I. TÁC NHÂN GÂY PHỎNG

  • Phỏng do lửa, nhiệt
  • Phỏng do nước sôi.
  • Phỏng do điện
  • Phỏng do hoá chất

II. TỔN THƯƠNG PHỎNG

  • Tổn thương mô do tác dụng trực tiếp của nóng, hóa chất, điện
  • Chia độ phỏng có bốn độ:

+   Độ I: viêm đỏ da.

+   Độ II: tổn thương ở biểu bì và trung bì (phồng nước, lột da).

+   Độ III: tổn thương toàn bộ các lớp của da.

+   Độ IV: tổn thương các lớp sâu dưới da: cơ, xương.

III. ĐIỀU TRỊ PHỎNG

1. Cách ly bệnh nhân khỏi tác nhân gây phỏng, làm mát chỗ phỏng, dùng khăn sạch che lên chỗ phỏng rồi chuyển đến cơ sở y tế.

2. Trường hợp phỏng nhẹ

  • Chăm sóc vết phỏng, bôi thuốc (Biafine, Siliverine).
  • Kháng sinh (chích hoặc uống).
  • Giảm đau (paracetamol).
  • Thuốc an thần: siro

3. Trường hợp phỏng nặng: cần hồi sức tích cực Các điểm chú ý:

  • Diện tích trên 30%: tính như 30%.
  • Chú ý giờ bị phỏng (để tính dịch truyền), tác nhân, độ sâu.
  • Không đánh giá thấp phỏng vùng đầu mặt ở trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi), không bỏ sót các tổn thương đi kèm.

3.1. Chỉ định truyền dịch: lập 2 đường truyền nếu phỏng nặng

  • Phỏng độ II diện tích ≥ 15%.
  • Phỏng độ III, độ IV diện tích ≥ 10%.
  • Hoặc nhẹ hơn nhưng kèm thương tổn kết hợp hoặc phỏng vùng đầu mặt

3.2. Cách thức truyền: công thức BROOKE

A = Dịch bù mất do phỏng:

  • Dung dịch đại phân tử (Hes 6%): 0,5 ml x Kg x diện tích phỏng .
  • Lactate Ringer: 1,5 ml x Kg x diện tích phỏng

B = Dịch duy trì:

  • ≤ 2 tuổi: Natrichlorid 45% Glucose 5%: 120 ml/Kg/ngày, cho 10 Kg đầu.
  • > 2 tuổi: Natrichlorid 45% Glucose 5% 100 ml/Kg/ngày, cho 10 Kg đầu, 50 ml/ Kg cho 10 kg kế và 20 ml/ Kg cho số kg kế nữa

Ngày thứ 1:

  • ½ tổng lượng dịch: ½ (A+B) truyền trong 8 giờ đầu (tính từ giờ bị phỏng).
  • ½ tổng lượng dịch còn lại truyền trong 16 giờ kế tiếp

Ngày thứ 2: ½ A + B

  • ½ lượng dịch bù: ½ A (chiếm 1 đường truyền phân bố đều trong 24 giờ).
  • Dịch duy trì: + B (đường truyề thứ 2).

Ngày thứ 3:

  • Nếu Hct còn cao, lập lại như ngày thứ hai
  • Cho ăn uống lại bình thườ Chú ý dinh dưỡng đủ năng lượng.

3.3. Theo dõi

  • Sinh hiệ Hct mỗi 8 giờ ở bệnh nhân nặng.
  • Đặt sonde tiểu để theo dõi nước tiểu mỗi giờ (>1ml/Kg/ giờ).
  • SGOT, SGPT, Uré, Créatinin, Ion đồ + HCO3-sau 24 giờ.

3.4. Thuốc

  • Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ 3, 100 mg/Kg/ngày.
  • Amikaye: 15mg/kg/ngày (khi có nước tiểu).
  • Ranitidine: 3 mg/kg/ngày (phòng xuất huyết tiêu hóa/bệnh nhân phỏng nặng).
  • Giảm đau: Paracetamol 60mg/kg/ngày + Morphin (nếu cần)
  • Calcium chlorua 10% (truyền TM), Vitamin

3.5. Tắm phỏng

  • Cho bệnh nhân mới vào trừ bệnh nhân nặng, đang sốc, nên có 1 đường truyền + giảm đau trước tắm

Ketamine 500mg: 1mg/kg (TB). Hypnovel 5mg: 0,1mg/kg (TB).

Bôi thuốc phỏng: Biafine, Siliverine.

  • Những trường hợp phỏng sâu à cắt lọc, sau đó ghép da mỏng.

IV. DI CHỨNG PHỎNG

1. Di chứng sẹo ở da: sẹo xơ, sẹo phì đại, sẹo lồi.

2. Sẹo co rút

  • Khi vết phỏng đã liền sẹo
  • Sẹo co rút thường ở: nách, khuỷu tay, khuỷu chân, các ngón tay chân.

3. Sẹo dính

  • Thường gặp kẽ các ngón tay chân.
  • Ít gặp như dính cằm cổ ngực

Để hạn chế di chứng phỏng chúng ta nên tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân.

4. Điều trị di chứng phỏng: mổ cắt sẹo, làm Z plastie, ghép da, chuyển vạt

V. PHÒNG NGỪA

  • Là trách nhiệm của phụ huynh của các cháu.
  • Giáo dục tuyên truyền bằng các thông tin đại chúng.
  • Cách tốt nhất: tránh các em tiếp xúc với lửa, nước sôi, thức ăn nóng, đèn dầu, ổ điện …

Đánh ước lượng diện tích phỏng theo LUND và BROWDER

Đánh ước lượng diện tích phỏng theo LUND BROWDER

< 1 tuoi   1 tuoi    5 tuoi    10 tuoi    15 tuoi

A ½ ĐẦU                              9½          8½         6½        5½           4½

½ ĐÙI                               2¾          3¼            4         4¼           4½

C½ CẲNG CHÂN                2½          2½         2¾        2¼          2½

Đánh giá diện tích phỏng

0/50 ratings
Bình luận đóng