Mục lục
- Tên khoa học
- Mô tả
- Phân bố, nơi sống
- Bộ phận dùng, thu hoạch, chế biến
- Phân biệt tính chất, đặc điểm:
- Khí vị:
- Chủ dụng:
- GIỚI THIỆU THAM KHẢO “Ngoại khoa chân thuyên”
Tên khoa học
Manis pentadactyla L. Họ Tê tê (Manidae).
Vảy Tê Tê. Tên khác: Xuyên sơn giáp, Con trút, lăng lý, giáp châu, sơn giáp.
Mô tả
Thú có thân dài 50 – 65cm, kể cả đuôi, nặng 5 – 7kg, có khi hơn. Đầu thuôn nhỏ, mõm nhọn, lưỡi rất dài, cổ to, lưng vồng lên, bụng phẳng, đuôi thuôn nhọn. Bốn chân to và ngắn, có vuốt dài và cong. Toàn thân, đuôi và chân phủ những vảy sừng xếp thành hàng như ngói lợp, màu nâu xám. vảy sừng to nhỏ không đều, hình tam giác, dày, mép mỏng.
Phân bố, nơi sống
Trên thế giới, tê tê phân bố ở châu Á bao gồm các nước Ấn Độ, Nêpan, Trung Quốc, một số nước Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, tê tê sống hoang ở nhiều nơi vùng rừng núi từ Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn qua các tỉnh miền Trung, sang Tây Nguyên rồi vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi ở của tê tê là các hang đất, hốc cây. Khi cần có thể leo cây hoặc lội nước. Kiếm mồi vào ban đêm. Ăn kiến, mối và một số côn trùng khác bằng cách thè lưỡi, huơ đi huơ lại giữa đám mồi cho côn trùng dính vào hoặc giương lớp vảy bẫy cho côn trùng chui vào, rồi khép lại.
Tê tê thường cuộn tròn lại khi ngủ hoặc gặp nguy hiểm. Bản tính hiền lành, chậm chạp nhưng lại khỏe vô cùng, vì khi con vật đã chui vào hang, nó giương toàn bộ lớp vảy sừng cắm vào vách hang thì dù con người có tóm được đuôi nó cũng không thể kéo nó ra khỏi hang được.
Tê tê đẻ 1 con vào tháng 1-3.
Nhiều nơi đã bắt đầu thuần hóa và phát triển nuôi tê tê để xóa đói, giảm nghèo, làm kinh tế gia đình.
Bộ phận dùng, thu hoạch, chế biến
Vảy Tê tê.
Bắt được tê tê, nếu còn sống thì đập chết, mổ bụng lột lấy da, còn nguyên vảy, phơi khô. Cũng có thể ngâm tê tê vào nước vôi trong hoặc luộc chín, rồi lấy vảy, phơi khô. Nên để riêng vảy ở đuôi tê tê, vì người ta cho rằng vảy này có tác dụng mạnh hơn.
Chế biến Vảy Tê tê: Ngâm vảy trong nước vôi loãng khoảng 10 – 20 phút, lấy ra, phơi khô. Sao với cát cho phồng và vàng đều. Cũng có thể sao cát xong, lúc vảy còn nóng, đổ vào dung dịch giấm với tỷ lệ 500ml giấm cho 1kg vảy. Đảo đều cho vảy thấm đẫm rồi vớt ra, rửa bằng nước sạch, phơi khô.
Có khi còn tẩm mỡ hoặc dầu ăn vào vảy mà rán.
Phân biệt tính chất, đặc điểm:
Vị thuốc này phần nhiều đều được bao chế qua giấm, sao tẩm xong có màu vàng kim hoặc màu trắng vàng. Đó là những miếng phẳng bẹt có hình cánh quạt, hình tam giác, hình miếng trám hoặc hình lá chắn, ở giữa dày, chung quanh mỏng hơn, lớn bé không đều nhau. Bề mặt màu be đen hoặc be vàng, có ánh quang, phía chiều rộng có hàng chục nếp vân dọc và vân ngang xếp thứ tự ngay ngắn; Phía hẹp trơn bóng. Mặt bên trong màu nhạt hơn, ở chính giữa có một đường hình vòng cung nổi gồ lên theo hướng hình thoi nằm ngang, dưới đó có mấy đường vân nhỏ chạy song song với đường hình thoi. Chất sừng, nửa trong suốt, rắn, dai mà có tính đàn hồi, không dễ bẻ gẫy. Loại nào các miếng vảy có màu đen nâu hoặc màu vàng nâu, không sót da hoặc thịt trong vảy là loại tốt.
Khí vị:
Vị mặn, tính hàn, có độc, vào các kinh Túc quyết âm. Thủ dương minh và Túc dương minh.
Chủ dụng:
Sát quỷ, trừ tà, chữa sơn lam, chướng khí, chặn cơn sốt rét, chữa đau ruột, lên đậu, trị phong tê, kinh sợ la khóc, bôi vào vết thương chưa hình thành thì tiêu, đã hình thành thì vỡ mũ, trị tê đau, ở trên thì thăng lên, ở dưới thì giáng xuống, tán phong trừ thống, phá huyết, khai khí, lại hay tán tà do khí nắng kết lại, chữa hậu sản khí huyết xung tâm, thúc đinh độc, tiêu sưng, vỡ mũ, chạy khắp kinh lạc, chỗ nào cũng đến. Nhưng tính nó rất mạnh không nên dùng nhiều quá.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO “Ngoại khoa chân thuyên”
Bài Bổ huyết tiêu độc thang
Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.
Có tác dụng bổ huyết, tiêu độc.
Chữa mụn nhọt mọc ở vùng mông.
“Phụ nhân lương phương”
Bài Tiên phương hoạt mệnh ẩm
Ngân hoa 12g, Phòng phong 4g, Xích thược 4g, Xuyên sơn giáp 4g, Nhũ hương 4g, Tạo giác thích 4g, Đương quy vĩ 4g, Một dược 4g, Thiên hoa phấn 4g, Cam thảo 4g, Trần bì 12g, Bối mẫu 4g, Bạch chỉ 4g.
Có tác dụng hoạt huyết, tiêu độc.
Chữa mụn nhọt, thũng độc mới phát, cục bộ sưng nóng đỏ đau hoặc mình nóng hoi sợ lanh, rêu lưỡi trắns mỏns hoăc vàm, mạch sác hữu lưc.
“Y học phát minh”
Bài Phục nguyên hoạt huyết thang
Sài hồ 20g, Đào nhân 50 hạt, Thiên hoa phấn 12g, Hồng hoa 8g, Đương quy 12g, Xuyên sơn giáp 8g, Đại hoàng 4g, Cam thảo 8g. Sắc với Nước và Rượu (tỷ lệ 1/3, chia uống 2 lần trong ngày. Het đau thì ngừng uống. Có tác dụng hành khí, hoạt huyết, sơ Can, khu ứ, làm cho ứ huyết tiêu thì huyết mới sinh cho nên đặt tên là “Phục nguyên”.
Tri vấp ngã tôn thương, ứ huyết tụ ở dưới sườn, đau không chịu nỗi. Trị cả chẩn thương đầu, chấn thương mắt, gãy xương.
“Thiên gia diệu phương”
Bài Địa giáp vị trùng thang
Uất kim 18g, Đương quy 18g, Xuyên sơn giáp 21g, Địa long 15g, Thạch vị bì 18g, Manh trùng 15g, Thổ miết trùng 18g, Xuyên khung 18g, Cửu hương trùng 18g, Thiên trùng 24g, Kê huyết đằng 24g, Mộc hương 18g, Khương lang trùng 24g, Thanh bì 15g, Phòng phong 24g, Thuyền thoái 18g. sắc, chia uống 3-4 lần trong ngày.
Có tác dụng lý khí, giải uất, hoá ứ, thông lạc, tức phong, chỉ kinh.
Chữa đau đầu do mạch máu.
Gia Giảm: Neu thiên về phong hàn, thêm Phụ tử, Quế chi, Tế tân. Nếu thiên về phong nhiệt, thêm Tang diệp, Hoàng liên, Sơn chi. Nếu thiên về đờm thấp, thêm Bán hạ, Trúc nhự, Bạch linh, Thương truật. Nếu Can dương thượng cang, thêm Câu đằng, Long đởm, Cúc hoa, Thiên ma, Ngô công.