Thiếu dương bán biểu bán lý (nửa trong, nửa ngoài) bệnh phát vào thời kỳ thứ hai.

Chủ yếu chứng trạng là: Rét nóng qua lại, ngực sườn, đầy tức, lầm lì không muốn ăn, tâm phiền, (bứt rứt) hay nôn oẹ, mạch huyền sác, tỏ ra bệnh tà đã truyền sâu vào hai khoảng ngực sườn, mà chứng khí ở đó đang chống cự lại. Kinh này vị trí quan trọng có nhiệm vụ ngăn chặn tà khí cho nên có hiện tượng tà khí đấu tranh mà thể hiện ra chứng nóng rét qua lại, ngực và dưới sườn là bộ vị của kinh thiếu dương cho nên có chứng hung hiếp khổ mãn (ngực sườn đầy đau).

Ba tạng khí: Can – tỳ – vị đều ở sát đều khoang sườn ngực bị ảnh hưởng nhiệt độc của thiếu dương bệnh này có chứng lầm lì không muốn ăn, thiếu dương chủ trung hoà, vượng thì ảnh hưởng đến tâm tạng và bệnh có hướng thượng (bốc lên). Cho nên có chứng tâm phiền hay oẹ. Vì vậy bốn chứng trên đều là chủ chứng của thiết bệnh, mạch huyền là mạch của can đởm.

Bệnh thương hàn ở biểu là hàn, vào lý là nhiệt. Thiếu dương là bệnh giữa khoảng biểu lí nên trình độ nhiệt hóa hơn của bệnh thái dương như còn bệnh dương minh chứng trong đề cương thái dương có 3 chứng: Miệng đắng, mắt hoa, đánh dấu mức độ nhiệt hóa của thái dương và sinh bệnh. Hiện tượng này do đởm nhiệt.

Theo kinh nghiệm của bản thân thì mạch của thiếu dương huyền sác hoặc huyền tế sác đều thấy rõ ở trung, vì để tay nhẹ (kinh án) thấy rõ mạch ở biểu, đè tay (trọng án) thấy rõ bệnh ở lí, còn để tay nặng thấy bệnh ở bán biểu, bán lý.

Phép chữa bệnh ở thiếu dương lấy hoà giải làm gốc vì bệnh không còn ở biểu nên phát tán, không ở thủy và chưa vào lý nên dùng phép thổ và phép hạ. Bệnh nhiệt hóa nên phải tránh cả phép ôn châm.

Hoà giải nghĩa là không dùng vị thuốc mãnh liệt có thể giải được sự tranh chấp do tà khí gây nên, muốn như vậy về mặt chính khí phải bồi bổ, để tăng cường sức đấu tranh, về tà khí phải dựa tình hình nhiệt hóa để làm giảm sức tiến của nó. Hai việc ấy phải kết hợp song song. Chính khí mạnh tất nhiên tà khí không thể đứng vững mà phải theo đường thuận lợi nhất mà thoát ra ngoài (nhân thế lợi đạo) hoặc bằng đường mồ hôi, bằng đường tiểu tiện.

Tiểu sài hồ thang có đủ tác dụng hoà giải ấy cho nên chủ phương của thiếu dương bệnh.

Trong cuốn Thương hàn nhiễm dịch Nhiêm Công Thu nói bài Tiểu sài hồ có 4 tác dụng tuỳ theo cụ thể về loại và mà phát huy:

  1. Điều hoà cơ thể (hoà giải biểu lý)
  2. Lợi tiểu tiện
  3. Lợi đại tiện
  4. Làm ra mồ hôi, có khi ra mồ hôi mạnh là do chính khí hết sức đẩy mạnh bệnh tà ra ngoài, phần nhiều ở bệnh lâu ngày.

Tiểu sài hồ thang

Nhân sâm 12g

Bán hạ 12g              chỉ ẩu giáng nghịch

Hoàng cầm 12 gam

Chích thảo 6 gam

Sinh khương 8 gam (điều hoà dinh vệ)

Đại táo 16 gam

Phép gia giảm

  1. Không nôn mửa mà trong lồng ngực bứt rứt khó chịu bỏ bán hạ, nhân sâm, gia qua lâu thực 12 gam để làm khoan khoái lồng ngực và thanh nhiệt.
  2. Nếu khát bỏ bán hạ tăng nhân sâm lên 16 gam để sinh tân dịch.
  3. Nếu đau bụng bỏ hoàng cầm gia bạch thược 16 gam để thư can chỉ thống (làm giãn cơ bụng đỡ đau, bình can cũng là nghĩa vậy).
  4. Nếu dưới bí đầy, bỏ đại táo gia mẫu lệ 16 gam để nhuyễn kiên, tiêu trừ đàm thủy.
  5. Nếu vùng dưới tim ấm ách, tiểu tiện không lợi bỏ hoàng cầm gia phục linh để lợi thủy.
  6. Nếu không khát mà người hơi sốt, sợ lạnh bỏ nhân sâm gia quế tiêm 16 gam để khu phong giải biểu (uống nóng đắp chăn cho ra mồ hôi).
  7. Nếu ho bỏ nhân sâm, đại táo, sinh khương, gia ngũ vị tử 4 gam, can khương 12 gam để tiêu táo thủy định phế.

Bệnh thiếu dương thấy mệt, hàn chủ chứng thì dùng Tiểu sài hồ thang bất tất phải đủ cả 4 chứng mới dùng được, mà cho chứng trọng yếu là “ngực sườn đầy đau”.

Tiểu sài hồ là bài thuốc rất có giá trị, công hiệu rộng rãi, sự vận dụng hết sức linh hoạt, bác sĩ Thanh (Nhật Bản) trong Hoàng hán y học đã nêu lên rất nhiều, chính bản thân tôi cũng có rất nhiều kinh nghiệm về phương này đã vận dụng gia giảm khác mà chữa khỏi được nhiều loại bệnh mạn tính khó khăn.

Kiêm chứng

Thiếu dương ở vào giữa khoảng thái dương và dương minh nên thấy kiêm có chứng biểu của thái dương và chứng lý của dương minh.

Kiêm biểu:

Thiếu dương kiêm biểu là tà khí tuy đã truyền vào thái dương nhưng vẫn còn một phần lưu ở thái dương chưa vào hết mà thái dương bệnh như điều 146 trong thương hàn luận. “Bệnh thương hàn 6-7 ngày phát sốt, hơi sợ rét, mọi đốt xương và tứ chi đau nhức, vùng dưới tim (đầy) dùng bài Sài hồ quế chi thang làm chủ”.

Sài hồ quế chi thang tức là bài Tiểu sài hồ thang hợp với bài Quế chi thang chữa bệnh nóng rét qua lại hay nôn oẹ (chứng của thái dương) mà kiêm có chứng phát sốt sợ rét, đau mình, nhức xương hoặc đau đầu cứng gáy (chứng cuả thái dương).

Kinh nghiệm bản thân: chứng thiếu dương kiêm biểu ngoài việc dùng bài Sài hồ quế chi thang ra còn có khi dùng Cát căn thang hợp với Tiểu sài hồ thang cũng có trường hợp phải gia thêm thạch cao, cốt phải nắm được chủ chứng của các phương là có thể vận dụng được linh hoạt.

Kiêm lý:

Thiếu dương kiêm lý là bệnh độc ở thiếu dương đã có một phần tiến vào đến dương minh, theo lâm sàng xuất hiện chứng của thái dương như nóng rét qua lại, ngực sườn đầy đau, vùng mỏ ác bứt dứt buồn nôn còn thêm chứng nhiệt ở lý của dương minh như: vùng dưới tim đau gấp (ấn tay vào đau không chịu được) nôn mửa hoặc bí tiểu tiện hoặc hiệp nhiệt hạ lợi (đại tiện ra phân lỏng, giang môn nóng rét).

Đại sài hồ thang

Sài hồ 16 gam                      sơ thông đởm và tam tiêu

Hoàng cầm 12 gam             thanh nhiệt

Bán hạ 12 gam                    chi ẩn giáng nghịch

Bạch thược 12 gam             bể âm liễm dinh

Đại hoàng 12 gam               tả nhiệt trừ táo

Chỉ thực 6 gam                   thông khí hành trệ

Đại táo 16 gam                    bổ khí dưỡng vệ

Sinh khương 8 gam

Phân biệt: Tiểu sài: Tâm phiền buồn nôn (nhẹ) Đại sài: dưới tim đau gấp, bực bội.

Phương Đại sài hồ, có sách chép có đại hoàng, có sách chép không có đại hoàng (bản chính thất lạc).

Kinh nghiệm bản thân sử dụng phương này: Nếu râu lưỡi vàng khô dưới mỏ ác cự nhiều thì dùng đại hoàng, rêu lưỡi chưa vàng vùng dưới mỏ ác chưa cự hoặc cự án thì không dùng đại hoàng.

Nhiệt nhập huyết thất

Phụ nữ mới đến kỳ hành kinh, đang khi hành kinh mắc phải bệnh thương hàn, ban ngày thì nóng rét qua loa, tinh thần tỉnh táo, ban đêm thì mê sảng điên cuồng như điều 145 trong thương hàn luận (đàn bà mắc bệnh thương hàn phát sốt; hay gặp lúc có kinh, ban đêm nói nhảm nhí như ma quỷ tà nhiệt nhập).

Thuyết thất có ở những nơi chứa nhiều huyết dịch bao hàm có xung mạch (xung chỉ huyết hải, tử cung tạng, nhiệt nhập huyết, thất mạch hay hư là do huyết dịch bị tà khí xâm nhập làm cản trở sự lưu hành khiến cho mạch hay chậm và có sức (huyết trệ) cũng có khi không có hiện tượng sốt vì biểu tà đã rút vào huyết, ban ngày tỉnh táo, ban đêm thì điên cuồng, do bệnh nhân phần huyết thuộc âm, một mặt khác cũng chứng như điên cuồng là do ứ huyết ở hạ tiêu, nội kinh nói “huyết tại thượng kỳ vong, huyết tại hạ như cuống” nghĩa huyết ứ lại ở bên trên thì hay quên, huyết ở dưới thì như điên cuồng, ở đây nhiệt tà phạm vào huyết, huyết bị trở trệ là ảnh hưởng đến tâm thận.

Pháp chữa bệnh nhiệt nhập huyết thất thì nên châm huyệt kì môn (huyệt của can) hoặc cho uống Tiểu sài hồ thang đều có quan hệ với can, đởm vì bệnh này có chứng ngực sườn đầy đau (chủ chứng của thiếu dương).

Theo kinh nghiệm của Du Gia Ngôn trong cuốn Thương hàn tập nghĩa thì khi mới hành kinh một chút phát bệnh là huyết ứ lại thì dùng Tiểu sài hồ thang hoà giải thiếu dương gia thêm các vị Đào Nhân, Hồng Hoa, Đan Bì, Ích Mẫu để thông huyết, còn bệnh nhân kinh huyết đã ra được nhiều mới phát bệnh thì dùng tiểu sài hồ thang gia thêm các vị; Sinh Địa, Xuyên Quy, Bạch Thược, Xuyên Khung, Trần Bì, Hồng Hoa để bổ huyết; hành huyết.

Một mặt khác, Thiếu dương và Quyết âm có quan hệ biểu lý với nhau cho nên bệnh Thiếu dương lúc phát triển mạnh có thể chuyển vào Quyết âm, bệnh quyết âm đã bốt cũng có thể chuyển ra Thiếu dương, đó là quá trình chuyển biến về cơ chế của bệnh lý.

Thiếu dương chuyển vào quyết âm là biểu chứng nhập lí là do bệnh nặng thêm.

Quyết âm bệnh chuyển ra Thiếu dương là lý chứng đạt biểu là bệnh nhẹ đi.

0/50 ratings
Bình luận đóng