Hôi miệng thường do ruột và dạ dày tích nhiệt, khoang miệng có bệnh như: sâu răng, lợi có lỗ rò hoặc bị viêm, viêm chân răng, hốc mũi có mủ và các bệnh mãn tính như bộ phận tiêu hoá có bệnh, bệnh đái đường, tiêu hoá không tốt gây nên.
Nguyên nhân gây Hôi miệng
Mùi hôi ở miệng thường là do các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi được gọi là VSC(volatile sufur compounds).Người ta tính ra có tới 400VSC khác nhau trong hơi thở của một người trung bình.Nhưng 3 chất chính gây hôi miệng,đó là:
Hydrogen sulfide (H2S) có mùi trứng thối
Methyl Metcaptan(CH3SH)có mùi ga
Dimethyl sulfide (CH3S CH3)
Một khi các hợp chất này hình thành ở miệng thì nó được hoà tan trong nước bọt và được ngấm vào màng niêm trong miệng nhờ đó ta không bị hôi miệng. Nếu các hợp chất này hình thành quá nhiều ở miệng vượt quá khả năng hấp thu của nước bọt và màng niêm trong miệng thì khi đó miệng có mùi hôi và khi nồng độ mùi hôi tăng cao ở mức mà người đối diện cảm nhận được thì lúc đó ta bị chứng hôi miệng.
Các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi(VSC)này đến từ 2 nguồn:
VSC được tạo ra từ hốc miệng:Hôi miệng do nguyên nhân ở miệng.
VSC được thải ra hơi thở do các bệnh lý đường hô hấp,bệnh lý toàn thân ,do thức ăn,do thuốc…Đây là trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng.
Các nguyên nhân ngoài miệng:
Khoảng 10 % trường hợp hôi miệng là do nguyên nhân ngoài miệng.Các bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang mũi,viêm cuống họng,cuống phổi hay sinh mù trong phổi đều có thể làm hôi miệng.
(Các bệnh lý toàn thân gây hôi miệng như bệnh tiểu đường (mùi Aceton),bệnh suy thận(mùi cá ươn),bệnh gan(mùi trứng ung pha với tỏi)…Một người khi tự nhiên đột ngột sinh chứng hôi miệng nặng thì phải nghĩ một bệnh lý toàn thân nào đó.
Nhiều người cho rằng bệnh dạ dày ( bao tử)gây hôi miệng nhưng thực sự bệnh bao tử không ảnh hưởng đến chứng hôi miệng vì thực quản thường thì ép chặt lại, hơi không xông ngược lên được.
-Một số thức ăn gây hôi miệng như hành,tỏi,trứng,cá…Do trong quá trình tiêu hóa các hợp chất sulfur được tạo ra và ngấm vào máu, đưa đến phổi và phóng thích ra hơi thở gây hôi miệng tạm thời trong nhiều giờ hoặc vài ngày.
-Một số thuốc uống cũng tẩy hôi miệng như thuốc cảm,thuốc dị ứng,thuốc cao huyết áp,thuốc chống trầm cảm…
-Ở phái nữ thì các thay đổi về chất nội tiết vào thời gian trứng rụng như thời gian có kinh nguyệt có thể làm cho hơi thở có mùi đặc biệt
Nguyên nhân trong miệng:
Khoảng 90% trường hợp hôi miệng là do nguyên nhân ở miệng.hôi miệng là do các vi khuẩn phân hủy Protein bên trong hốc miệng tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi.
Vi khuẩn gây hôi miệng là vi khuẩn kỵ khí phải thường chú ẩn dưới mảng bám răng,trong khe niếu,trong túi nha chu và giữa những khe hở của niêm mạc lưng lưỡi .
Nguồn Protein đến từ mảnh vụn thức ăn,xác vi khuẩn và tế bào mô chết tróc từ niêm mạc miệng.
Tóm lại bất cứ bệnh lý tình trạng nào trong miệng khiến cho vi khuẩn và thức ăn hoặc tế bào chết tích tụ,nơi đó quá trình phân hủy xảy ra và mùi hôi hình thành.Những tình trạng,bệnh lý thường gây hôi miệng nhất là vệ sinh răng miệng kém,lưỡi bẩn,bệnh nha chu,khô miệng.
Nước bọt có liên quan gì đến hôi miệng ?
Nước bọt có liên quan mật thiết đến vấn đề hôi miệng .
Nước bọt là một nước súc miệng thiên nhiên ,hoàn hảo ,có vai trò rửa sạch và sát khuẩn .Nước bọt được tiết ra mỗi ngày ,nó hấp thu các khí có mùi hôi và cuốn theo nhiều vi khuẩn ,mảnh vụn thức ăn để rồi đưa đến nơi xử lý (bao tử).Vì một lý do nào đó làm miệng ta ít nước bọt(khô miệng) là chúng ta bị hôi miệng ngay .Ban đêm khi ta ngủ, nước bọt tiết ra ít chính vì thế khi thức dậy mọi người ít nhiều đều có hôi miệng. Có nhiều nguyên nhân đưa đến khô miệng : do dùng một loại thuốc nào đó ,do các bệnh lý của tuyến nước bọt,do thở bằng miệng ,do không uống đủ nước mỗi ngày.
Vai trò của lưỡi trong hôi miệng:
Ngày nay,người ta nhận thấy lưỡi đóng một vai trò quan trọng việc gây hôi miệng. Lưng lưỡi với cấu trúc đặc biệt của nó có nhiều khe, kẽ là nơi dễ cho vi khuẩn kỵ khí trú ngụ.
Lưỡi sạch có màu hồng tươi,khi có một lớp trắng phủ lên lưỡi nghĩa là có hàng triệu vi khuẩn đang sinh sống ở đó.
Làm sao để biết mình có hôi miệng không ?
Có nhiều người hôi miệng mà không hề hay biết,ngược lại cũng có người không hôi miệng mà lúc nào cũng lo sợ, không tự tin khi nói chuyện với người khác.
Đó là vì chúng ta không có khả năng tự đánh giá hơi thở mình một cách chính xác.
Người khác đánh giá hơi thở của chúng ta tương đối chính xác.Chúng ta hãy nhờ một người thân làm công việc này.
Ngày nay có một khí cụ đo hôi miệng gọi là Halimeter. Máy này đo nồng độ các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong hơi thở,nhờ đó chúng ta biết có bị hôi miệng hay không và hôi miệng ở mức độ nào một cách khá chính xác. Máy cũng giúp chúng ta chẩn đoán hôi miệng do nguyên nhân ở miệng và hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng.
Nội dung chữa bệnh hôi miệng
- Chú ý vệ sinh răng miệng, sáng sớm và buổi tối đều phải đánh răng, ăn cơm xong phải súc miệng. Trước khi đi ngủ không nên ăn.
- Tích cực chữa các bệnh tật dẫn đến hôi miệng.
- Không nên ăn tỏi, hẹ, và hành. Một là loai thực phẩm này làm tăng hôi miệng, hai là loại thực phẩm này thuộc loại nóng, làm cho ruột và dạ dày tích nhiệt càng gây hôi miệng.
- Ít uống rượu, ít ăn thịt cá, dầu mỡ và các thứ chiên rán, đường cũng không nên ăn nhiều.
- Cần ăn nhiều rau xanh hoa qua, nhất là rau xanh có nhiều chất diệp lục.
- Giữ cho đại tiện dễ dàng.
Phương pháp chữa bệnh hôi miệng
Phương thuốc hiệu nghiệm
- Rễ lau tươi 24 gam. một ít đường phèn, nấu lấy nước nóng, ngày 3 lần. uống liền mấy ngày.
- Hạt dành dành 15 gam, thạch cao sống 15 gam, hoàng hiên 5 cam. sắc uống.
- Lá trúc 15 gam, rễ cây qua lâu 12 gam, sinh địa 10 gam. mộc thông 2 gam, sắc làm 2 lần.
Phương pháp án uống.
- Bình thường nên ăn gạo lứt, các loại đậu, củ cái, tim gan động vật.
- Tám sen 3 gam, pha nước sôi uống, ngày 1 thang.
Chữa bệnh bên ngoài
- Sau bữa cơm sáng và cơm tối 3 phút, đánh răng bằng loại thuốc đánh răng có kẽm.
- Lấy một ít rau thơm cho vào miệng nhai 1 – 2 lần. có thể tạm thời khử được mùi hôi.
- Mỗi buổi sáng và buổi tối ngậm may lá chè, nhai từ từ, tạm thời khử được mùi hôi trong miệng.
- Lá sen 3-5 gam, bỏ vào cốc pha nước sôi vào, để nguội uống.