Người bệnh đi tiểu thấy đau rát, nước tiểu vàng như trà đậm hoặc như tương. Khi di chuyển bệnh nhân thấy đau nhói dữ dội từ lưng, niệu quản, đến bàng quang. Cơn đau khiến bệnh nhân vàng bệch ra, mồ hôi đầm đìa… Mỗi cơn đau như thế thường kéo dài từ vài phút đến mấy tiếng đồng hồ. Khi sỏi chui vào bàng quang thì cơn đau đột nhiên chấm dứt.
Món 1: HẸ XÀO HỒ ĐÀO
Nguyên liệu:
- Rau hẹ 200gr – Hồ đào 50gr.
Cách chế biến:
Hẹ rửa sạch xắt khúc.
Thịt hồ đào sau khi rửa sạch, dùng dầu mè chiên đến khi vàng. Sau đó mới cho hẹ vào xào đều, nêm muối và ít gia vị vào là có thể dùng được.
Cách ăn: Ăn chung với bữa ăn chính.
Công hiệu: Làm khỏe lưng, thông tiểu.
Món 2: CANH VẨY CÁ
Nguyên liệu:
Chỉ lấy vẩy của một số các loại cá chép, cá diếc, cá trắm mỗi thứ một lượng vừa đủ.
Cách chế biến:
Vẩy cá rửa sạch, nấu từ 2 đến 4 tiếng đồng hồ. Vớt bỏ vẩy chỉ lấy nước sau đó thêm dầu mè, gừng tươi, muối ăn và bột ngọt nêm vào thì dùng được.
Cách ăn: Uống như uống canh
Công hiệu: Thông tiểụ, tống sỏi ra ngoài.
Món 3:
Nguyên liệu:
- Rùa sống 1 con khoảng 500gr.
- Vỏ cây mẫu đơn 30gr.
Cách chế biến:
Rửa sạch mẫu đơn rồi để cho ráo nước.
Rùa giết sống tách mai, móc ruột rửa sạch bên trong. Bỏ cả hai thứ vào nồi, cho nước lạnh vào nấu lên. Trước tiên đổ vào 2 muỗng trà, nửa muỗng muối và một ít rượu chờ đến khi sôi hẳn để lửa nhỏ hầm trong khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ. Khi thịt rùa chín nhừ thì dùng được.
Cách ăn: Ăn trước bữa cơm: ăn thịt uống canh.
Công hiệu: Bổ thận, thông tiểu.
Món 4: CHÈ HẠT SEN, ĐẬU PHÔNG
Nguyên liệu:
- Đậu phộng 30gr – hạt sen 30gr
- Đường trắng một lượng vừa đủ.
Cách chế biến:
Nấu đậu phọng và hạt sen (để lửa nhỏ) khoảng 60 phút rồi cho 1 muỗng đường trắng vào tiếp tục nấu cho đến khi đậu và hạt sen nhừ hẳn thì có thể dùng được.
Cách ăn: Ăn vào buổi sáng.
Công hiệu: ích thận thông tiểu.