Nhận định chung
Loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương sâu gây mất niêm mạc có giới hạn cả phần cơ và dưới niêm mạc của niêm mạc dạ dày.
Loét tiên phát: Loét dạ dày tá tràng do những thay đổi chức năng của dạ dày (tăng tiết HCl và pepsin), thường 1- 2 ổ loét lớn nằm ở bờ cong nhỏ, hang vị, hành tá tràng.
Loét thứ phát: gây nên bởi các bệnh lý bên ngoài dạ dày tá tràng (bệnh Crohn, uống chất ãn mòn, viêm dạ dày trong bệnh viêm mao mạch dị ứng, viêm dạ dày tự miễn, viêm dạ dày tăng bạch cầu acid…). Hoặc do thuốc (NSAID, steroid, thuốc chữa ung thư. Hoặc do stress (là những bệnh lý nội ngoại khoa rất nặng – ở các khoa hồi sức).
Nguyên nhân chủ yếu nhất là nhiễm HP – Các thuốc – Stress.
Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Loét cấp tính thứ phát
Điều trị bệnh chính đi kèm: bỏng, nhiễm khuẩn, sốc,…
Đặt sonde dạ dày, hút dịch.
PPI 1- 2 mg/kg/ngày, bơm máy, truyền tĩnh mạch.
Cầm máu bằng nội soi nếu có xuất huyết tiêu hóa gây thiếu máu nặng.
Truyền máu nếu có chỉ định.
Loét tiên phát
PPI 1- 2 mg/kg/ngày, thường dùng đường uống.
Phác đồ kháng sinh diệt HP.
Cầm máu bằng nội soi nếu có chỉ định.
Truyền máu nếu có chỉ định.
Điều trị duy trì
Với loét tiên phát, HP +, sau khi điều trị làm sạch HP bệnh nhân cần được điều trị duy trì bằng thuốc ức chế bài tiết anti H2, thường dùng Ranitidine 5-7mg/kg/ngày. Thời gian điều trị 6 tháng.
Điều trị hỗ trợ
Chế độ ăn dễ tiêu, kiêng chua cay, chất kích thích.
Bổ sung sắt, acid folic nếu có thiếu máu.
Điều trị ngoại khoa
Chảy máu tiêu hóa không cầm được khi điều trị nội khoa thất bại: truyền ≥ 70ml máu/kg.
Biến chứng: hẹp, thủng ống tiêu hóa.
Có nguyên nhân điều trị ngoại khoa: U tụy, u gastrin dạ dày,…