Bệnh mắt hột là một bệnh viêm đặc hiệu mãn tính của kết mạc sụn mi, kết mạc nhãn cầu và giác mạc, nếu không điều trị, tạo sẹo dẫn đến mù lòa.
Tác nhân gây bệnh là Chlamydia trachomatis.
CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG
Vùng dịch tể có mắt hột.
Khám có hột ở kết mạc sụn mi trên.
Khám lông quặm.
Khám tân mạch giác mạc, đục giác mạc.
PHÂN LOẠI THEO TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI 1987
- Viêm mắt hột (TF) : có 05 hột trở lên.
- Viêm mắt hột nặng (FI).
- Sẹo mắt hột (TS).
- Mộng, quặm, mắt hột (TT).
- Đục giác mạc (CO) : Giảm thị lực.
PHÂN LOẠI THEO VIỆT NAM
TI: Hột, mi trên, thẩm lậu ít.
TII: Hột, mi trên, dưới, giác mạc.
TIII: Sẹo + Hột + Thẩm lậu (+).
TIV: Sẹo + Thẩm lậu (-).
ĐIỀU TRỊ
- Thuốc nhỏ mắt :
Coll Tobrex 0,3%.( Tobramycin0,3%) nhỏ 6 lần/ ngày. Coll Ciloxan 0,3%( ciprofloxacin) nhỏ 6 lần/ ngày
- Thuốc tra mắt :
Thuốc mỡ pd Tetracycline 1%, tra mắt ngày 02 lần. Pd oflovid 0,3%(ofloxacin) tra mắt ngày 02 lần.
- Thuốc uống :
- Tetracycline 250mg/viên x 04 lần / ngày.
Có thể dùng Erythromycine nếu thấy kháng Tetracycline trên lâm sàng. Phác đồ điều trị ngắt quãng của TTYTTG : thuốc mỡ Tetracycline 1%.
- Ngày tra 02 lần.
- Mổi tháng 05 ngày.
- Mổi năm dùng 06 tháng liên tiếp. Hoặc :
- Ngày tra 10 lần.
- Mổi tháng 10 ngày.
- Mổi năm 06 tháng liên tiếp.
Nếu tái phát điều trị.lại ( Bệnh miễn dịch yếu, có thể tái nhiễm.)