Cảm mạo là cảm nhiễm phải tà khí của bốn mùa trong năm, song thường gặp vào mùa xuân, mùa đông.
Nguyên nhân là “Khí hậu trái thường của thời tiết, như mùa xuân đáng ấm mà lại rét, mùa hè đáng nóng mà lại mát, mùa thu đáng mát mà lại nóng, mùa đông đáng rét mà lại ấm. Các khí hậu trái thường đó xâm nhập vào cơ thể mà sinh ra, nặng lắm thì gọi là trúng, vừa vừa thì gọi là thương và nhẹ thì gọi là cảm” (Nam dược thần hiệu – Cảm mạo). Trương cảnh Nhạc cho là bệnh thương phong gốc là ngoại cảm, nếu tà nặng vào sâu ở kinh lạc là bệnh thương hàn, nếu là nhẹ mà ở nông chỉ phạm da lông là bệnh thương phong (thương phong chi bệnh bản do ngoại cảm, đãn tà thậm nhi thâm giả, truyền kinh lạc, tức vi thương hàn; tà khinh nhi thiển giả, chỉ phạm bì mao, tức vi thương phong). Du căn Sơ cũng viết “cảm hàn là bệnh nhỏ chỉ ở da lông không vào. kinh lạc” (mạo hàn tiểu tật, kích bì mao bất nhập kinh lạc).
Như vậy cảm mạo là thương phong. Do thời tiết bốn mùa khác nhau nên có thể chia làm cảm phong hàn, cảm phong nhiệt, có hiệp thấp hoặc hiệp thử.
Ngoại cảm phong hàn vào da lông làm phế khí mất túc giáng, vệ ở biểu bị tắc trở, thường phát vào mùa đông.
Ngoại cảm phong nhiệt, cả phế và vệ ở biểu cùng bị tấn công, phế mất thanh túc, da bị bít lại sinh nhiệt, thường phát vào mùa xuân.
Cả hai loại cảm mạo đều có thể hiệp thấp và có thể thấy ở cả bôn mùa. Vào mùa thu có thể có phong táo, có đặc điểm giống phong nhiệt.
Về điều trị, cơ bản phải là giải biểu, tán tà. Các bệnh viêm cấp đường hô hấp trên thuộc phạm vi cảm mạo.
Điều trị Đông y
Triệu chứng chung của cảm mạo: Ngạt mũi, nặng tiếng, hắt hơi, chảy mũi, đau đầu, sợ gió hoặc có sốt, kéo dài 3 – 7 ngày.
- Cảm mạo do phong hàn.
Sợ lạnh nhiều, sốt nhẹ, đau đầu không có mồ hôi, chảy mũi, ngạt mũi, người đau ê ẩm, hoặc ngứa họng ho, rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch phù.
Phép điều trị: Tân ôn giải biểu.
Phương thuốc: Cháo giải cảm (Thuốc nam châm cứu – cảm mạo)
Hành tăm cả rễ 20g, gừng tươi 10g, gạo nếp 50g để nấu cháo loãng. Hành thái nhỏ, gừng thái tăm hoặc giã nát cho vào bát. Khi cháo được, múc nước cháo đang sôi đổ vào bát quấy đều, ăn lúc nóng, trùm chăn cho ra mồ hôi. Nếu đã có mồ hôi không dùng bài thuốc này.
Ý nghĩa: Hành, gừng để phát hãn giải biểu, cháo nóng để giúp hành gừng và bổ chính khí.
Phương thuốc: Tô bạch thang (Thuốc nam châm cứu)
Tô diệp | 12g | Củ gấu | 12g |
Trần bì | 12g | Hành tăm | 5g |
Cam thảo dây | 12g | Gừng | 8g |
Ý nghĩa: Gừng hành để sơ tán phong hàn. Hương phụ trần bì để lý khí. Tô diệp để giáng khí bình suyễn. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc. Nếu nhức đầu thêm Mạn kinh tử, Bạch chỉ. Nếu đầy bụng, buồn nôn hay đi ỉa phân lỏng thêm Hoắc hương, Hậu phác.
Nếu là người già, yếu bị cảm phong hàn, ho có nhiều đờm, cần dùng:
Phép điều trị: ích khí giải biểu, khứ đòm chỉ ho.
Phương thuốc: Sâm tô tán (Cục phương)
Nhân sâm | 10g | Tô diệp | 10g |
Cát căn | 10g | Tiền hồ | 10g |
Trần bì | 8g | Bán hạ | 10g |
Chỉ xác | 8g | Phục linh | 10g |
Cát cánh | 8g | Cam thảo | 8g |
Ý nghĩa: Nhân sâm để bổ nguyên khí, Tô diệp để sơ tán phong hàn, Cát căn để giải cơ thư cân, Tiền hồ để khứ đờm, Bán hạ để hóa đờm, giáng nghịch, Phục linh để thảm thấp, Trần bì Chỉ xác để lý khí, Cát cánh để tuyên phế giải cơ, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc, hợp với Cát cánh để lợi hầu họng. Có thể thêm Hạnh nhân để nhuận phế, tuyên phế, chỉ ho.
- Cảm mạo do phong nhiệt.
Triệu chứng: sốt nhiều sợ gió có mồ hôi, nặng đầu, ráo miệng, khát nước, ho hoặc họng đỏ đau, hoặc chảy máu mũi, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.
Phép điều trị: Tân lương giải biểu.
Phương thuốc: Ngân bạc thang (Thuốc nam châm cứu – cảm mạo).
Bạc hà | 8g | Ngân hoa | 16g |
Lá tre | 16g | Kinh giới | 8g |
Cam thảo đất | 12g |
Ý nghĩa: Ngân hoa để thanh nhiệt thâu tà, Bạc hà để thanh phong nhiệt ở thượng tiêu. Lá tre để thanh nhiệt ở thượng tiêu. Kinh giới để khai tấu lý trục tà, Cam thảo để thanh nhiệt giải độc.
Nếu chảy máu mũi bỏ Kinh giới, thêm Sơn chi, Sinh địa, Đan bì để thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết.
Nếu ho nhiều thêm Cát cánh hợp với Cam thảo để tuyên phế lợi hầu họng.
Nếu họng sưng đau, thêm Huyền sâm để thanh nhiệt giải độc.
Ý nghĩa: Tang diệp để thanh nhiệt ở phế lạc, Cúc hoa để thanh nhiệt ở thượng tiêu. Bạc hà giúp hai vị trên tán phong nhiệt ở thượng tiêu. Liên kiều để thanh nhiệt thâu tà ở thượng tiêu. Lô căn để thanh nhiệt sinh tân chỉ khát. Hạnh nhân, Cát cánh, Cam thảo để tuyên phế giải cơ, lợi hầu họng chỉ ho. Nếu 2 – 3 ngày còn sốt, thở thô thêm Thạch cao Tri mẫu để thanh nhiệt ở khí phận. Nếu ho khạc nặng (nhiệt ở phế nặng) thêm Hoàng cầm, Ngân hoa để thanh nhiệt. Nếu đờm vàng đặc thêm Qua lâu Bôi mẫu để thảnh nhiệt hóa đờm. Nếu đờm có máu thêm Bạch mao căn, Đơn bì, Ngẫu tiết để lương huyết chỉ huyết.
- Cảm mạo hiệp thử (Thường có thêm thấp)
Triệu chứng: sốt có mồ hôi không giải được biểu, tâm phiền, khát, ngực khó chịu, đái nước đỏ, rêu lưỡi trắng cáu hoặc hơi vàng, mạch nhu sác.
Phép điều trị: Thanh thử lợi thấp.
Phương thuốc (Hướng dãn thực hành điều trị)
Rau má tươi 16g củ sắn dây tươi 12g
Hương nhu 16g Lá đậu ván 12g
Lá tre 12g
Phương thuốc: Hương nhu ẩm (Cục phương)
Hương nhu 3đc Hậu phác 3đc
Biển đậu 1,5đc
Ý nghĩa: Lá tre để thanh nhiệt, Hương nhu để phát hãn giải biểu hóa thấp trừ thử, củ sắn dây, Rau má, Biển đậu để trừ nhiệt giải khát. Hậu phác hợp Hương nhu để hóa thấp trừ đầy, nhằm giải ngực đầy khó chịu, trừ rêu trắng cáu, thêm Hoàng liên hoậc Thanh hao hoặc Ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt hoặc thêm Lá sen tươi, Cuông sen, vỏ dưa hấu để thanh lương giải thử.
Phương thuốc: Lục nhất tán. (Thương hàn trực cách)
Hoạt thạch 6 phần Cam thảo 1 phần
Tán mịn, mỗi lần uống 4g
- Cảm mạo hiệp thấp.
Triệu chứng: Sốt nhưng phát ra không tốt, sợ lạnh, đầu nặng, thân thể mệt mỏi nặng nề, miệng nhạt, ngực đầy khó chịu, lợm giọng nôn mửa bụng trướng, phân nát sệt, rêu lưỡi dày bẩn, mạch nhu.
Phép điều trị: Sơ biểu hóa thấp
Phương thuốc: Tô bạch thang (xem cảm mạo phong hàn) thêm Hoắc hương để tán phong hàn, hóa trọc trị nôn ỉa, Bán hạ để hóa thấp giáng nghịch chỉ nôn hòa vị, Hậu phác để hóa thấp trừ đầy khó chịu ở ngực, làm hết rêu lưỡi cáu dầy.
Phương thuốc: Hoắc hương chính khí tán (Cục phương)
Hoắc hương | 3đc | Cam thảo | 2,5đc |
Bạch truật | 2đc | Trần bì | 2đc |
Bán hạ | 2đc | Phục linh | 1đc |
Cát cánh | 2đc | Bạch chỉ | 1đc |
Hậu phác | 2đc | Đại phúc bì | 1đc |
Tử tô | 1đc |
Ý nghĩa: Hoắc hương để tán phong hàn hóa trọc trị nôn ỉa. Tô diệp, Bạch chỉ giúp Hoắc hương vừa giải phong hàn vừa hóa thấp trọc. Bán hạ, Trần bì để táo thấp hóa vị giáng nghịch chỉ nôn, Truật linh để kiện tỳ thảm thấp hòa trung chỉ tả. Hậu phác, Đại phúc bì để hành khí hóa thấp thông trung tiêu trừ ngực đầy khó chịu. Cát cánh để tuyên phế lợi hoành, Khương Thảo Táo để điều hòa tì vị.