Định nghĩa:

Là nhóm bệnh của súc vật lây sang người do các xoắn khuẩn Leptospira gây ra.

Lâm sàng: thể hiện bệnh cảnh của nhiễm trùng huyết. Ở các thể nặng có vàng da, xuất huyết và hội chứng gan – thân.

Dịch tễ:

  • Tác nhân gây bệnh:

Xoắn khuẩn Leptospira thuộc họ Spirochaetaceace

  • Sức đề kháng:

+ Yếu, nhạy cảm với nhiệt độ và pH môi trường.

  • Ở 56oC, chết trong 10 phút.
  • Ở môi trường acid dịch vị dạ dày, chết sau 30 phút.

+ Các chất sát khuẩn thông thường có thể diệt được Leptospira.

  • Kháng nguyên: Có một kháng nguyên chính và một phụ (phụ giống nhau ở một số chủng)

+ Lipopolisaccharides (LPS) không độc, dùng để định typ.

+ Glycolipoprotein (GLP) thay thế lipid màng vật chủ > tắc ống dẫn màng (trao đổi chất thụ động)

  • Phân loại:

+ Leptospira biflexia: các chủng không gây bệnh

+ Leptospira pathogenic: các chủng gây bệnh. (vàng da, vàng da xuất huyết, suy gan thân)

  • Ổ chứa:

Ổ chứa thiên nhiên gồm các loài gặm nhấm: chuột đồng, chuột cống, chồn, sóc…(không triệu chứng, thải ra nước tiểu)

Gia súc: ngựa, chó, mèo, lợn, bò (có triệu chứng, thải ra nước tiểu)

Đông Nam Á:

+ Australis (Chuột) (Vàng da, xuất huyết)

+ Bataviae (Chuột, chồn, sóc, lợn) (Vàng da, xuất huyết)

+ Javanica (Chuột dê bò)

+ Pyrogenes(Chuột)

  • Phân bố dịch tễ:

Nhiều nơi trên thế giới, Châu Á có VN, Thái Lan, Inđô, Malai

Thường xuất hiện lẻ tẻ vào mùa hè, mùa thu, ở cả nông thôn và thành thị

Tử vong chủ yếu ở thể vàng da, xuất huyết và có tổn thương thân.

  • Đường lây truyền:

Động vật hoang dã————- vật nuôi người (nghề rừng)

  • Xâm nhập qua:

+ Các vết xây xước da, niêm mạc

+ Da niêm mạc bt nhưng ngâm lâu trong nước nhiễm nước tiểu + Ăn phải thịt đv bị bệnh

  • Khối cảm thụ:

Người, động vật gặm nhấm, gia súc

  • Đối tượng dễ bị nhiễm:

+ Công nhân nạo cống rãnh

+ Công nhân lò mổ

+ Trồng lúa

+ Chăn nuôi gia súc

+ Bơi lội ở bể bơi nhiễm nước tiểu chuột bệnh

LÂM SÀNG:

  • Không có đặc điểm lâm sàng riêng cho từng chủng
  • Bệnh được chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn nhiễm trùng huyết.

+ Giai đoạn Leptospira xâm nhập vào tổ chức.

  • Thể không vàng da:

Nhẹ hơn thể vàng da, thường do các chủng L.Bratislava, L.Canicola, L.Pomona, từ chố, lợn mắc bệnh lây sang người.

  • Lâm sàng:

ủ bệnh: 2 – 30 ngày (trung bĩnh 7-10 ngày)

Không triệu chứng.

Thời gian ủ bệnh tùy thuộc độc lực, số lượng, tốc độ phát triển của

Nếu miễn dịch đủ mạnh (IgM xuất hiện trong 5 – 14 ngày) –> thực bào, loại bỏ Leptospira. Ngược lại, sẽ xuất hiện triệu chứng và tổn thương phủ tạng.

  • Khởi phát:

Sốt cao đột ngột 39 – 40oC , rét run, ớn lạnh, vã mồ hôi.

Nhức đầu dữ dội.

Sợ ánh sáng.

Mệt mỏi, đau mình mẩy, đau mỏi các bắp cơ, khớp.

  • Toàn phát:

Sốt:

+ Sốt cao liên tục 1 tuần (gđ nhiễm trùng huyết)

+ Hết sốt 1 – 3 ngày (ko điều trị cũng hết)

+ Sốt lại (gđ nhiễm leptospira tổ chức)

  • Đau:

+ Đau bắp cơ nhất là cơ bắp chân, cơ thắt lưng.

+ Đau tăng khi bóp.

+ Đau khớp, nhức đầu.

+ Đau bụng, đôi khi giống đau bụng cấp ngoại khoa.

  • Da:

+ Xung huyết lan tỏa ở da và củng mạc mắt.

+ Cố thể phát ban dạng sởi, dát sẩn, mày đay (cuối gđ sốt đầu tiên,3-4 ngày) mất đi ko để lại dấu vết.

  • Tâm thần kinh:

+ Vẻ mặt trầm cảm thờ ơ, lơ mơ (nhầm Typhos trong thương hàn).

+ Hội chứng màng não (VMN nước trong tăng Lympho) ko di chứng.

  • Tim: Nhịp tim nhanh, ít khi châm.
  • Thân:

+ Thiểu niệu vào tuần 2.

+ Hiếm suy thân.

  • Lui bệnh:

Sau 3 tuần (trung binh 8 – 10 ngày) bước vào thời kỳ hồi phục (gđ miễn dịch)

BN không được điều trị thì lâu hơn (3 – 6 tuần).

Cận lâm sàng:

BC: 10.000 – 20.000/mm3, đa nhân trung tính

Ure, creatinin tăng vừa.

Tiểu có protein.

Dịch não tủy:

+ Dịch trong

+ BC lympho tăng + Protein tăng nhẹ + Glucose, muối bt

  • Thể vàng da (suy gan, thận)

Nặng, tử vong do tổn thương tế bào gan, thận, xuất huyết cơ tim, tổn thương nôi mạc các mạch máu nhỏ.

  • Lâm sàng:

Gồm các dấu hiệu của thời kỳ toàn phát của thể không vàng da. Kèm theo:

Vàng da:

+ Đột ngột, tiến triển nhanh

+ Cuối gđ sốt đầu tiên thời kỳ toàn phát (ngày 6-7)

+ Vàng da thì hết sốt + Vàng trên nền xung huyết (màu cam)

Suy thân cấp:

+ Thiểu niệu, vô niệu + Toan chuyển hóa + K+ trong máu cao

Xuất huyết:

+ Da

+ Niêm mạc các cơ quan (cả tuyến thượng thân)

Tim:

+ Rối loạn dẫn truyền

+ Sóng T thấp do xuất huyết trong cơ tim, xh màng ngoài tim.

Hô hấp: Suy hô hấp do chảy máu, phù phổi

Toàn thân:

+ Thiếu máu do xuất huyết nhiều nơi

+ Suy sụp, nôn

+ U ám, rối loạn ý thức, hôn mê, tử vong.

+ (Gan lách to–cô cho ghi)

Cân lâm sàng:

CTM :

+ Bạch cầu tăng cao, nhất là đa nhân trung tính.

+ Tiểu cầu giảm ít.

HSM:

+ Ure, creatinin tăng cao.

+ K+ máu tăng + Suy thân thực tổn khi:

(Na niệu / Na máu ) x (Cre máu/ Cre niệu) x 100 > 2%

Hoặc:

  • Ure niệu/ Ure máu < 10
  • Cre niệu/ Cre máu < 20
  • Vô niệu, Protein niệu > 1g/l, trụ hạt + + +

+ SGOT, SGPT tăng, tỷ lệ Prothrobin bình thường hoặc giảm nhẹ.

+ Bilirubin tăng.

  • Thể ít gặp:
  • Thể giả cúm: sốt đơn thuần
  • Thể màng não
  • Thể đau bụng cấp giả ngoại khoa

Biến chứng:

Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim

Viêm mống mắt thể mi, viêm thị thần kinh, xuất huyết võng mạc

Viêm dây thần kinh ngoại vi

Suy gan, thận

CHẨN ĐOÁN:

Chẩn đoán xác định:

  • Dịch tễ: BN vừa mới tiếp xúc.
  • Lâm sàng :

+ Sốt đột ngột

+ Đau cơ bắp chân,

+ Biểu hiện thân

+ Da vàng cam

Cận lâm sàng:

+ Tìm xoắn khuẩn trong máu, dịch não tủy 6 ngày đầu. Từ ngày 6-12 (-) do đi vào phủ tạng. Từ ngày 12 tìm trong nước tiểu.

+ Huyết thanh:

Phản ứng Mactin Pettit

MAT (ngưng kết dưới kính hiển vi)

ELISA

Chẩn đoán phân biệt:

Thể không vàng da: phân biệt với:

+ Cúm

+ Sốt rét + Thương hàn + Viêm màng não + Bệnh có ban,

Thể có vàng da: phân biệt với + Sốt rét nặng có biến chứng

+ Nhiễm trùng đường mật tăng ure máu + Viêm gan dị ứng nhiễm độc.

+ Nhiễm khuẩn huyết + Áp xe thân

Thể có xuất huyết: Viêm màng não do não mô cầu, sốt XH Dengue, Nhiễm khuẩn huyết nặng

HỘI CHỨNG GAN THẬN hay gặp trong 4 bệnh: lepto, viêm gan nhiễm độc, nhiễm trùng đường mật dẫn đến Nhiễm khuẩn huyết và thân, Sốt rét ác tính.

Chẩn đoán ở cộng đồng (vụ dịch): Nghĩ tới bệnh này khi có 1 số triệu chứng:

Sốt cao đột ngột, nhức đầu

Đau cơ tăng khi bóp, vân động mà không có viêm cơ

Xung huyết, xuất huyết

Vàng da, tiểu ít, vô niệu trong 24h.

ĐIỀU TRỊ:

Điều trị căn nguyên:

  • Penicillin G 80.000 – 90.000/kg/ngày cách 6h/lần x 7 ngày (nếu suy thân dùng Cephalosporin, vì Pen G là muối của K+ nên gây tăng K+)
  • Dị ứng Penicillin dùng:

+ Erythromycin 15mg/kg/ngày tiêm hoặc uống cách 6h/lần + Doxycyclin 2-3mg/kg/ngày uống 2lần/ngày (độc gan, răng của thai)

Phụ nữ có thai ốm nặng dị ứng penicillin: Lincomycin

Điều trị triệu chứng:

Chống suy thận cấp:

+ Lợi tiểu, truyền dịch.

+ Lọc thân khi:

  • Ure máu > 30mmol/l
  • Creatinin > 2mg% (em tính ~ 177umol/l)
  • K+ máu >5,5 mmol/l (thầy bảo 6)
  • Chống rối loạn điện giải: chống tăng K+ bằng dùng Ca clorua, NaHCO34% tĩnh mạch châm hay tạm 1.4% nếu ko có.
  • Hạ sốt, giảm đau, an thần
  • Dinh dưỡng tốt đủ Glucid, protid.
  • Xử trí cộng đồng:
  • Vàng da, tiểu ít, rối loạn ý thức: Chuyển lên tuyến trên, tiêm bắp trước khi chuyển
  • penicillin G
  • Không vàng da, tiểu bt: Giữ lại trạm y tế, điều trị pen như trên.

TIÊN LƯỢNG: phụ thuộc

  • Mức độ suy thận: K+ máu > 6mEq/l là nặng
  • Bệnh gan thận có trước.
  • Biến chứng tim: RL dẫn truyền, nhồi máu cơ tim
  • Suy hô hấp, chảy máu phổi

PHÒNG BỆNH:

Dự phòng:

Giáo dục cộng đồng ko tiếp xúc, bơi lội nơi nguy cơ.

Đồ bảo hộ cho đối tượng nguy cơ cao (CN nạo cống rãnh, lò mổ…)

Chú ý các trường hợp bệnh ở khu vực ngập lụt

Vệ sinh môi trường, khai thông cống rãnh

Phòng bệnh cho những người nguy cơ cao, đặc biệt trong vùng dịch lưu hành.

Chống dịch:

Loại trừ nguồn nước ô nhiễm, khử trùng đồ vật, xác súc vật, máu dịch tiết cơ thể

Điều tra nguồn lây báo cáo cấp trên.

0/50 ratings
Bình luận đóng