VIÊM MI MẮT

Mi mắt, đặc biệt là ở bờ nhẵn của mi bị viêm. Viêm mắt có thể đơn giản (sung huyết, rử mắt hoặc đóng vẩy) hoặc có thể loét (thường do tụ cầu vàng). Bệnh nhân có cảm giác có dị vật và bỏng rát. Bờ tự do của mi đỏ, mi bị phù, kết mạc bị kích thích, sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Hai mi mắt dính vào nhau khi ngủ.

Điều trị: bôi thuốc mỡ sulfamid hoặc kháng sinh (ví dụ; erythromycin). Lấy rử mắt, vẩy.

CHẮP

Là một khối u hạt nhỏ ở một mi mắt do tuyến Meibomius của sụn mi bị viêm mạn tính. Sờ nắn thấy khối chắp di động dưới da mi.

Thường hay gặp viêm kết mạc ở vùng gần chắp. Phần lớn chắp tự hết sau vài tháng.

Điều trị: mổ cắt bỏ chắp. Có thể bị tái phát.

VIÊM TÚI LỆ

Viêm túi lệ cấp tính hoặc mạn tính ở phái tên ống dẫn lệ bị tắc. Các vi khuẩn thường gặp nhất trong các thể cấp là tụ cầu, liên cầu dung huyết beta; trong thể mạn tính là phế cầu hoặc Candida albicans.

Thể cấp tính có sưng, đau, đỏ ở phía dưới – trong góc trong của mắt, xung quanh có phù nề lan lên mi mắt và má. Điều trị: kháng sinh đường toàn thân và tại chỗ. Nếu vẫn còn cản trở trong ống lệ thì hay bị tái phát. Nếu bị chuyển thành áp xe thì phải mổ dẫn lưu.

Triệu chứng chính của thể mạn tính là chảy nước mắt. Khi khám, thấy túi lệ sưng, nổi lên ở góc trong của mắt, không đau; từ đó, có dịch nhầy – mủ chảy ra hoặc khi ấn thì chảy ra. Điều trị triệu chứng bằng nhỏ thuốc kháng sinh và lau rửa ổng lệ. Điều trị ngoại khoa để lấy bỏ vật gây tắc.

Tắc tuyến lệ bẩm sinh ở trẻ nhỏ thường tự khỏi vào khoảng 6 tuổi.

LỘN MI (HẾCH MI, LỘN NIÊM MẠC)

Bờ tự do của mi bị lộn ra ngoài, thường là ở mi dưới, làm lộ kết mạc và sụn mi kề bên dưới, dẫn đến chàm mạn tính và chảy nước mắt .Thể liệt là do liệt nhãn cầu (gặp trong liệt dây mặt ngoại biên); thể ở người già do viêm kết mạc mạn tính và thể sẹo do chấn thương, bỏng hoặc do bị acid hoặc kiềm bắn vào.

Điều trị: nếu lộn mi gây chảy quá nhiều nước mắt thì cần phải điều trị bằng ngoại khoa.

CỤP MI

Bờ tự do của mi lộn vào trong, lông mi cọ vào giác mạc.

  • Thể ở người già:cụp mi mi dưới, có co thắt.
  • Thê sẹo: cụp mi trên do kết mạc mi bị co lại vì vết thương (sang chấn, bỏng), loét giang mai hoặc lao (hiếm).

Cụp mi, nhất là do mắt hột có thể gây lông quặm ở mi trên và mi dưới; tức là các lông mi bị xiên vào trong và cọ vào nhãn cầu, gây viêm mi mạn tính và tạo thành vết sẹo kích thích thường xuyên kết mạc nhãn cầu và giác mạc, chảy nước mắt và làm giác mạc bị dục dần.

Điều trị: tuỳ theo mức độ: mổ mi (gây tê tại chỗ), tái tạo mi hoặc cắt sụn mi để nâng mi.

LẸO

Bờ tự do của mi bị viêm cấp có mủ, giống như một hạt ngô ở các tuyến Zeiss. Lẹo thường do tụ cầu và thường có viêm mi kèm theo.

Lẹo có một điểm nhỏ, màu vàng. Khi áp xe vỡ, mủ chảy ra và hết đau.

Điều trị: chườm nóng để giảm đau, nhỏ hoặc bôi sulfamid hoặc kháng sinh (nhỏ vào túi kết mạc). ít khi phải chích rạch.

0/50 ratings
Bình luận đóng