ma hoàng
ma hoàng

Tên khoa học:

Ephedra sinica Stapf. Ephedra equisetina Bge. Ephedra intermedia Schrenk et MeyHọ khoa học: Họ Ma hoàng (Ephedraceae).

Tên khác

Long sa (Bản Kinh), Ty diêm, Ty tướng (Biệt Lục), Cẩu cốt, Xích căn (Hòa Hán Dược Khảo), Đậu nị thảo, Trung ương tiết thổ, Trung hoàng tiết thổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tịnh ma hoàng, Khử tiết ma hoàng, Bất khử tiết ma hoàng, Ma hoàng chích mật (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Ma hoàng (Xuất xứ: Bản kinh)

+ Tên khác: Long sa (龙沙), Ti tương (卑相), Ti diêm (卑盐), Cẩu cốt (狗骨).

+ Tên Trung văn: 麻黄 MAHUANG

+ Tên Anh Văn: “Ma-huang,EphedraHerb,ChineseEphedra”

+ Tên La tinh: 1. Ephedra sinica Stapf 2.Ephedra equisetina Bge.3.Ephedra intermedia Schrenk ex C.A . Mey.

+ Nguồn gốc: Là thân thảo khô ráo của Thảo ma hoàng Ephedra sinica Stapf, Mộc tặc ma hoàng Ephedra equisetina Bge.hoặc Trung Ma hoàng Ephedra intermedia Schrenk et C. A. Mey.thực vật họ Ma hoàng (Ephedraceae).

Phân bố

Các vùng Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Nội Mông Cổ, Cam Túc, Tân Cương, Tây bộ Tứ Xuyên v.v…(Trung Quốc).

Thu hoạch

Giữa tháng 8 ~ 10 cắt lấy cành nhỏ màu xanh, hoặc nhổ luôn rễ, bỏ sạch đất và bộ rễ, để nơi thông gió, hong khô hoặc hong đến khi khô 6 phần, lại phơi khô nửa. Để nơi khô ráo thông gió, phòng ẩm mốc.

Bào chế

– Ma hoàng: Lựa bỏ tạp chất, bỏ thân gổ lõi tít trên cùng và rễ hỏng, dùng nước rửa sạch, sau khi hơi thấm ướt cắt đọan phơi khô là được.

– Ma hoàng nhung: Lấy Ma hoàng sạch đã gia công cắt nhỏ bỏ vào trong máng lăn, nghiền đến sợi tơi xốp thành dạng nhung.

– Chích ma hoàng: Lấy Ma hoàng khúc, gia thêm mật ong đã luyện chín và nước sôi chút ít, trộn đều, đậy kín cho ngấm qua, để trong chảo dùng lửa nhỏ sao đến không dính tay là độ, lấy ra, để nguội. (Cứ mỗi 100 cân Ma hoàng khúc, dùng mật ong luyện chín 10 ~ 15 cân).

Tính vị

– Trung dược học: Cay, hơi đắng, ấm.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Phế, Bàng quang.

– Trân Châu nang: Vào Thủ thái âm.

– Thang dịch bản thảo: Vào kinh Túc thái dương, chạy Thủ thiếu âm.

– Dược phẩm hóa nghĩa: Vào 4 kinh Phế, Đại trường, Bào lạc, Bàng quang

Công dụng và chủ trị

Phát hãn giải biểu, tuyên phế bình suyễn, lợi thủy tiêu thũng.

Trị thương hàn biểu thực, phát nhiệt sợ lạnh không mồ hôi, đau đầu mũi nghẹt, xương cốt đau nhức; ho khí suyễn; phong thủy phù thũng, tiểu tiện bất lợi; phong tà ngoan tý, da dẻ tê, phong chẩn ngứa ngáy.

Ứng dụng

  1. Phong hàn cảm mạo: Bổn phẩm vị cay phát tán, tính ôn tán hàn, chủ vào kinh Phế và Bàng quang, giỏi về tuyên Phế khí, khai tấu lý, thấu lổ chân lông mà phát hãn, lực phát hãn mạnh, là yếu dược phát hãn giải biểu. Nên dùng vào phong hàn uất ngoài, chứng ngọai cảm phong hàn biểu thực chứng tấu lý bế chặt không mồ hôi, thường với Quế chi tương tu dùng, đề tăng cường sức phát hãn tán hàn giải biểu. Do Ma hoàng kiêm có công bình suyễn, cho nên đối với phong hàn biểu thực mà có suyễn nghịch ho thì thích nghi hơn, như

Ma hoàng thang (Thương hàn luận).

  1. Ho khí suyễn: Bổn phẩm cay tán đắng tiết, ôn thông tuyên sướng, chủ vào kinh Phế, có thể bên ngoài khai uất bế da lông, làm Phế khí tuyên sướng, bên trong giáng khí nghịch lên, để phục hồi Phế ty túc giáng bình thường, cho nên giỏi về bình suyễn, là yếu dược để trị Phế khí ủng át lấp nén gây ho suyễn, đồng thời thường cùng dùng với thuốc bình suyễn cầm ho Hạnh nhân v.v… làm trợ giúp. Điều trị phong hàn thúc ngoài, chứng thực ho suyển phế khí ủng át lấp nén, thường phối ngũ với Hạnh nhân, Cam thảo, như Tam ảo thang (Hòa tể cục phương). Trị hàn đàm đình ẩm ho, khí suyễn, đàm nhiều trong lõang, thường phối ngũ với Tế tân, Can khương, Bán hạ v.v…như Tiểu thanh long thang (Thương hàn luận). Nếu phế nhiệt ủng thịnh, sốt cao suyễn gấp thường phối dùng với Thạch cao, Hạnh nhân, Cam thảo để thanh phế bình suyễn như Ma Hạnh Cam Thạch thang (Thương hàn luân).
  2. Phong thủy thủy thũng:

Bổn phẩm trên tuyên phế khí, phát hãn giải biểu, có thể làm cho thủy thấp cơ phu từ lỗ chân lông tán ra ngoài, và thông điều thủy đạo, chạy xuống phía dưới bàng quang để giúp sức lợi niệu, cho nên dùng vào thủy thũng do phong tà xâm nhập phần biểu, Phế mất tuyên giáng, tiểu tiện không lợi kiêm có biểu chứng, thường cùng dùng với Cam thảo, như Cam thảo Ma hoàng thang (Kim quỷ yếu lược). Nếu lại phối ngũ với thuốc phát hãn giải biểu, thuốc lợi thủy thối thũng Sinh khương, Bạch truật v.v…thì hiệu quả điều trị càng tốt, như Việt tỳ gia Truật thang (Kim quỷ yếu lược).

ngoài ra, dùng công hiệu Ma hoàng tán hàn thông trệ, có thể dùng trị phong hàn tý chứng, âm thư, đàm hạch.

Liều dùng và cách dùng

2 ~9g. Phát hãn giải biểu nên dùng sống, cầm ho bình suyễn phần nhiều dùng chích.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Bổn phẩm sức phát hãn tuyên phế mạnh, phàm người biểu hư nhiều mồ hôi, âm hư mồ hôi trộm và phế thận hư suyễn đều nên dùng thận trọng.

– Bản thảo kinh tập chú: Hậu phác làm sứ, sợ Tân di, Thạch vi.

– Biệt lục: Không thể uống nhiều, khiến người hư.

– Thục bản thảo: Bạch vi làm sứ.

– Y học nhập môn: Người thương phong có mồ hôi và âm hư thương thực cấm dùng.

– Bản thảo kinh sơ: Biểu hư tự ra mồ hôi, âm hư mồ hôi trộm; Phế hư có nhiệt, nhiều đàm ho đến nỗi mũi nghẹt

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

– Thân Thảo ma hoàng hàm chứa alkaloid 1 ~ 2%, trong đó 40 ~ 90 % là Epbedrine, kế đến là d-Pseudo-ephedrine và vi lượng l-N-Methylephedrine、d-N-Pseudo methylephedrine、l-Norephedrine、d-Deme-thyl-;pseudoephedrine、Ephedlnc v.v…

– Mộc tặc Ma hoàng hàm chứa alkaloid 1,15 ~ 1,75%, trong đó chủ yếu là Epbedrine và d-Pseudo-ephedrine. Bổn phẩm còn hàm chứa hợp chất đường như tannins, flavone glycoside, dextrine, inulin, tinh bột, pectin, cellulose, glucose v.v… và lọai axit hữu cơ oxalic acid, citric acid, malic acid, fumaric acid v.v…

– Trung Ma hoàng hàm chứa Epbedrine, còn chứa tannins, flavone glycoside, dextrine, inulin, tinh bột, pectin, cellulose, glucose v.v…

– Ải ma hoàng (Ma hoàng lùn) hàm chứa tổng alkaloid (tính Epbedrine) 1,15%, lá tươi mới hàm chứa 0,15 %, thành phần chủ yếu trong đó là Nonacosanol、Nonacosane、Triacontanol.

(Trung dược đại từ điển).

  1. Tác dụng dược lý:

Tinh dầu bay hơi Ma hoàng có tác dụng phát hãn, Epbedrine có thể làm cho tuyến mồ hôi người ở trong môi trường nhiệt độ cao bài tiết tăng nhiều và tăng nhanh. Thuốc dạng sữa tinh dầu bay hơi Ma hoàng có tác dụng giải nhiệt Epbedrine và d-Pseudo-ephedrine đều có tác dụng hõan giải co quắp cơ trơn phế quản. D -Pseudo-ephedrine có tác dụng lợi niệu rõ rệt. Epbedrine có thể hưng phấn tạng tim, co rút mạch máu, tăng cao huyết áp; Đối với hệ thống thần kinh trung khu có tác dụng hưng phấn rõ rệt, có thể gây ra hưng phấn mất ngủ, không yên. Tinh dầu bay hơi có tác dụng ức chế đối với lại virut cúm. Chất chiết Methanol của nó có tác dụng kháng viêm. Thuốc sắc của nó có tác dụng chống mầm bệnh vi sinh vật (Trung dược học).

+ Tác dụng của Epbedrine:

– Ảnh hưởng đối với hệ thống tim mạch máu: Tác dụng co rút mạch máu của Epbedrine khá ôn hòa và giữ lâu, tác dụng thư giãn mạch máu hơi yếu, do đó dùng trị niêm mạc mũi sưng trướng căng, tác dụng đã lâu dài, lại tác dụng giãn mạch máu không gián đọan; Có thể làm giãn mạch máu vành, tăng gia lưu lượng mạch vành, với hoocmon tuyến yên hợp dùng vào lúc tăng áp, có thể khắc phục liều lớn hoocmon tuyến yên gây nên ức chế co rút mạch máu vành và tạng tim. Tác dụng tăng áp của Epbedrine hõan chậm lâu dài, có thể duy trì vài giờ, thăng cao co rút áp so với thư giãn áp là rõ rệt, thư giãn áp thường không giáng thấp. Đối với tạng tim cũng có tác dụng hưng phấn mạnh mẽ, nhưng ứng dùng niều lần liên tiếp, hoặc ứng dụng 1 lần liều thuốc rất lớn, dễ ức chế sản sinh; cũng có thể nhiễu lọan nhịp tim, nhưng so với adrenalin yếu nhiều; ở bệnh nhân bệnh tim khí chất nghiêm trọng, lúc cùng dùng Epbedrine với Dương địa hoàng, thì dễ gây rối lọan nhịp tim.

– Tác dụng đối với Trung khu: Epbedrine nếu dùng liều lượng điều trị khá lớn thì có thể hưng phấn vỏ đại nảo và trung khu dưới vỏ, gây ra triệu chứng hưng phấn tinh thần, mất ngủ, bất an, làm rung động v.v…, cũng có thể hưng phấn trung khu hô hấp và trung khu vận động mạch máu, lúc trúng độc thuốc mê có tác dụng thức tỉnh, vả lại có thể dùng vào bệnh ngủ tính phát tác.

– Ảnh hưởng đối với cơ trơn:

Epbedrine đối với tác dụng giải cơn co giật cơ trơn phế quản khá lâu dài, đặc biệt lúc phế quản ở vào trạng thái chổ co quắp tác dụng của nó càng rõ rệt; tác dụng vào cơ có hình bánh xe tròng đen (mống mắt) có thể làm cho đồng tử giãn lớn, cũng có thể làm cho bắp thịt đường ruột bao tử nhão, ức chế nhu động, nhưng cũng có thể tăng gia lực căng của cơ vòng bàng quang, điều này đối với chứng di niệu là có lợi; Nó cũng có thể hưng phấn tử cung rời khỏi cơ thể, nhưng đối với phụ nữ bình thường cùng với người trở ngại kinh nguyệt thì có thể giảm bớt họat động tử cung.

– Cái khác:

Epbedrine đối với cơ xương có tác dụng chống mệt mỏi, có thể xúc tiến truyền dẫn giữa cơ bắp thần kinh bị nhựa độc cura ức chế; còn có thể gây đường huyết cao, nhưng tác dụng của nó khá yêu và không cố định.

(Trung dược đại từ điển).

  1. Nghiên cứu lâm sàng:

+ Dùng Ma hoàng phụ tử Tế tân thang gia vị điều trị phong hàn xâm nhập phần đầu, kinh mạch uất trệ, lại kiêm Thiếu âm dương hư, vào mùa đông thường bị thiên đầu thống, hiệu quả điều trị khá tốt ( Trung quốc dân gian liệu pháp, 2000, 11: 28).

+ Dùng Ma hoàng 6g, Quế chi 12g, và cùng thuốc Hạnh nhân, Cam thảo v.v…tổ thành Quế chi nhị Ma hoàng nhất thang, tùy chứng phối ngũ, điều chứng da ngứa ngáy ờ ngưới già, 10 ngày là 1 liệu trình, hiệu quả điều trị khá tốt (Tạp chí Trung y Sơn Đông, 1999, 12: 567).

+ Vận dụng Ma hoàng Phụ tử Tế tân thang điều trị viêm mũi dị ứng 20 ca, sau khi uống thuốc, 45 phút sau bắt đầu thấy hiệu quả rõ, hiệu quả điều trị có thể kéo dài 3 ~ 4 giờ đồng hồ (Quốc y luận đàn, 1998, 2:44).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1: Ma hoàng thang (Thương hàn luận)

– Thành phần: Ma hoàng 3 chỉ, Quế chi 2 chỉ, Bắc hạnh nhân 3 chỉ, Chích cam thảo 1 chỉ.

– Công hiệu: Phát hãn giải biểu, tuyên phế bình suyễn

– Chủ trị: Chứng cảm mạo phong hàn biểu thực, chứng thấy phát sốt sợ lạnh đau đầu nhức mình, không mồ hôi mà suyễn, mạch phù khẩn.

– Cách dùng: Sắc nước uống, sau khi uống lấy chút ít mồ hôi ra dâm dấp (vi hãn).

– Vận dụng lâm sàng:

  1. Bổn phương dùng trị cảm mạp phong hàn mà thấy chứng phát sốt sợ lạnh, không mồ hôi ho suyễn, gần đây có dùng trị cảm mạo phong hàn và cúm có triệu chứng trên. Theo nghiên cứu, Ma hoàng, Quế chi, Cam thảo trong phương có tác dụng ức khá mạnh đối với vi rút cúm.
  2. Ngọai cảm phong hàn kiêm thấp, tòan thân phiền nóng đau nhức, gia Bạch truật trừ thấp ngừng đau, tên là Ma hoàng gia Truật thang.
  3. Phong hàn thúc bên ngoài, nghẹt mũi ho, thở gặt nhiều đờm, có thể khứ bỏ cay ấm thông dương phát hãn của Quế chi, làm nó chuyên về tuyên Phế cầm ho, tên là Tam ảo thang. Hiện nay thường dùng phương này gia giảm điều trị, viêm phế quản mản, hen phế quản mà thấy ho đờm nhiều trong lõang.

– Sử dụng chú ý: Bổn phương tác dụng phát hãn khá mạnh chỉ nên dùng vào cảm mạo phong hàn không mồ hôi biểu thực chứng, nếu biểu hư có mồ hôi thì không nên dùng. Phụ nữ mới sanh xong và bệnh nhân mất máu đều kỵ dùng.

(Trung y phương dược học)

+ Phương thuốc 2: Ma hoàng Liên kiều Xích tiểu đậu thang.

– Thành phần: Ma hoàng 2 chỉ, Liên kiều 3chỉ, Xích tiểu đậu 5 chỉ, Cam thảo 1 chỉ, Tử bạch bì (Hoặc Tang bạch bì 4 chỉ), Bắc hạnh nhân 3 chỉ, Sinh khương 3 chỉ, Đại táo 4 trái.

– Công hiệu: Gỉai biểu thanh nhiệt lợi niệu.

– Chủ trị: Thấp nhiệt phát hoàng kiêm có mình nóng. Gần đây dùng trị thủy thũng viêm thận cấp, có hiệu quả nhất định.

– Cách dùng: Sắc nước uống.

(Trung y phương dược học)

+ Phương thuốc 3: Tiểu thanh long thang (Thương hàn luận).

– Thành phần: Ma hoàng 2 chỉ, Bạch thược 3 chỉ, Tế tân 1 chỉ, Can khương 2 chỉ, Chích cam thảo 1,5 chỉ, Quế chi 3 chỉ, Pháp bán hạ 3 chỉ, Ngũ vị tử 1,5 chỉ.

– Công hiệu: Giải biểu hóa ẩm, cầm ho bình suyễn.

– Chủ trị: Ngọai cảm phong hàn, trong đình thủy ẩm, chứng thấy phát sốt sợ lạnh, không mồ hôi, ho, đàm trắng lõang trong, nặng thì thở suyễn không thể nằm ngửa, miệng không khát, rêu lưỡi trắng mỏng mà ướt.

(Trung y phương dược học)

+ Phương thuốc 4: Xạ can Ma hoàng thang.

– Thành phần: Xạ can 3 chỉ, Ma hoàng 1,5 chỉ, Sinh khương 2 chỉ, Tế tân 1 chỉ, Tử uyển 4 chỉ, Khỏan đông hoa 4 chỉ, Pháp bán hạ 3 chỉ, Ngũ vị tử 1,5 chỉ, Đại táo 3 trái.

– Công hiệu: Ôn phế hóa đàm, cầm ho bình suyễn.

– Chủ trị: Chứng đàm ẩm ho hơi ngắn, trong họng đàm kêu. Hiện có dùng trị viêm phế quản mản, hen suyễn v.v… thiên về hàn.

(Trung y phương dược học)

+ Phương thuốc 5: Điều trị chứng nẻ da vì lạnh, Ma hoàng, Phụ tử, Tế tân đều 25g; Đại hoàng, Sinh khương đều 15g, Quế chi 10g, chế thành thuốc cồn, dùng tăm bông chấm thuốc thoa vào chổ bệnh (Tân Trung y, 1999, 10: 36).

Theo “Dược phẩm vựng yếu”

Ma hoàng

Khí vị:

Vị đắng, tính ấm, khí vị đềụ bạc, khinh thanh, thăng lên, là dương dược, không độc, là thuôc của kinh Thủ thái âm; vào kinh Túc thái dương, Thu thiếu âm, Thủ dương minh, sợ Te tân, Di thạch, dùng Thường sơn, Hậu phác làm sứ.

Chủ dụng:

Phát hãn, giải biểu, chữa trúng phong, thương hàn, đau đầu, sốt rét, da thịt cấu không biết đau, chữa bệnh thương hàn mùa đông hay như thần, bệnh ôn dịch đầu mùa xuân, bài tiết chứng sốt ở phần vệ có nốt đen, nốt đỏ, trừ chứng đau đầu, mình nóng ở phần vinh, phá tích tụ, trưng hà, chữa khỏi ho nghịch, tê bại, hen Phế quản, hen đờm rất giỏi. Khí hàn tà xâm nhập không có Ma hoàng là không, trục được. Sách nói Ma hoàng là thuốc chữa thực chưng ở phần vệ, Quế chi chữa hư chứng ở phần vệ.

Hợp dụng:

Dùng thuốc phần khí để trợ lực với Ma hoàng thì có thể làm đổ mồ hôi ở phần vệ, dùng thuốc phần huyết để trợ lực cho nó thì có thể trục hết chứng âm hàn ngưng độc, dùng lẫn với thuốc lạnh để trợ lực cho âm dược thì có thể giải hết ôn tà, viêm nhiệt.

Kỵ dụng:

Cuối mùa xuân có chứng ôn ngược, đầu mùa hè có chứng hàn dịch nhất thiết phải kiêng dùng, người hư nhược cũng cấm dùng, uống nhiều thì vong dương, chứng thương phong có mồ hôi, với chứng âm hư thương thực cũng cam dùng, bệnh không có hàn tà, hoặc hàn tà tại phân lý và thương hàn có mồ hôi thì tuy có phát sốt sợ lạnh cũng không nên dùng.

Cách chế:

Muốn phát hãn thì dùng thân, bỏ đốt, nấu với nước cho sôi vài dạo, vot bỏ bọt, rồi cho các vị khác vào sau.

Nhận xét:

Ma hoàng tính khinh thanh có thể trừ chứng thương phong, thương hàn, là vị thuốc hàng đầu để phát tán, nhưng chỉ nên dùng đăng lúc mùa đông mà bệnh ở phần biểu, có hàn tà, mà không nên dùng nhiều, vì mồ hôi là chất dịch từ Tâm ra, ra nhiều mồ hôi quá thì động đến Tâm huyết mà sinh ra chứng nục huyết, thậm chí vong dương. Phải cẩn thận.

Ma hoàng căn

(Phần rễ của Ma hoàng)

Chủ dụng:

Rễ và đốt của cây Ma hoàng thì chỉ hãn, kiến hiệu tựa như tiếng vang, vì tính nó hay chạy ngoài cơ biểu, dẫn các vị thuốc khác để cũng cổ chân lông, thớ thịt. Vì hình thể của Ma hoàng rồng ở phần giữa, tán hàn tà mà phát biểu, phần đốt của nó thì đặc, có tác dụng chi hãn mà củng cố sự hư yếu.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Thương hàn luận”

– Bài Ma hoàng thang

Ma hoàng 12g, Quế chi 8g, Hạnh nhân 12g, Chích Thảo 4g

Nấu Ma hoàng trước, sôi vài dạo, vớt bỏ bọt, rồi cho tiếp các vị còn lại vào, sắc tiếp, cho uống ấm, đắp chăn lại cho ra ít mồ hôi. Khi ra mồ hôi là được, không cần uống thêm. Có tác dụng phát hãn, giải biểu, tuyên Phế, bình suyễn.

Trị ngoại cảm phong hàn, biểu thực, sốt, sợ lạnh, đau đầu, khôns có mồ hôi, mạch phù khấn, phù hồns, phù hoat.

Bàn luận: Ma hoàng vào lý giải nhiệt, với Hạnh nhân phát hãn, Quế chi mở chân lông, đuổi hàn tà, Cam thảo điều hòa.

Thuốc này dùng cho những người khỏe mạnh trúng hàn lồ chân lông bị bít lại, tà vào gây cơn sốt, đầu đau, da nóng, không mồ hôi, da đỏ, ho, có thể đổ máu cam. Những người bị phong hàn mãn tính, đau gân cốt, đau khớp, nổi mề đay, ho suyễn, có khi phù thũng, tiểu ít cũng dùng bài này gia giảm. Thuốc này đuổi hàn tà ra theo đường mồ hôi hoặc nước tiểu, dùng cho người có nhiệt chứng, mạch phù hồng hay phù hoat. Người mạch hư, chứng hư không dùng bài này

– Bài Ma hạnh thạch cam thang

Ma hoàng 4g, Thạch cao 12g, Hạnh nhân 8g, Chích Thảo.

Có tác dụng tân lương, tuyên tiết, thanh Phế, bình suyễn.

Trị ngoại cảm phong tà, mình nóng không giải, ho nghịch lên, thở dốc, miệng khát, có mồ hôi ,hoặc không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏns hoăc vàns, mạch hoat sác.

Trẻ em nguyên dương thịnh bệnh thường thực nhiệt nên dùng bài này để hạ nhiệt, các bệnh thực nhiệt, mạch thực nên dùng bài này.

Bài thuốc cũng dùng chữa trĩ, viêm tinh hoàn. Các chứng hư nhiệt chớ dùng.Thêm Tang bì là bài Ngũ hổ chữa ho, hen suyễn, khó thở.

‘Kim quỹ yếu lược”

Bài Ma hoàng gia truật thang

Là bài Ma hạnh thạch cam thang thêm Bạch truật.

Có tác dụng phát hãn, giải biểu, tuyên Phế, bình suyễn.

Trị cơ thế nhức mỏi do thấp gây nên.

“Hòa tễ cục phương”

Bài Hoa cái tán

Ma hoàng (bỏ rễ, mắt), Tô tử (lót giấy sao), Xích phục linh (bỏ vỏ) đều 40g, Tang bì (sao Mật), Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao), chích Thảo đều 20g.

Cùng tán nhỏ, mỗi lần dùng 8g sắc uống ấm. Có tác dụng tuyên Phế, hóa đờm, chỉ khái bình suyễn.

Tri Phế bị phong hàn, ho, khi nghịch lên, đờm khỉ không lợi, thở khò khè, mạch phù sác.

“Thương hàn luận”

– Bài Ma hoàng phụ tử tế tân thang

Ma hoàng 6-8g, Thục Phụ tử 4-8g, Tế tân 4-8g.

Sắc, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa cho người cơ thể vốn dương hư, mắc bệnh ngoại cảm phong hàn, lạnh nhiều, hơi sốt, muốn ngủ, mạch trầm.

– Bài Ma hoàng phụ tử cam thảo thang

Là bài Ma hoàng phụ tử tể tân thang bỏ Tế tân, thêm trích Cam thảo, tác dụng trợ dương, giải biểu.

Trị dương hư cảm phong hàn, nhưng tác dụng tán hàn yếu hơn. Hiện nay dùng trị hen suyễn do hàn, cột sống viêm do phong thấp, đầu đau, thắt lưng đau, đùi đau, đau quặn Thận, liệt mặt, đau dây thần kinh Tam thoa.

“Thương hàn lục thư”

Bài Sài cát giải cơ thang

Sài hồ 6-12g, Cát căn 8-12g, Ma hoàng 6g, Khương hoạt 4-6g, Hoàng cầm 4-12g, Thạch cao 8-20g, Bạch chỉ 4-6g Bạch thược 4-12g, Cát cánh 4-12g, Cam thảo 2-4g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 2 quả.

Sắc Ma hoàng trước, vớt bỏ bọt, rồi cho các vị kia vào sắc, chia uống ấm 3 lần trong ngày. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt.

Trị cảm phong hàn uất lại hóa thành nhiệt, không ra mồ hôi, đầu đau, mẳt đau, mũi khô, Tâm phiền, mất ngủ, ho mắt đau, mạch phù hơi hom.

“Nhiếp sinh chứng diệu phương”

Bài Định suyễn thang

Bạch quả 21 hạt, Khoản đông hoa 12g, Ma hoàng 12g, Bán hạ 12g, Tang bì 12g, Hạnh nhân 6g, Tô tử 8g, Hoàng cầm 6g, Cam thảo 4g.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa phong hàn bó ở ngoài, đàm nhiệt uất tích ở trong, đờm nhiều, thở gấp, khái thấu, háo suyễn.

Lâm sàng hiện dùng chữa viêm Phế quản mạn tính, ngoại cảm suyễn thở.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Tiêu suyễn thang

Chích Ma hoàng 9g, Tế tân 9g, Sinh Thạch cao 24g, Xạ can 9g, Ngũ vị tử 9g, Bán hạ 9g, Chích Cam thảo 9g.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Có tác dụng tuyên Phế, hóa đờm, bình suyễn, chỉ khái.

Trị hen phế quản.

Gia giảm:

Người thiên về hàn thêm Can Khương, Phụ tử. Người thiên về nhiệt thêm Tang bì, Hoàng cầm. Người bệnh nặng thêm Địa long, Bạch quả. Người đờm nhiều thêm Bối mẫu, Trúc lịch.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

-Bài Ma hạnh ý cam thang

Ma hoàng 8g, Hạnh nhân 6g, Ý dĩ 20g, Cam thảo 4g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Chữa chứng thấp nhiệt, đau gân xương, đau khớp, cũng chữa chứng tróc da tay, ngón tay, mụn cóc, nối rôm, chứng tê liệt, eczema, ho suyễn, đau thần kinh, các chứng phong đàm thấp.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Gia vị thạch cao tam hoàng thang

Hoàng cầm 6g, Hoàng liên 6g, Hoàng bá 6g, Ma hoàng 6g

Cát căn 15g, Sơn chi tử 10g, Thạch cao (sống) 15g. Cùng tán nhỏ, mỗi lần sắc uống 8-12g, ngày 2 lần.

Có tác dụng giải biểu, thanh lý, tiết hỏa, giải độc.

Trị ngoại cảm ôn nhiệt, biểu lý đều bị hỏa tà xâm phạm, phát sốt, ớn lạnh, mặt đỏ, miệng đắng, môi khô, đầu đau, tâm phiền, lưỡi đỏ, rêu vàm, mạch huyền phù.

0/50 ratings
Bình luận đóng