TANG DIỆP (lá dâu)
Tên khoa học: Morus alba L.; Họ dâu tằm (Moraceae)
Bộ phận dùng: lá. Lá bánh tẻ (không già, không non), to, khô, nguyên lá màu xanh lục, không vàng úa, không sâu, không vụn nát là tốt.
Thành phần hóa học: có caroten, tanin, rất ít tinh dầu, vitamin C, colin, adenin, trigonelin. Ngoài ra còn có pentosan, đường, calci malat và cacbonat.
Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Vào hai kinh can và phế.
Tác dụng: Tán phong nhiệt, mát huyết, sáng mắt, làm thuốc sơ biểu giải nhiệt.
Công dụng: Trị cảm phong phát nóng, ho do lao nhiệt, nhức đầu, nhuận táo.
Liều dùng: Ngày dùng 6 – 12g.
Kiêng kỵ: bệnh hư hàn thì không nên dùng
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Hái lá dâu vào cuối mùa xuân lúc đương xanh tốt hoặc hái vào cuối thu lúc lá đã rụng 2/3 (gọi là “lá thần tiên”), cả hai thứ đều phơi râm hợp lẫn với nhau.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Hái về rửa sạch, vẩy ráo nước, phơi râm cho khô giòn, chà xát bỏ gân và cọng lá (dùng sống); hoặc có thể tẩm mật (ít dùng), sao qua cho thơm, tùy theo lương y.
Dễ tán thành bột mịn làm hoàn tán.
14.2pt">Bảo quản: Để nơi khô ráo, không phơi nắng quá sẽ mất màu. Tránh làm vụn nát.