Thói quen là thứ hình thành sau, khi trẻ được sinh ra. Trẻ con như là một cây con, Im mẹ chỉ có chăm chú nuôi dưỡng, dạy bảo ân cần mới có thể trưởng thành, bởi vì tập quán sinh hoạt tốt sẽ là cơ sở tốt đặt nền móng trưởng thành cho trẻ từ nay về sau.

Thời kì thơ ấu không chỉ là thời kì mấu chốt để phát triển thân thể và trí lực phát triển, mà còn là một giai đoạn quan trọng để hình thành thói quen và cá tính. Một thói quen tốt không chỉ xúc tiến sự trưởng thành phát triển của trẻ. mà nó còn có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe cả một đời người. Dân gian có câu: “Thói quen đã nuôi dưỡng từ lúc 3 tuổi, đến 60 tuổi cũng khó mà thay đổi”. Thói quen tốt của trẻ thơ là do sự chỉ đạo giúp đỡ của người lớn, trong sinh hoạt hàng ngày, thông qua sự hình thành phản xạ điều kiện từ nhỏ dần dần mà bồi dưỡng nên. Quá trình hồi dưỡng phải có kế hoạch và từng bước, căn cứ theo tình hình lứa tuổi của trẻ khác nhau, đặc điểm khác nhau mà tiến hành bồi dưỡng.

Ngủ

Ngủ đối với con người quan trọng như ăn uống, không khí, ánh sáng. Ngủ đầy đủ là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho trẻ thơ sinh trưởng và khỏe mạnh. Có người đã lấy hai con chó to bằng nhau để thực nghiệm. Một con chỉ cho uống, không cho ăn nhưng được ngủ; một con nữa cho ăn nhưng suốt ngày đêm không cho ngủ. Kết quả: con chó cho ăn mà không cho ngủ chỉ sống được 5 ngày rồi chết. Còn con chỉ cho uống mà không cho ăn, qua 25 ngày vẫn sống. Như vậy, đủ biết, ngủ quan trọng đến chừng nào. Nếu như ngủ không đầy đủ, trẻ sẽ nôn nóng, bồi hồi, dễ cáu gắt, không chịu ăn, thể trọng giảm, bắp thịt nhão mềm. Thời kì thơ ấu, do đại não phát triển chưa hoàn chỉnh, mẫn cảm, dễ mệt mỏi và dễ hưng phấn, sau khi chào đòi phải bắt đầu huấn luyện, tạo cho đại não thói quen có quy luật, không cần điều kiện nghiêm khắc mà ngủ được ngay. Thời gian ngủ mà trẻ thơ cần có khác nhau rất lớn, nói chung trẻ càng ít tháng cần thời gian ngủ càng dài. Trẻ mới sinh, một ngày đêm thời gian cần ngủ là 20 giờ, mãi cho đến 2 – 3 tháng tuổi, hằng ngày, ngoài thời gian thức khi bú, đại tiểu tiện ra, còn nửa là ngủ. Khi 3 – 6 tháng tuổi, ban ngày ngủ 3 lần. mỗi lần khoảng 2 giờ; từ 6 tháng tuổi về sau, ban ngày ngủ 2 lần, mỗi lần khoảng 2 giờ. Thường là buổi sáng ngủ dài một chút, buổi trưa ngủ ngắn hơn, như thế làm cho buổi tối ngủ được tốt hơn. Bảng thời gian ngủ cần thiết hằng ngày của tuổi thơ, và sắp xếp như sau:

Thời gian ngủ của trẻ ở độ tuổi khác nhau

Độ tuổiThời gian cần ngủ của 1 ngày đêm (giờ)Ngủ ban ngày
Số lầnThời giạn mỗi lần (giở)
Trẻ mới sinh20
2 – 5 tháng1632
5 – 9 tháng14 – 1521,5-2
10-18 tháng13-141 -21,5-2
18-36 tháng12-1312,5-3

Để cho trẻ ngủ tốt, ngủ đầy đủ, cần chú ý mấy việc sau đây:

Định giờ ngủ: theo đặc điểm sinh lí của trẻ thơ, hình thành một thói quen ngủ theo giờ đã định, hình thành sự phản xạ điều kiện có tính thời gian, làm cho trẻ một khi đến giờ ngủ là tự động đi ngủ. ở đây chính là phải nghiêm khắc tuân thủ thời gian ngủ, không được thay đổi tùy tiện, cho dù chưa ngủ được ngay. Cũng phải lên giường nằm nghỉ. Trước 2 tuổi, buổi tối có thể khoảng 19 giờ là bắt đầu ngủ; sau 2 tuổi có thể đi ngủ bắt đầu từ 20 giờ.

Chuẩn bị tốt trước khi đi ngủ: trước khi ngủ không nên ăn quá no, uống quá nhiều, cũng không nên kể những câu chuyện làm trẻ quá hưng phấn, rửa tay rửa mặt sạch sẽ, đại tiểu tiện xong.

Sáng tạo môi trường ngủ thích hợp: nhiệt độ trong phòng hơi thấp một chút, ánh sáng mờ mờ nhưng không nên tôi om, môi trường yên tĩnh, tránh có tiếng cãi cọ ồn ào. Đệm giường phải khô mềm sạch, chăn không nên dày q.uá nặng quá, gối không quá cao, càng không trùm đầu ngủ. Mở cửa sổ ngủ là tốt, nhưng tránh gió lạnh thổi thẳng vào trẻ, không được hút thuốc trong phòng.Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi tiêu.

Dưỡng thành thói quen ngủ riêng một mình: Trẻ nhỏ tốt nhất là ngủ riêng một giường con, chí ít cũng phải ngủ đắp chăn riêng, không đắp chung với bố mẹ. Không nên hình thành thói quen khi ngủ người lớn bế ẵm. vỗ, lắc hoặc ôm bé cùng ngủ. Cũng không nên để trẻ khi ngủ ngậm vú, ngậm ngón tay hoặc ngậm kẹo. Càng không được dùng phương pháp dọa dẫm để làm cho trẻ ngủ. Hát bài hát ru con, bật đèn sáng để đưa trẻ vào giấc cũng không nên.

Tư thế ngủ tốt: tư thế ngủ phải thay đổi thường xuyên, có thể nằm ngửa, nằm nghiêng, không nên ngủ một bề thời gian dài, để tránh xuất hiện “bẹp đầu”, “lệch đầu”.

Tập quán ăn uống

Việc ăn uống của trẻ trực tiếp quan hệ đến sinh trưởng của trẻ. Ngay sau khi lọt lòng không bao lâu, phải bồi dưỡng cho trẻ-một tập quán ăn uống có quy luật, ngoan ngoãn, không lựa chọn. ăn uống theo định giờ, định lượng để dạ dày tiết ra dịch tiêu hóa đầy đủ để tiêu hóa thức ăn. Trước khi ăn phải làm tốt một số công tác chuẩn bị, trước khi ăn không làm những hoạt động mạnh, không quát mắng trẻ. Cho trẻ đại tiểu tiện xong, rửa tay lau khô sạch, mặc yếm dãi, cho trẻ ngồi cố định trên một chiếc ghế nhỏ. Không nên cưỡng bức trẻ ăn. Thức ăn uống phải điều phối hợp lí. Các loại thực phẩm phải thường xuyên thay đổi, mỗi khi cho ăn loại thựcphẩm mới thì trước khi ăn nên dùng phương pháp kể chuyện, giới thiệu cho trẻ, làm cho trẻ vui vẻ ăn. Trước khi cho ăn loại thực phẩm mới thì lần đầu tiên nên cho ăn lượng ít, vì đói bụng mà trẻ dễ dàng vui vẻ tiếp nhận.

Trẻ con thích ăn riêng một món nào đó là rất phổ biến, thích riêng như vậy dễ gây nên thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trẻ con thích ăn một món nào đó có quan hệ với tính quen lựa chọn ăn uống của bố mẹ. Ví dụ: bố mẹ không thích ăn củ cà rốt hoặc giả không thích ăn thịt, không thích ăn rau, còn thích vừa ăn vừa bàn luận món nào ngon, món nào không ngon, trẻ con nghe được rồi cũng bắt chước thói quen kén ăn, chỉ thích ăn riêng món nào đó. Ngoài ra, thực phẩm quá đơn điệu, trẻ ăn lắm phát ngán, dễ hình thành thói quen thích món riêng (gọi là thiên thực). Nếu trẻ con thiên thực, bố mẹ nên tìm kĩ nguyên nhân, ví dụ loại thịt này nấu chưa mềm, loại cá này còn tanh quá, loại rau này chất sợi thô quá nhằm đúng nguyên nhân cụ thể, giải quyết, giúp trẻ khắc phục. Bố mẹ phải kiên trì chịu khó, coi trọng phương pháp, cách thức. Ví dụ trẻ không thích ăn rau, có thể kể câu chuyện chú thỏ con thích ăn rau, thích ăn cà rốt, dẫn dắt trẻ có hứng thú ăn rau.

Ăn vặt là một thói quen không tốt, cần khắc phục. ăn vặt thường do mức sống được nâng cao, trong nhà thường có bánh ngọt, kẹo và các thức uống, trẻ con muốn ăn lúc nào là cho lúc ấy, dần dần hình thành thói quen ăn vặt. Mà ăn vặt sẽ gây cho trẻ tính lười ăn, ngày ba bữa cơm ăn rất ít, ăn xong sau đó lại đói, là bổ sung bằng ăn vặt, hình thành sự tuần hoàn ác tính, ảnh hưởng tiêu hóa, hấp thụ. Khắc phục thói quen ăn vặt cũng cần phải chịu khó kiên trì, giảm dần số lượng ăn vặt. trước bữa cơm không ăn vặt (đặc biệt là loại kẹo Sôcôla); sau bữa cơm cho trẻ ăn ít hoa quả, cho trẻ tham gia số hoạt động có ích, có thể xúc tiến ăn ngon cơm. phân tán sức chú ý. ăn cơm chan canh là một trong những thói quen không tốt của trẻ, chủ yếu vì trẻ không thích ăn rau. Cơm chan canh là không vệ sinh, vì hạt cơm chưa qua nhai kĩ đã đi thang vào dạ dày, tăng phụ tải cho dạ dày và ruột: Đồng thời canh pha loãng vị toan, không chỉ hại tiêu hóa, mà còn hạ thấp năng lực diệt khuẩn, dễ sinh bệnh đi ngoài, đau dạ dày. Để giúp trẻ khắc phục, trước bữa ăn 30 phút cho trẻ uống một ít nước.

Bồi dưỡng cho trẻ năng lực tự ăn: bắt đầu từ 4 – 5 tháng tuổi, có thể bắt đầu huấn luyện cho trẻ tự nắm bình sữa để bú. Khoảng 1 tuổi, dạy trẻ tự cầm bát tay trái, cầm thìa tay phải, tự xúc cơm ăn. Người lớn cầm một chiếc thìa khác ngồi bên cạnh vừa dạy, vừa bón, đừng ngại phiền hoặc là sợ trẻ làm vung vãi cơm ra ngoài mà tước đoạt mất cơ hội luyện tập của trẻ và ảnh hưởng tính tích cực tự xúc ăn của chúng. Nếu không sẽ nuôi dưỡng thành tính ỷ lại, thậm chí hình thành tật xấu vừa ăn vừa chơi.

Ngăn ngừa thói quen mút ngón tay và đầu vú giả của trẻ: những thói quen này không chỉ mất vệ sinh, mà có thể làm cho hàm lợi của trẻ nhô ra ngoài, ảnh hưởng mi quan.

Ngoài ra cần phải huấn luyện cho trẻ có một thói quen tốt là không ăn các thức ăn ruồi nhặng bò qua. rơi dính bụi bặm, ôi thiu, v.v…

Thói quen đại tiểu tiện

Đại tiểu tiện đúng giờ quy định vừa làm cho dạ dày, đường ruột của trẻ hoạt động có quy luật, vừa tránh được sự khó chịu vì quần lót bị ướt nước đái gây nên (do sự kích thích của chất kiềm trong phân và nước tiểu đối với da của trẻ).

Trường hợp thông thường, chỉ cần trẻ ăn, uống, ngủ có quy luật nhất định. Còn thời gian đại tiểu tiện thì chỉ huấn luyện một vài lần, là có thể hình thành quy luật một cách dễ dàng.

Tiểu tiện ở trẻ sơ sinh là phản xạ vô điều kiện, số lần rất nhiều mà lại không có quy luật, sau 2 – 3 tháng là bắt đầu có thể huấn luyện, dự tính những lúc trẻ có thể tiểu tiện, như trước khi ngủ, sau khi thức, sau khi bú sữa và uống nước khoảng 15 phút, thì bê trẻ và “xi tiêu”, qua một thời gian huấn luyện, khi nước tiểu trong bàng quang của trẻ có rồi nhưng chưa đầy tràn, cởi tã lót ra và nghe tiếng “xi…xi…” là trẻ sẽ đi tiểu.

Cách huấn luyện thói quen đại tiện cũng như vậy. Nói chung trẻ ra đời sau 34 tháng, thời gian đại tiện tương đối cố định. Nếu ta để ý quan sát tỉ mỉ, biểu hiện của trẻ khi sắp đại tiện là: ngừng mọi động tác, đứng im lặng, thừ mặt ra, đồng thời mặt căng và đỏ. Gặp lúc đó là nhanh chóng cho trẻ đại tiện kịp thời. Tốt nhất cố định thời gian đại tiện, đại khái cách sau bón sữa lần đầu gần nhất. Khi cho trẻ đại tiện, nhất thiết phải để cho trẻ có cảm giác dễ chịu, đồng thời phát hiện ra âm thanh ì…ì. Khoảng 5 tháng là bắt đầu có thể cho ngồi bô để đại tiện. Bô tốt nhất đặt ở chỗ cố định, có ánh sáng đầy đủ, tránh để chỗ tối làm trẻ sợ, hình thành điều kiện phản xạ. Địa điểm, tư thế, tiếp xúc với bô, âm thanh đều có thể hình thành điều kiện phản xạ, kích thích trẻ đại tiện. Khi trẻ đại tiện, nếu thời tiết tương đối lạnh, tốt nhất lấy vải cũ mềm, may thành các bọc lồng quanh bô, tránh cho trẻ bị cảm lạnh, .hoặc là vì lạnh giá kích thích ảnh hưởng thải phân của trẻ. Khi trẻ đại tiện, người lớn phải trực bên cạnh, đồng thời hỗ trợ trẻ bằng cách phát ra âm thanh mũi “ì… ì…” để trẻ bắt chước “rặn” cho phân ra. Mỗi lần cho trẻ tiểu tiện, đại tiện, thời gian phân biệt tiểu tiện 2 – 3 phút, đại tiện khoảng 10 phút, thời gian không nên quá dài, tránh cho trẻ khỏi mỏi mệt, thậm chí sinh ra né tránh kiểu này. Qua huấn luyện nhiều lần, nhất định sẽ thành công.

Chỉ cần kiên trì huấn luyện, nói chung trẻ em khoảng 1 tuổi rưỡi là có năng lực không chế đại tiện, khoảng 2 tuổi có khả năng không chế tiểu tiện, 3 – 4 tuổi tự đi nhà xí được.

Thói quen vệ sinh sạch sẽ

Bồi dưỡng cho trẻ một thói quen yêu sạch sẽ, công tác vệ sinh phải bắt đầu ngay từ nhỏ, bố mẹ không chi gương mẫu, mà còn phải để cho trẻ tự làm.

Giữ sạch da: da trẻ còn rất n.on và mịn, phải rửa thường xuyên, để tránh nhiễm cáu bẩn như mồ hôi, sữa,

đại tiểu tiện, tro bụi quá nhiều. Nhất là về mùa hè, những chỗ nếp nhãn trên da dễ bị mồ hôi đọng lại làm viêm da; phải tắm rửa luôn, giữ da sạch sẽ, xúc tiến huyết dịch tuần hoàn. Hằng ngày rửa mặt đúng giờ, tối đến rửa chân, định kì gội đầu, tắm. bé gái tôi đến còn phải rửa mông bẹn. Khoảng 1 tuổi, phải dạy cho trẻ sáng, tôi và trước khi ăn, sau khi đại tiểu tiện phải rửa tay. không dùng tay bốc ăn, không uống nước lã. không ăn quả xanh, quả chín cùng phải rửa sạch gọt vỏ. không vừa ăn vừa chơi đùa.

Chăm thay quần áo, chăm cắt móng tay. Chăn đệm của trẻ phải thường xuyên giặt phơi khô. Trẻ em nhất thiết phải dùng riêng chậu rửa mặt, khăn mặt và tất chân, đồng thời phải đế nơi cố định.

Đánh răng hợp lí: khi trẻ 2 tuổi, răng sữa đã mọc đủ rồi, nhưng chân răng chưa hình thành hoàn toàn, lợi đang non yếu chưa bám chắc, chất xương răng đang xốp. Lúc này đánh răng, không lợi cho sự phát triển của răng. Ngoài ra, khoảng 2 tuổi, răng trẻ con định vị chưa chuẩn, đánh răng sẽ làm răng lung lay chảy máu. Do đó trẻ 1 – 2 tuổi không nên đánh răng, mà chỉ nên dùng sợi vải mềm đã đun sôi, tẩm nước lã đun sôi để nguội, hằng ngày sáng tối lần lượt lau cho trẻ 1 lần, khi lau chùi phải lau hết tất cả không sót một răng nào. Sau 2 tuổi có thể dạy trẻ dùng nước muối nhạt để súc miệng, buổi sáng súc một lần, buổi tối súc một lần. Sau 3 tuổi, chân răng, răng sữa đã hoàn chỉnh tương đối khỏe, có thể phương pháp đánh răng đúng đắn. Sáng đánh một lần, tôi đánh một lần, đánh sạch hết tất cả những thức ăn

tồn đọng lại trong kẽ răng. Bắt đầu có thể chưa dùng kem đánh răng, để tránh kích thích yết hầu. Bàn chải nên dùng loại nhỏ, hai dãy, chế tạo bằng lông lợn chất mềm. Khi đánh răng nhất thiết phải đánh theo phương thẳng đứng kéo lên xuống song song kẽ răng. Tuyệt đối không được của kéo ngang cắt chân răng.

Thói quen lễ phép

Làm cha mẹ, không những phải chăm sóc thân thể cho con, mà còn phải chăm sóc về mặt tinh thần cho con nữa. Trẻ sau 1,5 tuổi là có thể biết nói một số lời đơn giản, khả năng nhận biết đối với người tiếp xúc cũng tương đối tốt, lúc này cha mẹ cần bồi dưỡng cho con về thói quen lễ phép, cần dạy trẻ khi nhìn thấy các cô các cậu thanh niên nam nữ, biết gọi cô, chú, dì. Tuổi cao thì gọi ông, bà; biết vẫy tay chào, tạm biệt. Cùng với sự trưởng thành dần dần của trẻ, những tri thức về phương diện lễ phép, lịch sự phải dùng lời nói và thể hiện bằng thực tế hằng ngày của cha mẹ, chính điều đó góp phần hình thành nhân cách của trẻ.

Đề phòng những thói quen xấu xâm nhập

Dạy trẻ đừng ngồi lê la bẩn thỉu trên đất, đừng bỏ những vật bẩn vào trong mồm, đừng khạc nhổ bừa bãi linh tinh, phải huấn luyện cho trẻ dùng tay vắt mũi. Không được dùng ngón tay bẩn ngoáy lỗ mũi, ngoáy tai; không dùng tay dụi mắt; không được đại tiểu tiện lung tung; không được vứt giấy lộn. vỏ trái cây, hoa quả lung tung.

0/50 ratings
Bình luận đóng