BỤP GIẤM

Tên khoa học: Hibiscus sabdariffaL.; thuộc họ Bông (Malvaceae).
Mô tả: Cây sống một năm, cao 1,5-2m, phân nhánh gần gốc, bóng, màu tím nhạt… Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không cuống. Tiểu dài 8-12, hình sợi, phần dưới hợp, có lông nhỏ. Đài hợp, có lông nhỏ, phiến nhọn đều, nửa dưới màu tím nhạt. Tràng màu vàng, hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang, hình trứng, có lông thô, mang đài màu đỏ sáng tồn tại, bao quanh quả. Ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10.  
Bộ phận dùng: Lá, hạt, đài hoa (Folium, Semen et Calyx Hibisci).
Phân bố sinh thái: Gốc ở Tây Phi, được trồng để lấy đọt, và đài hoa dùng làm rau chua. Đài hoa phơi khô bảo quản được lâu; sau khi ngâm nước, lại trở lại trạng thái tươi.
Thành phần hoá học: Các lá đài giàu về acid và protein; các acid chính tan trong nước là acid citric, acid malic, acid tartric và acid hibiscus. Chúng cũng chứa gossypetin và chlorid hibiscin, chất sau này có tính kháng sinh. Hoa chứa một chất màu vàng là flavonol glucosid hibiscitrin; hibiscetin; gossypitrin và sabdartrin. Quả khô chứa Calci oxalat, gossypetin, anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và vitamin C.
Tính vị, tác dụng: Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống scorbut…
Công dụng: Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, dùng chế

nước giải khát, làm mứt. Có nơi dùng chế siro, hoặc đem phơi khô và nấu lên lấy nước uống. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa và quả dùng trị bệnh scorbut. Đài hoa mọng nước sắc lấy nước uống hay hãm uống giúp tiêu hoá và trị các bệnh về mật; cũng dùng trị bệnh về tim và thần kinh, huyết áp cao và xơ cứng động mạch.

0/50 ratings
Bình luận đóng