Triệu chứng:

Đột nhiên thấy đau bụng rồi tiêu chảy, số lần tiêu chảy càng tăng, những lần về sau phân lợn cợn những sợi trắng hoặc máu, bệnh nhân mất sức hẳn và thường đi kèm với thương hàn, đau đầu, sốt cao..

Món 1: CHÁO TỎI

Nguyên liệu:

– Tỏi 30gr (loại tỏi lớn vỏ tím) – gạo trắng 100gr.

Công dụng, Cách dùng chữa bệnh của Tỏi
Công dụng, Cách dùng chữa bệnh của Tỏi

Cách chế biến:

Lột vỏ rồi bỏ tỏi vào dầm trong nước sôi khoảng 1 phút sau đó vớt ra. Gạo trắng vo sạch đổ nước vào nấu cho thành cháo rồi bỏ tỏi vào sau đó khoảng 10 phút mới nhắc xuống dùng.

Cách ăn: Ăn vào các buổi sáng và tối.

Món 2: VẰN THẮN NHÂN CẬT HEO

Nguyên liệu:

  • 1 cặp cật heo – 1,5gr trần bì – bánh làm vằn thắn.

Cách chế biến:

Cật heo làm sạch luộc nhừ rồi bằm chung với trần bì, hoa tiêu, nước tương để làm nhân bánh vằn thắn.

Cách ăn: Ăn lúc đói.

Công hiệu: Hạ kiết lị, làm cho thấy không khát nước.

Món 3: CANH CÁ DIẾC

Nguyên liệu:

  • Tất cập, sa nhân, trần bì, hồ tiêu, ớt bột mỗi thứ 10gr
  • một con cá diếc lớn khoảng 1 kg – hai tép tỏi lớn.

Cách chế biến:

Cá diếc đánh sạch vẩy, móc ruột rửa sạch rồi dồn hỗn hợp tất cập, sa nhân, tiêu, tỏi, ớt đã giã nhuyễn vào bụng cá. Sau đó, đem nấu canh. Trước khi nấu canh nhớ tao cá một lượt bằng dầu thực vật.

Cách ăn: Ăn lúc bụng đói.

Công hiệu: Làm ấm dạ dày, ích tì vị.

Món 4: CHÁO HẸ

Nguyên liệu:

  • Hẹ tươi 30 – 60gr – gạo tẻ 100gr – một ít muối ăn.

Cách chế biến:

Gạo vo sạch nấu cháo. Hẹ xắt khúc. Chờ khi cháo sắp chín mới bỏ hẹ vào rồi nêm muối. Chờ cháo sôi lại vài dạo thì nhắc xuống dùng.

Cách ăn: Món ăn ôn nhiệt, dùng vào sáng và tối.

Công hiệu: Khỏe tì, ích vị.

Món 5: TRÀ GỪNG, Ô MAI

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi 10gr – ô mai 30gr
  • trà xanh 6gr – đường vàng một lượng vừa đủ.

Cách chế biến:

Xắt nhỏ gừng và ô mai nhục sau đó bỏ chung với trà vào bình thủy đựng nước sôi đậy nắp lại khoảng 30 phút rồi mới cho đường vào.

Cách ăn: Uống như uống nước nhưng lúc còn nóng.

Công hiệu: Chặn đứng kiết lị, dễ tiêu hóa.

0/50 ratings
Bình luận đóng