Có cản trở trên đường dẫn nước tiểu làm tăng áp suất trong ống dẫn, gây thận ứ nước, ứ nước tiểu, nhiễm khuẩn, tạo thành sỏi và có thể gây suy thận cấp hoặc mạn tính.

Căn nguyên

TẮC Ở MỘT BÊN

Tắc ở đài thận: sỏi, hoại tử gai thận.

Tắc ở chỗ nối đài- bể thận: sỏi.

Hẹp chỗ nối bể thận-niệu quản.

Tắc ở niệu quản: tắc niệu quản do sỏi là nguyên nhân hay gặp dẫn đến thận ứ nước. Hẹp niệu quản có thể do khối u, viêm, do mổ hay do chấn thương. Có thể do một động mạch bất thường. Xơ hoá sau phúc mạc (xem bệnh này), u trong ổ bụng hay trong vùng chậu có thể chèn ép niệu quản từ bên ngoài.

Tắc ở một bên có thể không có triệu chứng lâm sàng trong một thời gian dài, chừng nào mà chức năng thận bên kia vẫn tốt.

TẮC HAI BÊN

Cản trở ở bàng quang-niệu quản: xơ hoá, phì đại, trào ngược, khối ung thư to.

Cản trở ở cổ bàng quang và niệu đạo: xơ hoá niệu đạo, ung thư bàng quang, sỏi, khối ung thư ở tuyến tiền liệt to, chít hẹp sau viêm hay sau chấn thương, dị dạng bẩm sinh, bàng quang co cứng và rối loạn thần kinh bàng quang.

Triệu chứng

Đau do các đường niệu cao bị giãn, cơn đau quặn thận, hội chứng tuyến tiền liệt, đái nhiều về đêm, giảm lưu lượng nước tiểu.

Bệnh thận do trào ngược bàng quang-niệu đạo là nguyên nhân hay gặp nhất gây cao huyết áp nặng ở trẻ nhưng chỉ là 1-2% trong cao huyết áp ở người lớn.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Chụp siêu âm là kỹ thuật hàng đầu, cho phép xác định kích thước bàng quang và phát hiện thận ứ nước.

Chụp bụng không chuẩn bị và chụp đường niệu qua tĩnh mạch để phát hiện sỏi.

Điều trị xem các bài sau

thận ứ nước

u xơ tuyến tiền liệt

suy thận

rối loạn thần kinh bàng quang.

0/50 ratings
Bình luận đóng