KHÁI NIỆM VỀ TÂM THẦN HỌC VÀ CÁC BỆNH TÂM THẦN

Nội dung của tâm thần học

Tâm thần là một bộ môn trong y học, có nhiệm vụ nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng, bệnh nguyên, bệnh sinh các bệnh tâm thần, nghiên cứu các biện pháp phòng và chữa bệnh này.

Tâm thần học được chia ra 2 phần lớn: Tâm thần học đại cương và tâm thần học chuyên biệt.

Trong quá trình phát triển , tâm thần học đã chia ra nhiều phân môn: Tâm thần học người lớn, tâm thần học trẻ em, tâm thần học quân sự, tâm thần học người già, giám định pháp y tâm thần, dịch tễ học tâm thần, tâm thần học xã hội, dược lý tâm thần và sinh hoá tâm thần… .

Đối tượng nghiên cứu

  • Thế nào là bệnh tâm thần:

Là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể…), làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức, … bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩa, , cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh.

Phạm vi các bệnh tâm thần rất rộng. Có những bệnh tâm thần nặng (các bệnh loạn thần), quá trình phản ánh thực tại sai lệch trầm trọng, hành vi tạc phong bị rối loạn nhiều. Có những bệnh tâm thần nhẹ (các bệnh tâm căn, nhân cách bệnh), quá trình phản ánh thực tại cũng như hành vi tác phong rối loạn ít, bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt, lao động, học tập được, tuy có giảm sút.

  • Phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh:

Chỗ khác nhau:

+ Bệnh tâm thần (bệnh tâm thần nội sinh) chưa phát hiện được tổn thương đặc hiệu về mặt hình thái của hệ thần kinh mà chỉ phát hiện được những biến đổi tinh vi về mặt sinh hoá, miễn dịch, di truyền… Phần lớn bệnh nhân có thể ăn khoẻ, chơi khoẻ, đi đứng bình thường nhưng có ý nghĩa, cảm xúc, hành vi không phù hợp, kỳ dị, khó hiểu.

+ Bệnh thần kinh có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tổn thương tổ chức thần kinh làm rối loạn chủ yếu chức năng tiếp thu và thực hiện của con người (tê liệt, điếc, mù….). Đa số bệnh nhân còn ý thức được bệnh của mình. Còn những bệnh nhân tâm thần không nhận thấy mình bị bệnh, từ chối điều trị tại chuyên khoa tâm thần.

Chỗ liên quan với nhau:

+ Bệnh nhân thần kinh có tổn thương ở tổ chức não, ít nhiều có rối loạn tâm thần kèm theo (rối loạn trí nhớ, trí tuệ, ý thức).

+ Bệnh nhân tâm thần (bệnh tâm thần nội sinh) tuy chưa phát hiện được tổn thương thực thể ở não, có thế có những rối loạn thần kinh kèm theo (rối loạn trương lực cơ, phản xạ, thần kinh thực vật…).

NGUYÊN NHÂN VÀ PHÂN LOẠI CÁC BỆNH TÂM THẦN

Nguyên nhân

  • Nguyên nhân thực thể:

Nhiễm khuẩn thần kinh.

Nhiễm độc thần kinh.

Chấn thương sọ não.

Các tổn thương thực thể khác ở não (bệnh mạch máu não, u não, teo não…).

Bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động của não.

  • Nguyên nhân tâm lý:

Các sang chấn tâm thần và hoàn cảnh xung đột trong gia đình cũng như ngoài xã hội có thể gây ra loạn thần phản ứng và các bệnh tâm căn.

  • Nguyên nhân cấu tạo thể chất bất thường và phát triền tâm thần bệnh lý:

Có thể gây ra các trạng thái nhân cách bệnh và chậm phát triển tâm thần…

  • Nguyên nhân chưa rõ ràng (sự kết hợp phức tạp nhiều yếu tố khác nhau) như:

Di truyền, biến đổi chuyển hoá, miễn dịch, cấu tạo thể chất…. Có thể gây ra bệnh tâm thần nội sinh như tâm thần phân liệt, loạn thần hưng trầm cảm.

Nhân tố thuận lợi

  • Di truyền: Có khi là nguyên nhân nhưng cũng có khi chỉ là nhân tố thuận lợi thúc đẩy bệnh phát sinh mà thôi.

Nhân cách: Là toàn bộ đặc điểm tâm lý của một cá nhân bao gồm nhiều thành phần (xu hướng, khí chất, tính cách và năng lực) làm cho người này có những nét tâm lý khắc hẳn với người khác. Nhân cách mạnh, bền vững là nhân tố tốt để chống đổ các bệnh tâm thần và là điều kiện thuận lợi cho bệnh chóng hồi phục. Nhân cách yếu, không cân bằng, kém chịu đựng là cơ sở thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh và làm cho bệnh hồi phục khó khăn, chậm chạp. Có khi nhân cách quyết định thể lâm sàng của bệnh tâm thần (rối loạn phân li thường xuất hiện ở những người có nhân cách yếu thuộc loại hình thần kinh nghệ sĩ yếu). Bệnh tâm thần có thể làm biến đổi nhân cách của người bệnh (bệnh tâm thần phân liệt, bệnh động kinh….).

Lứa tuổi: Trẻ em là cơ địa thuận lợi để phát sinh các bệnh tâm căn và nhân cách bệnh. Tuổi dậy thì dễ bộc lộ bệnh tâm thần phân liệt và các trạng thái phản ứng. Tuổi già dễ bị các bệnh tâm thần thực thể.

Giới tính: Có những bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ như: Loạn thần do rượu, loạn thần do chấn thương sọ não, bệnh liệt toàn thể tiến triển. Có những bệnh gặp ở nữ nhiều hơn ở nam như: ở nữ thường có những rối loạn tâm thần có sự liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt, sinh đẻ, mãn kinh….

Tình trạng toàn thân: Có những bệnh tâm thần xuất hiện sau khi sức khoẻ bị giảm sút như mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dưỡng lâu ngày, làm việc quá sức. Sau khi bị bệnh tâm thần lâu ngày có thể dẫn đến suy kiệt tử vong. Nâng cao thể trạng có thể giúp cho bệnh nhân hồi phục nhanh chóng….

Phân loại các bệnh tâm thần

Từ trước đến nay trên thế giới chưa có sự thông nhất trong việc phân loại các bệnh tâm thần:

  • Có tác giả cho rằng bệnh tâm thần có thể được phân chia thành những đơn thể bệnh.
  • Một số tác giả khác lại cho rằng không có đơn thể bệnh tâm thần mà chỉ có những hội chứng tâm thần.

Hiện nay, đa số các nước trên thế giới áp dụng bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD – 10).

Các rối loạn tâm thần được xếp theo mã số từ FO đến F9 (xen bảng phân loại chi tiết).

CÁC BỆNH TÂM THẦN THƯỜNG GẶP

Bệnh tâm thần phân liệt

Các rối loạn phân liệt có đặc điểm chung là rối loạn cơ bản và đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùn mòn, ý thức còn rõ ràng và năng lực trí tuệ thường được duy trì.

Bệnh nhân thường cảm thấy ý nghĩ của mình hình như bị người khác ‘biết hay lấy bớt, hay ý nghĩ của mình bị vang thành tiếng, hoặc bị phát thanh, cảm thấy có sức mạnh tự nhiên hay siêu nhiên đang hoạt động làm ảnh hưởng đến ý nghĩ, cảm xúc hay hành vi của mình. Tri giác thường bị rối loạn theo những cách khác nhau, thường có những ảo thanh bình luận về họ. Nét đặc trưng của cảm xúc là nông cạn, thất thường hay không thích hợp. Trong một số trường hợp tư duy trở nên gián đoạn hay thêm từ khi nói hoặc lời nói không thích hợp. Tác phong có thể trở nên rối loạn trầm trọng, kích động hay sững sờ giữ nguyên tư thế, tập tính cá nhân có thể biến đổi, trở nên mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác và qách ly xã hội.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 18 đến 30, tỷ lệ mắc bệnh từ 0,5% đến 1% dân số. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc an thần kinh phối hợp với liệu pháp lao động và thích ứng xã hội.

Bệnh động kinh

Bệnh động kinh được xếp vào bảng phân loại của chuyên khoa thần kinh, nhưng ở nước ta Ngành tâm thần quản lý và điều trị ngoại trú.

Đây là một bệnh mạn tính, có nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi lặp lại các cơn co giật do sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh não bộ.

Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng và có 2 đặc điểm sau:

+ Tính chất phát sinh đột ngột, cơn.

+ Các triệu chứng bệnh lý mạn tính và nặng dần.

Có nhiều thể lâm sàng của bệnh động kinh.

Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của động kinh thái dương (động kinh tâm thần) là rối loạn tâm thần xuất hiện đột ngột, trong cơn thường có rối loạn ý thức hoàng hôn, thường có những hành vi nguy hiểm như giết người trong cơn chạy thẳng.

Rối loạn tồn tại trong thời gian ngắn và sau đó mất đi đột ngột, sau cơn quên tất cả các sự việc xảy ra trong cơn.

Tỷ lệ mắc bệnh động kinh thường từ 0,4-0,5% dân số, thường bắt đầu ở lứa tuổi dưới 20.

Phương pháp cận lâm sàng phát hiện động kinh là ghi điện não thấy có sóng động kinh. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc kháng động kinh. Đối với động kinh tâm thần cần phối hợp thuốc kháng động kinh với các thuốc an thần kinh.

Hoang tưởng

Hoang tưởng là một triệu chứng của rối loạn tư duy, là triệu chứng chủ yếu trong các bệnh loạn thần. Hoang tưởng là những ý tưởng, phán đoán sai lầm không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần tạo ra, nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích và đả thông được. Hoang tưởng chỉ mất đi khi nào bệnh khỏi hay thuyên giảm. V

Hoang tưởng được chia ra 2 loại chính: Hoang tưởng suy đoán và hoang tưởng cảm thụ.

  • Hoang tưởng suy đoán được xây dựng thuần tuý theo logic lệch lạc của bệnh nhân, biểu hiện sự rối loạn trong việc phản ánh mối liên quan giữa các sự vật và hiện tượng, đồng thời cũng biểu hiện khuynh hướng tưởng tượng, sự mơ ước hay tư duy chưa trưởng thành của bệnh nhân.

Thường là những hoang tưởng dai dẳng, phát triển thành hệ thống và làm biến đổi nhân cách một cách sâu sắc.

Bao gồm các hoang tưởng bị hại, bị chi phôi, ghen tuông, tự buộc tội, nghi bệnh, tự cao, phát minh…

  • Hoang tưởng cảm thụ thường xuất hiện sau các rối loạn của tri giác, của cảm xúc hay ý thức. Bệnh nhân không có logic lệch lạc, mà chỉ có những ý tưởng rời lạc không kế tục, cảm xúc căng thẳng, bàng hoàng, ngơ ngác, nhân cách của bệnh nhân không bị hoang tưởng làm biến đổi nhiều .

Bao gồm các hoang tưởng nhận nhầm, gán ý, đóng kịch, kỳ quái..

Điều trị chủ yếu bằng các thuốc an thần kinh.

Trầm cảm

Trầm cảm là một hội chứng rối loạn cảm xúc ngược lại với hưng cảm. Hội chứng trầm cảm điển hình gồm 3 thành phần chủ yếu, biểu hiện quá trình ức chế toàn bộ tâm thần.

  • Cảm xúc bị ức chế: Khí sắc giảm, bệnh nhân buồn rầu, ủ rũ, mất thích thú, bi quan về tiền đồ. Nét mặt trở nên cau có, đôi khi nước mắt lưng tròng;

thở dài và tăng sự mệt mỏi.

  • Tư duy bị ức chế: Bệnh nhân suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng khó khăn, thiêu tự tin cho mình là hèn kém. Trường hợp nặng có hoang tưởng tự buộc tội đưa đến ý tưởng và hành vi tự sát.
  • Vận động bị ức chế: bệnh nhân ít đi lại, ít nói, ăn uống kém, thường hay ngồi lâu trong một tư thế, có thể có hiện tượng bất động sững sò. Đôi lúc trở nên lăn lộn, vật vã, , khóc lóc…

Hội chứng trầm cảm có thể gặp trong nhiều bệnh tâm thần khác nhau. Trầm cảm là một hội chứng cần theo dõi chặt chẽ và cấp cứu, đặc biệt đối với trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát.

Điều trị trầm cảm chủ yếu bằng thuốc chống trầm cảm, trong trường hợp trầm cảm nặng có thể sốc điện.

Các bệnh tâm thần trẻ em

  • Tâm thần học trẻ em là một phân môn trong tâm thần học, có liên quan nhiều đến thần kinh, sinh lý, di truyền và giáo dục học.
  • Ngành tâm thần trẻ em có nhiệm vụ nghiên cứu các bệnh tâm thần của trẻ em từ lúc sơ sinh cho đến lúc 15 tuổi, đề phòng và chữa bệnh này.
  • Thông thường có 3 nguyên nhân chính gây ra các bệnh tâm thần trẻ em:

+ Do tổn thương não trước, trong và sau khi đẻ.

Do tác nhân xã hội (giáo dục không đúng, môi trường xã hội không lành mạnh. ..).

+ Yếu to di truyền.

  • Các bệnh tâm thần trẻ em bao gồm nhiều loại mà chủ yếu là:

+ Bệnh tâm cản trẻ em.

+ Động kinh và các cơn co giật của trẻ em.

+ Chậm phát triển tâm thần.

+ Các bệnh tâm thần nội sinh,…

Chậm phát triển tâm thần

Chậm phát triển tâm thần là một nhóm trạng thái bệnh lý có bệnh nguyên và bệnh sinh khác nhau, nhưng được thống nhất lại vì bệnh cảnh lâm sàng cơ bản giống nhau: Thiểu năng lực trí tuệ, thường có tính chất bẩm sinh hoặc xuất hiện trong những năm đầu sau khi đẻ, khi trí tuệ chưa trưởng thành. Khả năng nhận thức rất yếu hay không có, thường kèm theo dị dạng cơ thể, nội tạng, trí nhớ thông hiểu kém, thường có những động tác vô nghĩa và dễ bị lợi dụng. Chậm phát triển tâm thần không chữa khỏi được, bằng giáo dục đặc biệt, huấn luyện, laọ động có thể cải thiện được phần nào.

  • Việc đánh giá mức độ trí tuệ bao gồm các kết quả lâm sàng, tác phong thích ứng (trong mối quan hệ với xã hội), và kết quả test tâm lý.
  • Chậm phát triển tâm thần được chia làm 4 mức độ: nhẹ, vừa, nặng và trầm trọng.
0/50 ratings
Bình luận đóng