Có vài yếu tố làm phát sinh lở miệng như: tâm lý căng thẳng (stress), hành kinh, thiếu vitamin nhóm B, khoáng chất… Nguyên nhân chưa rõ.

Triệu chứng lâm sàng:

Loét miệng thường  xảy ra ở vùng niêm mạc lỏng lẻo, không bị sừng hóa như: niêm mạc má, môi, sàn miệng, mặt dưới lưỡi và không có giai đoạn mụn nước.

  • Vết loét 1 – 5 mm ở niêm mạc môi, má, lưỡi, nướu răng – hình tròn hoặc bầu dài, đáy lõm, màu vàng, xung quanh là quầng ban đỏ.
  • Đau dữ dội như bỏng, rát, đau tự phát hoặc khi bị kích thích như ăn, uống. Không gây triệu chứng toàn thân.

    Hình ảnh bệnh loét miệng
    Hình ảnh bệnh loét miệng

Miệng là nơi khai khiếu của tỳ, lưỡi là nơi khai khiếu của tâm, kinh thận đi tới lưỡi, răng lợi thuộc tỳ vị. Vì vậy các bệnh ở răng miệng đều có liên quan đến sự thay đổi về công năng các tạng phủ: tỳ, vị, can, thận.

Nguyên nhân gây ra bệnh ở răng miệng do nhiệt độ, hoả độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị , tâm và do âm hư, tân dịch giảm ở vị, thận. Vì vậy trên lâm sàng thấy có 2 loại triệu chứng xuất hiện: hư chứng và thực chứng.

Thực chứng biểu hiện: niêm mạc đỏ sưng, nóng rát, đau, lở loét có mủ miệng khô, mùi hôi. Cách chữa là thanh nhiệt: tả hoả, giải độc, trừ thấp.

Hư chứng biểu hiện: niêm mạc viêm đỏ, không sưng, đau ít hay tái phát. Cách chữa vừa bổ âm sinh tân dịch vừa thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, tả hoả (công bổ kiêm trị).

Bệnh hay tái phát, Đông y gọi là khẩu cam do tâm tỳ bị hoả độc, nhiệt độc, do thận âm hư, vị âm hư làm hư hoả bốc lên gây viêm mà sinh ra bệnh. Trên lâm sàng căn cứ vào triệu chứng của bệnh chia làm 2 loại:

THỰC HOẢ

Do hoả độc ở tâm tỳ sinh ra

Triệu chứng: vết loét đỏ, sưng, có mủ, đau nóng rát, miệng khô, hôi, lưỡi đỏ, rêu vàng, táo bón, nước tiểu đỏ.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt tả hoả ở tâm, tỳ

Bài thuốc:

Bài 1 :

Sinh địa16gNgọc trúc12g
Huyền sâm12gChút chít16g
Lá tre16gCam thảo Nam16g
Thạch cao20gMộc thông12g
Đạo xích tán gia giảm;
Sinh địa20gCam thảo4g
Mộc thông6gHuyền sâm2g

Trúc diệp                   12g                Lô căn         20g

Thạch cao                  40g               Tri mẫu                  12g

Ngọc trúc                   12g               Thăng ma                 8g

Đạm trúc diệp
Đạm trúc diệp

HƯ HOẢ

Do vị âm hư, thận âm hư, tân dịch giảm sinh ra.

Triệu chứng: các vết loét sưng đỏ ít, đau nhẹ, khi mệt nhọc dễ tái phát, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phương pháp chữa: dưỡng âm thanh nhiệt.

Bài thuốc:

Bài 1:

Sa sâm12gNgọc trúc12g
Mạch môn12gHuyền sâm12g
Hoàng bá12gCỏ nhọ nồi16g
Tri mẫu8gĐan bì8g
Sinh địa16gCam thảo4g
Bài 2: Lục vị trí bá thang gia giảm:
Sinh địa16gPhục linh8g
Sơn thù11Hoàng bá12g
Hoài sơn12gTri mẫu8g
Trạch tả8gHuyền sâm12g
Đan bì8gBạch thược8g

Mất ngủ thêm Táo nhân 12g. Táo bón thêm Vừng đen 12g.

Xem tiếp:

Điều trị viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi (apthe)

 

0/50 ratings
Bình luận đóng