Đây là loại bệnh cấp tính, thường mắt nầy bị sẽ lây nhiễm sang mắt kia, tạo cảm giác khó chịu, sưng nóng, lúc đó mắt rất mẫn cảm với dị vật, chảy nước mắt, kết mạc xung huyết, thị lực giảm sút.

Món 1: CHÁO RAU KIM CHÂM VÀ RAU RĂNG NGỰA

(Rau răng ngựa còn gọi là cây trường thọ hay sống đời) Nguyên liệu:

  • rau kim châm 30gr
  • rau răng ngựa 30gr
  • gạo tẻ 100gr.

Cách chế biến:

  • Rau kim châm và rau răng ngựa đem về rửa sạch, sau đó đổ vào 600 ml nước, nấu kỹ còn lại 400 ml là được, lọc lấy nước bỏ xác.
  • Lấy nước luộc rau nấu cháo, khi cháo nhừ bỏ đường vào cho vừa ăn.

Cách ăn: Dùng để điểm tâm sáng hoặc tối.

Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc.

Món 2: CANH GAN HEO NẤU VỚI LÁ DÂU

Nguyên liệu:

  • Gan heo 100gr
  • Lá dâu tằm 15gr

    Lá dâu non
    Lá dâu non

Cách chế biến:

  • Gan heo rửa sạch xắt miếng, lá dâu rửa sạch, bỏ cả hai thứ vào nồi nấu canh. Nêm muối gia vị vừa ăn.

Cách ăn: Dùng như món canh để ăn cơm.

Công hiệu: Giải độc, thanh nhiệt. Mát gan, bổ mắt.

Món 3: CANH QUYẾT MINH HẢI ĐỚI

(Hải đới còn gọi là Côn bố)

Nguyên liệu:

  • Hải đới 20gr
  • Thảo quyết minh 10gr.

    Hạt muồng trâu chữa bệnh táo bón
    Hạt muồng trâu – thảo quyết minh

Cách chế biến:

Hải đới đem về ngâm nước nóng cho mềm, rửa sạch xắt sợi. Sau đó nấu canh chung với cỏ quyết minh.

Cách ăn: Sáng sớm để bụng đói uống nước canh, ăn hải đới.

Công hiệu: Mát gan, sáng mắt.

Món 4: CHÁO HẠT DÀNH DÀNH

Nguyên liệu:

  • Hạt dành dành 3 – 5gr
  • Gạo tẻ từ 50 – 100gr

Cách chế biến:

Hạt dành dành nghiền nhỏ. Đầu tiên ta nấu cháo trắng, sau đó đổ bột dành dành vào, nêm nếm vừa ăn.

Cách ăn:

Đây coi như bài thuốc dùng mỗi ngày 2 lần. Mỗi lần trị liệu ăn từ 2 đến 3 ngày. Không nên ăn nhiều quá chỉ định.

Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc.

0/50 ratings
Bình luận đóng