THIÊN MA

Tên khoa học: Gastrodia elata Blumo.; Họ lan (Orchidaceae)
Bộ phận dùng: Thân củ (vẫn gọi là củ). Củ sắc vàng nhợt, trên tròn, dưới không nhọn, da nhăn; củ già nở tách ra, rắn chắc, to nhiều thịt, không có lỗ hổng, trong sáng là tốt, củ xốp nhẹ là xấu.
Thành phần hóa học: Chất dính, tro của rễ chứa oxyd calci, oxyd magie v.v…
Tính vị – quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào phần huyết của kinh can.
Tác dụng: Khu phong, trấn kinh.
Công dụng: Choáng đầu, hoa mắt, trúng phong, kinh giản, nói không rõ, bại liệt, các chứng phong hàn thấp tê.
Liều dùng: Ngày dùng 3 – 6g.
Kiêng kỵ: Âm hư và không thật trúng phong thì kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
– Lấy thiên ma 1kg để vào trong một cái bình; lấy tật lê 0,300 kg sao nóng đố lên trên, đậy 3 lớp giấy cho kín trong 2 giờ rồi lấy tật lê ra, sao lại đổ trên, đậy kín như trước. Làm như vậy 7 lần, dùng vải lau cho hết mồ hôi, thái nhỏ sấy khô tán bột dùng trị phong tê (Lôi Công bào chế).
– Rửa sạch gói vào giấy, tẩm nước cho ướt, lùi vào lửa trấu mà nướng chín; lấy ra thái lát, tẩm rượu một đêm, sấy khô. Trị can kinh, phong hư (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, để ráo, tẩm nhiều rượu, ủ 3 ngày đêm, mềm rồi bào, sấy nhẹ

lửa cho khô.

Bảo quản: Cần để nơi khô ráo vì dễ bị sâu, mọt, mốc. Nếu mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh. Bào chế rồi đậy kín.

0/50 ratings
Bình luận đóng