MỘC HƯƠNG
Tên khoa học: Saussurea lappa Clarke.; Họ cúc (Asteraceae)
Bộ phận dùng: Rễ cây xuyên mộc hương. Mộc hương có nhiều dầu thơm là tốt nhất. Ở ta còn dùng vỏ cây bùi tía (còn được gọi là vỏ dụt) để thay mộc hương gọi là nam mộc hương.
Thành phần hóa học: Tinh dầu thơm, chất nhựa, inulin.
Tính vị – quy kinh: Vị đắng, the, tính ôn. Vào kinh tam tiêu.
Tác dụng: Hành khí, kiện tỳ hóa vị, khai uất, tiêu hóa, giải độc, lợi tiểu.
Công dụng: Trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, đau bàng quang, tiểu tiện bế tắc, tiết tả đi lỵ.
Liều dùng: Ngày dùng 3 – 6g.
Kiêng kỵ: các chứng do khí yếu gây ra, huyết hư mà táo thì kiêng dùng, kỵ nóng, kỵ lửa.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng vào thuốc điều khí thì dùng sống, nếu muốn cho chặt ruột thì bọc bột nướng chín dùng (Lý Thời Trân)
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, phơi râm cho khô, thái mỏng rồi tán bột, khi dùng cho vào nước thuốc thang, quấy đều mà uống.
Khi dùng mài với ít nước thuốc thang đã sắc rồi uống (cách này thường dùng).
Bảo quản: Dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, mát kín, kỵ nóng, không nên phơi nhiều làm mất mùi thơm.
justify;text-indent: 14.2pt">Có thể sấy hơi diêm sinh.