ĐỊA CỐT BÌ (vỏ rễ câu kỷ)
Tên khoa học: Lycium sinense Mill.; Họ cà (Solanaceae)
Bộ phận dùng: Vỏ rễ. Vỏ mỏng mềm, thường cuốn lại như cái ống, sắc vàng, hơi thơm, phiến to không có lõi là tốt.
Vỏ to dày, sắc vàng lại có đốm trắng nhiều lõi là xấu.
Không lầm với rễ cây đại thanh (cây sung ma, cây đơm, mọc ở Sơn Tây) vẫn dùng làm nam địa cốt bì.
Thành phần hóa học: Có chất đắng, còn chưa nghiên cứu rõ.
Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính hàn. Vào ba kinh phế, can, thận và tam tiêu.
Tác dụng: Mát huyết, tả hỏa, thanh phế nhiệt.
Chủ trị : Trị ho thổ huyết, tiêu khát, bệnh lao nhiệt có mồ hôi.
Liều dùng: Ngày dùng 6 – 12g.
Kiêng kỵ:Pphần vinh không nhiệt và nội tạng hàn kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Đào được rễ cây câu kỷ, rửa sạch, rút bỏ lõi, sắc lấy nước cam thảo ngâm một đêm rồi vớt ra, sấy khô (Lôi Công)
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Chọn thứ vỏ không còn lõi, rửa sạch, bẻ hoặc thái nhỏ phơi khô (dùng sống, cách này thường dùng). Có khi tẩm rượu sấy qua (ít dùng).
Bảo quản: Cần để nơi khô
ráo, không nên đè nặng lên trên sợ bẹp nát.