ĐẶC ĐIỂM XƯƠNG TRẺ EM

  • Xương trẻ em mềm và dễ uốn cong, nhiều lỗ xốp, do đó chịu được biến dạng và nén ép.
  • Xương trẻ em tự nó có thể làm thẳng được nhưng không phải là tất cả.

Cốt mạc vững lên duy trì liên tục do đó giúp ngăn ngừa di lệch và dễ liền xương.

  • Trong gãy xương trẻ em tổn thương sụn tiếp hợp cao từ 10-15% ít gặp gãy vụn trừ chấn thương mạnh.
  • Sụn tiếp hợp yếu hơn dây chằng bao khớp, gân, do đó có cùng một lực chấn thương người lớn có thể tách hoặc rách dây chằng – trật khớp nhưng trẻ em lại có thể bị tổn thương sụn tiếp hợp dẫn đến rối loạn phát triển xương.
  • Ổ gãy tự nó kích thích sự phát triển của xương nhờ tăng cấp máu cho sụn tiếp hợp.
  • Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm (sơ sinh 2-3 tuần, 7-10 tuổi là 6 tuần, trên 10 tuổi là 8-10 tuần).

Không liền xương ở trẻ em thường không xảy ra (trừ một số chấn thương nặng gãy hở, viêm, xương bệnh lý).

  • Do đó phẫu thuật chỉnh lại ổ gãy không có, chỉ định ở trẻ em vì ảnh hưởng tới sự liền xương.

PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG CÓ TỔN THƯƠNG SỤN TIẾP HỢP

Salter và Halrris chia làm 5 nhóm:

  • Nhóm 1: tách đầu xương khỏi hành xương.
  • Nhóm 2: đường gãy theo khu vực nở to của sụn tiếp hợp làm thay đổi đầu dưới và xuyên ra ngoài hành xương.
  • Nhóm 3: gãy đầu xương trong khớp, mặt tách kéo dài từ khu vực yếu của tế bào nở to sau đó kéo dài song song với sụn tiếp hợp ra ngoại vi (hay gặp ở xương chày).
  • Nhóm 4: đường gãy bắt đầu từ mặt khớp kéo dài xuyên qua đầu xương đi hết phần dày nhất của sụn tiếp hợp, sau đó đi qua một phần hành xương (hay gặp ở đầu dưới xương cánh tay).
  • Nhóm 5: trong trường hợp khép hoặc dạng một lực ép lớn chuyển qua đầu xương tới một phần sụn tiếp hợp ép lớp tế bào mầm của tế bào sụn, di lệch tối thiểu nhưng dễ nhầm với bong gân. (hay gặp trong khớp gối, cổ chân).

CHẨN ĐOÁN

  • Bệnh sử khó xác định với trẻ nhỏ.
  • Gãy hoàn toàn có đủ triệu chứng.

+ Đau vùng gãy

+ Bớt lực vận động.

+ Sưng nề.

+ Biến dạng.

+ Có thể có bầm tím.

  • Xquang: ở trẻ em cần được chụp toàn bộ 2 khớp trên dưới ổ gãy và chụp đối xứng để so sánh, ở trẻ nhỏ có tổn thương đầu xương dài, trong đó tâm cốt hoá chưa xuất hiện trên Xquang, nên chẩn đoán sẽ gặp khó khăn.

ĐIỀU TRỊ

Tuỳ theo mức độ tổn thương, tuổi để có quyết định xử trí.

  • Điều trị bảo tồn là chính, với gây mê và tê vùng kéo nắn hoặc kéo liên tục > bất động bột trên dưới, thời gian theo lứa tuổi, bất động trên dưới khớp của ổ gãy.
  • Tiếp xúc chính xác mặt gãy là không cần thiết và gấp góc ở đầu xương < 20 là chấp nhận được.
  • Điều trị phẫu thuật khi có các yếu tố sau:

+ Tổn thương mạch máu, thần kinh, gãy hở, chèn ép khoang hoặc có tổn thương khác kèm theo.

+ Điều trị bảo tồn thất bại.

+ Gãy phạm khớp độ IV.

Gãy trên lồi cầu xương cánh tay

  • Gây mê kéo nắn bó bột nếu thất bại mổ xuyên đinh Kirschner cố định ngoại vi.

Bột ở tư thế cẳng tay sấp. 7-10 ngày thay bột tránh di lệch thứ phát trong bột.

  • Nếu gãy hở tổn thương mạch, thần kinh, mổ kết xương.
  • Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay
  • Gây mê: nắn bột ngực vai cánh tay dang 90° gấp trước, 60° và xoay trung gian.
  • Mổ: khi kéo nắn thất bại, gân cơ nhị đầu chèn ổ gãy xuyên đinh Kirschner.

Gãy thân xương cánh tay

  • Gây mê: nắn bột ngực vai cánh tay cẳng tay.
  • Mổ khi tổn thương thần kinh, mạch máu, hở.

Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay

  • Gãy không di lệch: bó bột chụp lại sau 2 tuần.
  • Gãy di lệch: mổ cố định bên trong.

Gãy mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay

  • Ít di lệch: bó bột.
  • Di lệch rõ: phẫu thuật cố định.

Nếu trẻ lớn lấy bỏ mảnh gãy và cố định gãy.

Gãy Monteggia – gãy xương và sai khớp (gãy 1/3 trên xương trụ và sai khớp quay trụ trên).

  • Nắn bó bột sớm.
  • Nếu thất bại kết xương trụ đặt lại đầu xương quay và tái tạo dây chằng vòng khi cần thiết.

Gãy hai xương cẳng tay

  • Gãy ít hoặc không có di lệch: bột cẳng bàn tay.
  • Di lệch nhiều nên chỉnh bột bất động.

+ Gãy 1/3 trên: đế cẳng tay ngửa tối đa.

+ Gãy 1/3 giữa: cẳng tay trung gian.

+ Gãy 1/3 dưới: cẳng tay sấp tối đa.

  • Gãy Galeazzi và sai khớp quay trụ dưới (gãy 1/3 dưới xương quay). Gây mê nắn bó bột.

Gãy xương ngón và bàn tay

  • Gãy vụn đầu dưới đốt ngón – nẹp.
  • Gãy giữa đốt – nắn chỉnh nẹp từ khuỷu tới ngón.
  • Gãy xương bàn tay – nắn bó bột.
  • Gãy chữ T – Mổ xuyên đinh Kischner.

Gãy cổ xương đùi

  • Điều trị có nhiều phương pháp:

+ Kéo liên tục.

+ Nắn chỉnh – nẹp Thomas.

+ Mổ nắn chỉnh cố định trong bằng nẹp vít.

  • Biến chứng:

+ Hoại tử vô khuẩn.

+ Biến dạng Coxavara.

+ Lùi sớm đầu xương – ngắn chi.

Gãy thân xương đùi

  • Chống sốc: do mất máu và đau.
  • Gây mê kéo nắn bó bột có thể chấp nhận được di lệch chồng <2cm và gấp góc không quá 20° (ở trẻ dưới 10 tuổi).
  • Mổ có biến chứng mạch, thần kinh, gãy hở hoặc theo nguyện vọng của gia đình.

Gãy xương bánh chè

  • Ít di lệch: bất động bột với gối duỗi.
  • Di lệch: khâu lại mặt ngoài và trong cơ tứ đầu và nắn lại xương.

Gãy thân xương chày mác

Nắn chỉnh bó bột.

Gãy cột sống

  • Không liệt: kéo liên tục – giường bột trong 2 tháng.
  • Có liệt: mổ cố định hoặc dính khớp.

Gãy xương chậu: chống sốc.

Tuỳ vị trí và tổn thương cụ thể để điều trị.

Gãy không vững có làm rời cung xương chậu.

  • Gãy ép trước sau tạo lên gãy cung xương chậu và khớp mu – bất động khớp háng ở tư thế xoay trong.
  • Gãy ép ngoài: gãy cả 2 xương chậu + 2 xương mu – nằm giường bột.

Gãy xương trong sâm khoa

  • Gãy thân xương dài: băng hoặc nẹp tuỳ vị trí.
  • Gãy sụn tiếp hợp.

BIẾN CHỨNG

Biến chứng ngay

  • Sốc.
  • Gãy hở.
  • Chèn ép khoang.
  • Tím ngay khi nắn có thể xảy ra.

Biến chứng sớm

  • Rối loạn dinh dưỡng.
  • Hội chứng Volkman.

Biến chứng muộn

  • Liệt thần kinh.
  • Vẹo trục và can lệch.
  • Tiêu chỏm hoặc đầu xương sụn.
  • Viêm xương.
  • Khớp giả.
0/50 ratings
Bình luận đóng