Bệnh sởi trẻ con dưới 3 tuổi mắc nhiều, là một loại bệnh truyền nhiễm bằng đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn bệnh sởi gây nên. Đặc trưng lâm sàng là: sốt, bị nặng thì viêm niêm mạc đường hô hấp, viêm kết mạc, trên mặt nổi các nốt trắng, đỏ, da dẻ khắp người nổi các nốt đỏ, sau khi khỏi để lại các vết màu nâu và có vẩy như cám bong ra, thường kèm theo viêm phổi, rất hại đến sức khoẻ của trẻ em, đã khỏi bệnh sởi thì miễn dịch suốt đời.

Nội dung chữa bệnh

Bệnh sởi cần phát hiện sớm, cần cách ly sớm, cần chữa bệnh sớm và phải nằm nghỉ trên giường, sởi mọc đến ngày thứ 6 thì không còn tính truyền nhiễm, có thể thôi cách li. Vì Bệnh sởi rất dễ sinh bệnh kèm theo, nếu có điều kiện thì nên đi bệnh viện khám bệnh, nếu bệnh nặng thì chữa bệnh tại bệnh viện.

Chữa bệnh sởi quan trọng nhất là chăm sóc, nếu không có bệnh khác kèm theo thì không cần uống thuốc cũng khỏi. Nên ăn chất lỏng hoặc đặc sệt có nhiều dinh dưỡng và dễ tiêu hoá. Kiêng ăn dầu mỡ, cay đắng và nhiều gia vị, tránh gió giữ ấm, nhưng quần áo, chăn đệm không nên quá nhiều, giữ cho mắt, miệng, mũi và da sạch sẽ, trong phòng ngủ không nên sáng quá, tránh ánh sáng chói mắt.

Chữa bệnh bằng thuốc đông y là chính, phải nắm vững cách chữa bệnh

Khi mọc sởi, sốt cao nên uống nhiều nước, giữ cho ấm sấp mồ hôi, da ướt, để dễ mọc sởi.

Bệnh sởi ở trẻ
Bệnh sởi ở trẻ

Phương pháp chữa bệnh.

Phương thuốc hiệu nghiệm

  1. Tử thảo, phòng phong, cát cánh, cam thảo, mỗi thứ 9 gam sắc lên uống dần. Dùng cho người bệnh sởi ẩn phục chưa mọc hoặc mọc lại mất ngay.
  2. Địa phu tử 6 gam, bèo cái 3 gam xác ve 3 gam, tử thảo 10 gam, sắc lên uống nhiều lần. Dùng cho người mới mọc sởi.
  3. Sừng trâu 12 gam, sinh địa 10 gam, tào nhân 6 gam, nguyên sâm 10 gam, hoàng cầm 6 gam, sắc với 30 cc nước uống dần. Dùng cho người mới mọc sởi chưa đều, mất đi quá nhanh.
  4. Liên kiều, ngân hoa, đơn bì, nguyên sâm tâm, cam thảo, bạch thược, thông thảo, lá dâu cỏ lác tươi, mỗi thứ 3 gam, rễ lau tươi 10 gam, bạc hà 2 gam, rau tía tô 3 gam, xác ve 15 gam, cát căn 6 gam, sắc uống. Phương thuốc này dùng cho trẻ con 1 – 3 tuổi mới mọc sởi.

    Vị thuốc Liên Kiều chữa bệnh sởi
    Vị thuốc Liên Kiều chữa bệnh sởi

Chữa bệnh bằng ăn uống

  1. Tiết lợn đực 10 giọt, một ít băng phiến nghiền nhỏ, bỏ vào trong tiết lợn, cho thêm một ít nước, uống một lần. Dùng cho người sởi ẩn phục không mọc hoặc mọc không hết, màu tím đen, bứt rứt khó chịu.
  2. Củ cải đường 30 gam, mã thày 30 gam, mía 30 gam, nấu nước uống dần, dùng cho người mới mọc sởi.
  3. Búp tía tô, hoa mai trắng, mỗi thứ một ít, nấu nước uống.

Chữa bệnh bên ngoài

  1. A nguy 02 – 04 gam đặt vào giữa hắc cao dược, dán vào rốn, một tuần lấy ra.
  2. Lá cam 30 gam, sao cháy nghiền nhỏ, pha với dấm gạo bôi vào rốn, dùng cho người khỏi bệnh sởi bị suyễn.
  3. Hạt bìm bìm 15 gam, phèn chua 30 gam, một ít bột mì, cũng nghiền nhỏ, hoà với dấm bôi huyệt dũng tuyền ớ bàn chân.
  4. Hạt nhân, đào nhân, kỷ tử, mỗi thứ 10 gam, cùng nghiền nhỏ, hoà với một ít lòng trắng trứng gà, bôi vào ngực. Dùng cho trẻ em sau khi mọc sởi, mặt đỏ người nóng, khát nước, hay nói, mụn sởi đỏ tím.

Các phương pháp khác.

  1. Phương pháp xông, rửa.

Ngải cứu tươi 150 gam, đun nước, uống một ít, còn lại lau toàn thân.

Ngải cứu, bèo tây, đọt liễu, gừng sống mỗi thứ 15 gam, đun lên, xông toàn thân, sau đó lấy nước rửa mụn.

  1. Phương pháp xoa người

Đài hoa hướng dương 3 cái, đun chín lấy ra để nguội xoa vào ngực và lưng trẻ con. Dùng cho trẻ con vừa mọc sởi bỗng lại lặn ngay.

Hành tươi 3 cây, ngải cứu bắc 3 gam, nấu lên, cho trứng gà vào nấu chín, lấy trứng gà nóng xoa vào người trẻ con, nguội lại đun, lại xoa, xoa 3-4 lần, mặc áo đắp chăn cho ra mồ hôi, sởi sẽ mọc hết.

Những việc cần lưu ý.

  1. Trong thời gian chữa bệnh, nếu thấy khàn tiếng, nhiều đờm khó thở, mắt sưng lại mờ, thính lực giảm xuống, đau bụng ỉa chảy phải đưa đi bệnh viện ngay.
  2. Sau khi sởi đã bay hết, ngộ nhận rằng đã khỏi bệnh không chú ý sức khoẻ rất dễ dẫn tới bệnh khác.
  3. Sốt cao trên 39°c có thể dùng một ít thuốc giảm sốt, nhưng cấm không được giảm quá nhanh, xuống quá thấp và ra mồ hôi quá nhiều, để tránh cho trẻ con hư thoái hoặc cụm sởi ẩn trở lại.
  4. Không có vi khuẩn truyền nhiễm nên không nên uống thuốc kháng sinh vì: Một là không có tác dụng, hai là phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn trong người, giúp cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và trưởng thành dễ dàng.
0/50 ratings
Bình luận đóng