Mất khả năng khống chế đại tiện, tiểu tiện
Có khi bạn vì một chuyện gì đó cười ra nước mắt nhưng sau đó bạn lại phát hiện ra quần mình bị ướt vì nước tiểu thì có lẽ lúc đó bạn cười hết nổi. Thường gặp những trường hợp tiểu dầm ở những trẻ em, con gái, hay nam nữ lớn tuổi. Phụ nữ bị tiểu dầm xuống quần do ho, cười to, hắt hơi. Thường gọi tiểu són ; còn nếu xuất hiện ở trẻ, thì gọi là đái dầm.
Xuất hiện trên người đàn ông lớn tuổi hay trung niên gọi là tiểu són, đa số do sưng tiền liệt tuyến. Hiện tượng mất khả năng không chế đôi khi chỉ là tạm thời có thể tự khỏi, nhưng đa số cần điều trị.
Nếu thật sự trị không khỏi thì cần phải dùng tới tã lót để khỏi mất lịch sự.
Nguyên nhân gì gây tiểu són ? Tuy nhiên đừng xem thường tiểu chỉ là một động tác đơn giản, thật ra nó liên quan tới nhiều cơ quan và dây thần kinh, cần sự phối hợp tất cả mới có thể tiểu một cách thuận lợi. Trước hết, nước tiểu được hình thành tại thận, sau đó được chảy vào bàng quang để cất trữ, cho tới khi đầy, thành bàng quang hoàn toàn nđ, dây thần kinh của bàng quang sẽ báo tin lên não, là đã đến lúc tiểu, nếu dây thần kinh mắc bệnh khiến thông tin không thể truyền tới não bộ hay không được não bộ tiếp nhận; nếu như dây thần kinh bình thường, nhưng đường dây thông tin bị tắt nghẽn bởi khối u cột sống, cột sống bị viêm, bị thương V..V.. cũng có thể thông tin đã tới não bộ, nhưng lại không thể phân tích đúng, do nào đang bị chứng bệnh khối u, trúng gió V..V..khiến không thể thu nhận tin tức đúng. Cho dù thông tin được đưa tới nơi và được phân tích chính xác, còn phải nhờ đường dây thần kính mang thông tin trở lại cơ vòng ở bàng quang, lệnh cho cơ vòng giãn nở để nước tiểu thải ra, sau đó lại thắt chặt khỏi gây hiện tượng tiểu són. Cuối cùng cần nhắc một điều là, ngoài các chứng bệnh như dây thần kinh, cơ bắp, cơ chế não ra, còn có một trạng thái tâm lý gây tiểu són, như cá tính nhút nhát, lo âu, hay căng thẳng…
Dưới đây xin đi sâu vào vân đề đái dầm.
Gia đình bạn có những đứa trẻ sống hết sức bình thường, ban ngày đi cầu rất gọn gàng theo đúng yêu cầu của bạn, nhưng cứ mỗi buổi sáng thức dậy bạn lại phát hiện nó đái dầm, nếu em đó không mắc bệnh trí não, dây thần kinh, hay động kinh, thì bạn cứ yên tâm vì trước sau thì chứng đái dầm của nó cũng sẽ tan biến, trừ phi sau 6 tuổi nó vẫn còn đái dầm, thì liên quan tới vấn đề sinh lý. cần xét nghiệm đế xem có phải chức năng thần kinh có trd ngại hay hệ tiết niệu lâu nay bị viêm nhiễm.
Tiểu són của phụ nữ, thường do cơ vòng ở đường tiểu trở nên yếu, hay có chức năng kém. Một cơ vòng bình thường có thể không chế nước tiểu chờ tới khi có cơ hội và nơi thích hợp mới cho ra ngoài, nhưng khi chị em sinh nở nhiều lần, cơ chậu bị yếu khiến cơ vòng chức năng kém, bàng quang và tử cung vì thế bị sa, nếu tình hình nghiêm trọng, cần phải dùng dụng cụ chống sa tử cung, thậm chí làm phẫu thuật cho cơ chặt để cải thiện, trừ phi do chảy máu quá nhiều hay tử cung có khối u to hay gây đau đớn mới cần tới phẫu thuật cắt tử cung qua âm đạo (tức không cán mổ bụng).
Tiểu són phát sinh trên người đàn ông đa số do chứng tiền liệt tuyến gây nên, vì tiền liệt tuyến bị sưng chèn ép đường tiểu, khiến nước tiểu không thể thải ra, thận tiếp tục tạo ra nước tiểu khiến bàng quang bị dồn đầy, ép đường tiểu phải chảy từng chút một gọi là bí đái, người bệnh bản thân hoàn toàn mất đi sự khống chế.
Chờ cho tiền liệt tuyến bị cắt bỏ, dây thần kinh cơ vòng có thể bị thương, nên tình trạng mất khả năng không chế vẫn tồn tại. Giả sử chứng bệnh tiền liệt tuyến là ác tính, người bệnh cần tới xạ trị, càng gây cản trở cho cơ chế thải nước tiểu.
Nam nữ có tuổi, cũng có thể do thần kinh gây tiểu không tự chủ, thí dụ như sau trúng gió hay bị thương cột sống, sự phát sinh không do kích thích hay sức ép. Cơ vòng đường tiểu của người lớn tuổi cũng có thể yêu đi, nhưng đa số trường hợp vẫn có thể không chế, chỉ có thuốc lợi tiểu dùng điều trị suy tim hay cao huyết áp, dễ gây yếu cơ vòng, gây hiện tượng mất khả năng không chế.
Lo âu, stress, thần kinh căng thẳng, là trạng thái tâm lý gây mất khả năng không chế. Ngoài ra, hệ tiết niệu bị viêm, bị nhiễm khuẩn, cũng gây tình trạng tương tự.
Dưới đây xin diễn tả một sô triệu chứng gây mất không chế để các bạn phán đoán :
- Nam giới ngoài tiểu són ra, nếu còn có một trong những triệu chứng dưới đây, thì tức là do chứng bệnh sưng tiền liệt tuyến gây tiểu són. Triệu chứng bao gồm : tiểu khó, tiểu ít, và thường có hiện tượng chĩa ra ; ban đêm cần thức dậy để tiểu vài lần ; phải tốn nhiều thời gian mới tiểu được một lần, nhưng hễ bắt đầu thì coi như tiểu mãi không xong ; lúc bắt đầu cần rất gắng sức mới tiểu được, nhưng sau đó thì cứ như còn nước tiểu rơi xuống dù mình đã cảm thấy tiểu hết ; hay vừa mới đi xong lại muốn đi tiếp… Bạn nên tìm ngay bác sĩ để kiểm tra, nếu chậm trễ sẽ có hại tới thận, hay có nước tiểu lắng đọng (bí tiểu), lúc này, người bệnh không thể thải ra lượng nước tiểu như thường, đây là một hiện tượng khẩn cấp cần lập tức thông tiểu, nếu đang ngồi trên máy bay, hay trên cây cầu xung quanh toàn là lan can, hay đang đi xe trong đường hầm…thì khó có thể sử dụng cách thông tiểu.
- Có phải sau khi tiến hành mổ tiền liệt tuyến mới có mất không chế, lúc đầu cứ mong có thể nhờ phẫu thuật mà sẽ không cần thức nhiều lần để tiểu, nhưng người bệnh từ đó không thể tự điều khiển sự thải nước tiểu, vì trong quá trình phẫu thuật, cơ bắp xung quanh cơ vòng đã mất đi sức điều khiển, biến chứng trên thường rất khó khắc phục.
- Nếu vừa có triệu chứng tiểu són, nước tiểu lại nóng, hay dù bạn thay đổi cách ăn uống như thế nào nước tiểu cũng có mùi lạ, (không phải mùi do uống vitamin), thì rất có thể do đường tiểu bị viêm nhiễm, nếu dưới bụng còn có đau và khó chịu thì có thể do bàng quang bị viêm.
- Nếu kèm theo đau hậu môn tựa như đang ngồi trên trái banh gôn, sẽ có thể do viêm tiền liệt tuyến hay nhiễm khuẩn.
- Những nam nữ tuổi từ 40 trở xuống, ngoài trạng thái mất khả năng không chế, còn có cử chỉ lụ khụ, như thường rớt đồ, đi đứng khó khăn, có thể do chứng xơ cứng hỗn hợp, đây là một chứng bệnh biến chứng dây thần kinh chưa rõ nguyên nhân. Bất cứ tuổi tác gì, nếu bạn cần đè bụng mới có thể tiểu được, tức là bàng quang căng quá độ, bệnh tiểu đường hay trúng gió thường dẫn tới chứng bệnh như vậy.
Nếu cảm thấy phần thấp của lưng bị đau, lại có triệu chứng đau thần kinh toạ, cơn đau từ mông truyền xuống đùi, qua chụp X quang, phát hiện có đĩa đệm chèn dây thần kinh, dẫn tới đau, giả sử một hôm bạn thức dậy thấy mình đái dầm, có nghĩa là đĩa đệm đó nay đã đè lên thần kinh của bàng quang.
- Người bệnh trúng gió do bộ phận điều tiết tiểu của não bị tổn thương dẫn tới tiểu són.
- Những phụ nữ sinh tới 4,5 con, vài năm trước mới đẻ đứa cuối, khi ho, gắng sức, hắt hơi, hay cười to, thường có hiện tượng chảy nước tiểu, vì sinh đẻ khiến cơ giãn, làm cản trở thao tác của cơ chế tiểu.
- Sau khi làm phẫu thuật bồn chậu, tiếp tục xạ trị khối u tử cung, buồng trứng hay tiền liệt tuyến, sau vài tuần vài tháng, bắt đầu có hiện tượng mất cân bằng, cho thấy xạ trị đã làm tổn thương tới thần kinh xung quanh.
Tất cả những biến chứng về cơ bắp hay dây thần kinh đều gây hiện tượng tiểu són ví dụ như giang mai, tiểu đường (bệnh tiểu đường dạng thần kinh), xơ cứng hỗn hợp, biến chứng ở não bộ, cho nên cần tìm ra nguyên nhân thật sự, mới có thể biết triệu chứng sẽ duy trì bao lâu, hay cần cách gì để điều trị. Thông thường hiện tượng không phải là một trạng thái khẩn cấp.
Định hướng biện pháp xử lý
Triệu chứng : TIỂU SÓN
Khả năng mắc bệnh | Biện pháp xử lý |
|
|