BA CHẼ

Tên khác: Niễng đực, Ván đất, Ðậu bạc đầu.
Tên khoa học: Dendrolobium triangulare (Retz) Schindler, thuộc họ Ðậu – Fabaceae.
Tên đồng nghĩa: (Desmodium triangulare (Retz) Merr.; D. cephalotes (Roxb) Wall ex Wight et Arn)
Mô tả: Cây nhỏ cao 2-3m. Thân tròn. Cành non hình tam giác dẹt. Lá kép gồm ba lá chét, hình trứng, mép nguyên, cái ở giữa lớn hơn cái hai bên. Mặt dưới lá màu trắng bạc. Lá non có lông trắng ở cả hai mặt. Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt. Hạt hình thận (ảnh số 3).
Bộ phận dùng: Lá (Folium Dendrolobii).
Phân bố sinh thái: Cây của vùng Ấn Độ – Malaixia mọc hoang ở các đồng cỏ, vùng   đồi trung du và vùng núi Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn qua vùng Tây Nguyên đến An Giang.
Thu hái chế biến: Thu hái lá vào mùa xuân hè. Dùng tươi hay phơi khô, hoặc sấy ở nhiệt độ 50-600, có thể sao cho hơi vàng để có mùi thơm.
Thành phần hoá học: Lá chứa tanin, flavonoid, acid hữu cơ và alkaloid.
Tính vị, tác dụng: Cây có tác dụng kháng khuẩn chống viêm.
Công dụng: Nhân dân thường dùng lá để chữa lỵ, trực khuẩn, hội chứng lỵ, ỉa chảy và rắn cắn. Cũng có khi dùng chữa bệnh tê thấp.
Cách dùng liều lượng: 20-30 (hay 50) gam lá, sao vàng sắc uống hoặc nấu cao mềm uống.
Bài thuốc:
1. Chữa lỵ: Lá Ba chẽ phơi khô, sao vàng 30-50g, thêm nước, đun sôi 15-30 phút. Chia hai lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 3-5 ngày, tuỳ theo bệnh nhẹ hay nặng. Có thể phối hợp với Ké hoa đào, cùng liều lượng để sắc uống.
2. Rắn cắn: Lá Ba chẽ tươi giã nát hay

nhai nuốt nước, lấy bã đắp.

Ghi chú: Hiện nay đã sản xuất viên Ba chẽ (bào chế từ cao Ba chẽ) để chữa bệnh ỉa chảy và lỵ trực khuẩn. Liều dùng 10-15 viên chia 2-3 lần uống sau bữa ăn.

0/50 ratings
Bình luận đóng