Bệnh lác khô là một loài bệnh ngoài da ngoan cố, không dễ chữa lành, lúc mới mắc bệnh, da dẻ sẽ hình thành mảng trắng hoặc mảng đỏ và ngày càng lan rộng, khi dùng tay gãi,, sẽ sản sinh những mảnh da khô vụn tựa như cảm gạo, sau cùng thì sẽ lan tràn khắp toàn thân. Những chỗ bị đau kế cận nhau, sẽ dần dần liền thành một khối. Lúc bấy giờ thân thể sẽ như một bản đồ, không những cực kỳ ngứa ngáy khó chịu, mà còn rất xấu xí khó coi, nghiêm trọng phá hoại vẻ đẹp.
Nguyên nhân chính của bệnh lác khô, đến nay vẫn chưa được xác định. Theo nghiên cứu, thì chứng bệnh này có quan hệ mật thiết với hàm lượng chất đường, chất keo và sinh tố trong cơ thể con người.
Người ta thường nói “bệnh lác”, là bệnh nho nhỏ không đáng kể. Bệnh lác tuy là bệnh nhỏ, nhưng nổi ở trên thân thể khiến mọi người đứng ngồi không yên, đồng thời còn ảnh hưởng đến việc ăn uống, giấc ngủ và trở thành hiểm họa bên trong. Y học gia Trần Thực Công cho rằng, sự phát sinh của bệnh lác có bốn nguyên tố là phong nhiệt, thấp, trùng. Lúc phát ra, dạng lớn nhỏ tròn nghiêng không nhất định, dạng khô, ướt mới hay lâu cũng khác nhau. Trong cuốn “Chứng trị chuẩn thằng” của Vương Khẳng Đường đời Minh có nói, bệnh lác có loại: Một là loài lác khô, khi gãi thì nổi những mặt trắng, da dẻ khô héo. Hai là loại lác dạng ướt, khi gãi sẽ chảy nước ra, dường như có con sâu bò trên da. Ba là loại lác phong, có hình dạng như mảng mây, khi dùng tay gãi, không có cảm giác đau ngứa. Bốn là loại dạng lác da bò, khi gãi thì da dẻ tựa như. da cổ gáy con bò, vừa dày lại vừa cứng. Năm là loại lác dạng da chó, một mảng đốm chấm trắng liền với nhau, luôn ngứa ngáy. Sáu là loại gọi là lác đao, không có hình dạng rõ ràng, dọc ngang không định. Phương pháp chữa trị, nện dùng thuốc sát trùng, thấm thấp, tiêu độc đắp ngoài da, đồng thời uống thuốc thang hòa tỳ, thanh vị, trừ phong, tán thấp, mới có thể chữa dứt. Vương Khảng Đường còn nói, trên mặt có một loại lác phong, lúc mới mắc bệnh chỉ có những mảng nhỏ và dần dần trở thành những mụn nhọt nhỏ, thường hay đau ngứa, loại lác này luôn hay phát ra ở mùa xuân, còn tên gọi khác là lác hoa, phụ nữ dễ bị mắc chứng bệnh này hơn. Đây là do phong nhiệt của Phế kinh tụ tích, dương khí thượng thăng và phát ra ở vùng mặt. Nếu thời gian mắc bệnh này lậu dài, thì sẽ trở thành phong tật, cần phải .chạy chữa kịp thời. Nên dùng cách chữa thanh tâm hỏa, tán phong nhiệt của phế kinh, sau đó dùng thuốc tiêu độc tán nhiệt đắp ngoài, thì bệnh tật sẽ khỏi.
Phương thuốc chữa Bệnh lác khô
- ĐÀO HỒNG TỨ VẬT THANG
(“Y tông kim giám”) Hiệu quả: Có thể loại trừ bệnh lác khô. Thành phần dược liệu: Đương qui 12 gam, Xích thược 12 gam, Sinh địa 12 gam, Xuyên khung 10 gam, Đào nhân 12 gam, Hồng hoa 10 gam. Cách thực hiện: Đem tất cả dược vật trên vào nồi thêm nước sắc cô, sau đó bỏ bã thuốc, lấy nước thuốc. Cách dùng: Uống nước.thuốc trước bữa cơm, ba lần một ngày. Giải thích: Phương thuốc này thích hợp với những người da dẻ khô táo nổi mạt vảy trắng bạc, mẫn mụn lâu ngày không giảm, có màu đỏ sẫm hoặc có mụn mủ xuất hiện, chất lưỡi đỏ sẫm, rìa lưỡi có chấm ứ. Phương này có tác dụng dưỡng huyết lương huyết, hoạt huyết khử ứ. Phương này dựa trên cơ sở của Tử vật thang mà đem đổi Bạch thược thành Xích thược, Thục địa đổi thành Sinh địa, lại gia thêm Đào nhân, Hồng hoa mà thành. Trong phương này, Đương qui giỏi về bổ huyết hoạt huyết. Sinh địa, Xích thược có tác dụng thanh nhiệt lương huyết. Trong đó Sinh địa còn dưỡng âm sinh tân dịch, Xích thược có thể hành, huyết, phá ứ, tan máu bầm (“Điền Nam thảo bản”). Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa đều thuộc loại dược vật hoạt huyết khử.ứ, có tác dụng xúc tiến huyết vận hành, tiêu tán máu ứ. Trong đó, Xuyên khung còn có thể hành khí khu phong giảm đau. Hồng hoa có thể họat huyết nhuận táo, giảm đau, giảm sưng (“Bản thảo cương mục”). Tất cả dược vật trên hợp dùng thì có thể tăng cường sức mạnh dưỡng huyết hoạt huyết. Trung y cho .rằng, sự phát bệnh của bệnh lác dạng khô phần nhiều với phong, hỏa, thắp, táo nguyên nhân bên ngoài có quan hệ và nguyên nhân bên trong thì có liên quan đến huyết nhiệt, huyết hư, huyết táo, huyết ứ. Phương thuốc.này vừa có thể lương huyết, hoạt huyết, lại vừa bổ huyết nhuận táo, nên có thể chữa được bệnh lác khô, nhất là thích hợp với bệnh lác khô dạng huyết ứ.
- SINH HUYẾT NHUẬN DA ẨM
(“Y học chính truyện”). Hiệu quả: Chữa bệnh lác khô dạng huyết hư phong táo. Thành phần dược liệu: Đương qui 12 gam, Thục địa 20 gam, Sinh địa 15 gam, Hoàng kỳ 20 gam, Thiên đông 12 gam, Mạch đông 12 gam, Ngũ vị tử 12 gam, Thăng ma 6 gam, Hoàng cầm 12 gam, Đào nhân 12 gam, Hồng hoa 10 gam, Lâu nhân 12 gam. Cách thực hiện: Dùng nước sạch sắc cô tất cả dược vật trên, sau đó vớt bỏ bã thuốc, lấy nước thuốc để dùng. Cách dùng: Uống nước thuốc, ba lần một ngày. Giải thích: Phương này thích hợp với những người da dẻ nơi bị đau có màu trắng nhạt hoặc màu nâu sẫm, da dẻ khô táo, có vảy mạt nhưng không nhiều lại bám dính, hơi chắc trên da thịt, không dễ lột đi, rất ngứa; quá trình mắc bệnh hơi dài, chất lưỡi, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc lưỡi đỏ mà không rêu lưỡi. Phương thuốc này chủ yếu do loại dược vật tư dưỡng âm huyết hợp thành. Trong phương, Đương qui, Thục địa có thể dưỡng huyết, bổ huyết, đều là vị thuốc bổ huyết. Trong đó Thục địa còn giỏi về tư âm, Sinh địa thi thanh nhiệt lương huyết sinh tân dịch. Thiên đông, Mạch đông đều dưỡng âm thanh nhiệt. Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí, dùng chung với Đương qui có thể ích khí sinh huyết. Ngũ vị tử giỏi về ích khí sinh tân dịch. Đào nhân và Hồng hoa hoạt huyết khử ứ nhuận táo. Thăng ma có thể khử phong tà ở da, giải phong nhiều giữa cơ bắp và còn có thể loại ban chẩn, hành ứ huyết. Hoàng cầm thanh nhiệt tả hỏa táo thấp. Qua lâu nhân nhuận táo, hoạt trường thông tiện. Tổng hợp lại, phương này có công hiệu dưỡng huyết tư âm, nhuận táo khu phong, thanh nhiệt hoạt huyết. Trung y cho rằng, huyết hư phong táo, da thịt không được dinh dưỡng thì có thể dẫn đến bệnh lác khô. Mà phương này giỏi về dưỡng huyết nhuận táo, đồng thời khu phong hoạt huyết thanh nhiệt, nên có thể chữa lành bệnh lác khô do huyết hư phong táo gây ra.
- HÙNG PHÀM TÁN
(“Từ Hy Quang Tự Y phương Tuyển Nghị”) Hiệu quả: Chữa bệnh ghẻ ngứa, lác, đinh nhọt. Thành phần dược liệu: Hùng hoàng 75 gam, Bạch phàn (Phèn chua) 75 gam. Cách thực hiện: Đem hai vị thuốc trên cùng nghiền thành bột mịn hỗn hợp, rồi cho vào túi vải buộc miệng túi lại, để dùng. Cách dùng: Thường xuyên dùng túi vải thuốc gãi chỗ bị đạu. Giải thích: Đây là một trong những phương thuốc dùng chữa bệnh ngoài da của Hoàng đế Quang Tự đời Thanh, là từ hai vị Bạt độc tán trong sách “Y tông kim giám” mà ra, nhưng lượng dùng của Hùng hoàng tăng gấp đôi mà thành. Hùng hoàng, Bạch phàm (phèn chua) đều là loại dược vật dùng ngoài da. Hùng hoàng vị cay tính .nóng, có độc, có tác dụng giải độc mạnh đối với chứng nhọt độc; và tác dụng giảm ngứa. Như trong cuốn “Bản thảo cương mục” ghi rằng: Hùng hoàng có thể chữa trị chứng mụn nhọt sưng đau bệnh nhọt sởi trẻ con; phong ngứa, đinh sang độc. Căn cứ thí nghiệm bên ngoài có thể cho biết Hùng hoàng có tác dụng loại khuẩn bì phu. Vì Hùng hoàng có độc và có thể hấp thụ từ da dẻ, cho nên lúc sử dụng cần chú ý, không thể bôi xức với diện tích lớn và không thể liên tục sử dụng lâu dài; phụ nữ có thai càng không nên sử dụng. Bạch phàn dùng ngoài da, có tác dụng giải độc sát trùng, táo thấp giảm ngứa. Hai vị thuốc hợp dùng CÓ công hiệu giải độc sát trùng, táo thấp giảm ngứa, nên có hiệu quả chữa trị tốt đối với bệnh ngoài da như ghẻ ngứa lác đinh nhọt.