độ dài (máy apex locator), làm khô ống tủy và hàn ống tủy bằng gutta-percha, đây là một loại nhựa cây có tính dẻo tương đối, chảy lỏng khi làm nóng và được bơm vào ống tủy. Quá trình hàn ống tủy được kiểm soát bằng X-quang, gutta-percha có đặc tính khi nguội sẽ co lại, do đó gutta-percha sau khi nguội sẽ được ép chặt vào các thành ống tủy bằng các cây lèn thích hợp, sau đó bác sĩ tiếp tục bơm thêm gutta-percha, lỗ sâu thân răng sẽ được hàn bằng amalgam hoặc composite.

Phòng ngừa đau răng do bệnh tủy răng

Để phòng tránh bệnh đau răng do viêm tủy răng, mỗi người nên đi kiểm tra răng định kỳ sáu tháng/lần để phát hiện các răng sâu và chữa kịp thời, nếu có bệnh viêm lợi và viêm quanh răng thì nên chữa trị ngay, tránh không nhai vật cứng như xương, vỏ cua biển.

Các cách chữa đau răng trên chỉ là biện pháp tức thời, bạn nên đến nha sĩ để làm rõ nguyên nhân răng đau và điều trị tận gốc. Đã bao giờ bạn lâm vào tình trạng bị đau răng? Nếu chưa có thời gian đi khám bác sĩ, bạn có thể tìm thấy một số nguyên liệu trong nhà bếp để có thể chữa trị tạm thời cảm giác đau nhức răng.

Các cách chữa đau răng tại nhà nhanh nhất, hiệu quả

Dùng đá lạnh

Trước tiên hãy thử khắc phục điểm áp lực bằng cách cọ xát một cục đá nhỏ vào khu vực xương hàm chữ V bên ngoài má từ 5 – 7 phút. Hơi lạnh sẽ tạm thời gây tê và làm mất đi cảm giác đau nhanh. Chườm đá lạnh 2 bên má, Dùng đá lạnh chườm ở các bên của khuôn mặt nơi có răng bị đau giúp giảm đau nhức răng và sưng hiệu quả.

Mẹo vặt chữa đau răng từ chanh

Mẹo vặt chữa đau răng từ chanh
Mẹo vặt chữa đau răng từ chanh

Nước chanh cũng có tác dụng đáng kể trong việc giảm đau, tốt cho răng và nướu. Dùng nước cốt chanh bôi lên phần răng và nướu bị đau. Nước cốt chanh sẽ có tác dụng làm dịu các cơn đau nhanh vì tính axit trong chanh ngăn chặn sự nhiễm trùng cũng như việc các vi khuẩn lây lan. Đó là lý do vì sao chanh rất tốt trong việc giảm đau và kháng viêm.

Nước muối ấm chữa đau răng hiệu quả

Pha 1 chai nước muối (với nồng độ vừa phải) để ở nhà và 1 chai để ở nơi làm việc. Sau khi ăn nên đánh răng sạch sẽ ngay bằng kem đánh răng và súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay tức khắc và tạm thời không bị chứng đau răng hành hạ.

Ngậm tỏi có tác dụng giảm đau răng nhanh

Nghiền nát tỏi khô trộn thêm một ít muối sau đó đắp lên vị trí răng bị đau giúp giảm đau răng nhanh và chữa lành các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, nhai 1 tép tỏi vào mỗi buổi sáng sẽ giúp răng chắc khỏe hơn.

Mẹo vặt chữa đau răng từ khoai tây

Xắt một lát khoai tây, giã nát rồi đắp lên trên chỗ răng đau trong khoảng 15 phút. Cách chữa đau răng này sẽ mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.

Hạt tiêu và húng quế

Hạt tiêu đen và húng quế đều là những gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi người và không khó để tìm thấy ở bất cứ khu chợ nào. Hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm còn húng quế hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn. Khi bị đau răng, chỉ cần ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt thì đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng.

Gừng

Sử dụng củ gừng rất tốt cho việc giảm đau răng

Sử dụng củ gừng rất tốt cho việc giảm đau răng. Gừng là có tính kháng viêm vì vậy khi bị đau răng bạn có thể dùng một củ gừng vừa đủ, giã nát rồi đắp lên vị trí răng bị đau vài lần sẽ đỡ. Gừng là loại gia vị có trong căn bếp của mỗi gia đình, gừng có tính kháng viêm và sát trùng cao.

Nước trà xanh

Trà xanh có tính chất kháng khuẩn cao và có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của sâu răng. Súc miệng với trà xanh có thể giúp làm lành chứng viêm nướu. Cách đơn giản nhất là nấu nước trà xanh để súc miệng nhiều lần trong ngày bởi trà xanh có khả năng chống ô-xy hóa, chống viêm và sát trùng tốt.

Hành tây

Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng tương tự như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm cơn đau nhức răng, nướu. Hoặc đơn giản hơn, người bị đau răng có thể nhai hành tây trong khoảng 3 phút, cách này sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn trong miệng và làm giảm cơn đau ngay lập tức.

Lá trầu không có thể giúp bạn giảm đau khá hữu hiệu
Lá trầu không có thể giúp bạn giảm đau khá hữu hiệu

Lá trầu không, lá ổi

Dùng 2 – 3 lá trầu không giã nhỏ cùng với vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu trắng. Để 10 phút cho lắng rồi gạn lấy phần nước trong. Dùng nước này súc miệng 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút để làm dịu cơn đau nhưng lưu ý tuyệt đối không được uống. Bên cạnh đó, nhai lá cây ổi đã rửa sạch cũng giúp giảm triệu chứng đau răng. Lá ổi có chứa hợp chất astringents hợp chất này làm cho nướu răng của bạn chặt chẽ hơn, sáng hơn và làm giảm đau nhức răng.

Sử dụng quả vải

Dùng quả vải cùng một ít muối đốt thành than, sau đó nghiền ra bột mịn xát vào vị trí răng bị đau, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm

Chú ý trong cách giảm đau răng

Những mẹo vặt chữa đau răng cấp tốc trên tuy hiệu quả nhưng chỉ có tác dụng nhất thời. Để nói lời tạm biệt vĩnh viễn với nỗi ám ảnh từ răng sâu, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến trung tâm nha khoa uy tín để được các bác sỹ giàu kinh nghiệm tư vấn và chữa trị.

Ngoài ra, cần chú ý vệ sinh răng miệng hằng ngày nhằm phòng tránh đau răng. Để ngăn ngừa các bệnh về răng, nên dùng phương pháp đánh răng theo chiều ngang và dọc, sao cho hướng của bàn chải cùng hướng với răng, như vậy vừa có thể làm sạch vừa có thể massage cho răng, cải thiện tuần hoàn dịch máu của các tổ chức xung quanh, giảm đau do bệnh về răng gây ra.

Bạn có thể dùng nước muối ấm hoặc một loại đồ uống có rượu mạnh hoặc nước súc miệng có chứa rượu để giảm đau và chống nhiễm trùng lợi hiệu quả

Nâng cao đầu: nâng cao đầu của bạn có thể làm giảm áp lực của răng bị ảnh hưởng và khu vực xung quanh của nó, làm giảm sự đau đớn.

* Cạo vôi răng giúp bạn hết bị viêm nướu chảy máu chân răng, hôi miệng, tụt nướu, mòn cổ răng

* Trám răng, nhổ răng sâu giúp răng không còn bị ê buốt, bảo vệ răng bên cạnh không bị lây nhiễm sâu răng,  bảo tồn chân răng.

* Nhổ răng khôn mọc lệch (răng số 8 mọc trong cùng) giúp bạn vệ sinh răng tốt hơn, răng khôn mọc lệch hay gây ra viêm nướu (do vệ sinh không được) gây đau khi ăn nhai.

* Nếu có dấu hiệu há miệng đau quai hàm, mỏi quai hàm đó có thể là triệu chứng của bệnh viêm khớp Thái Dương Hàm.

Và điều quan trọng là khi bạn đã giảm hết đau răng tức thời thì bạn cần gặp bác sĩ nha khoa ngay để được khám và chữa bệnh đau răng được hiệu quả nhất.

5/51 rating
Bình luận đóng