Vũ Văn Đính

NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

  1. Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, càng sớm càng tốt, ngay tại chỗ.
  2. Dùng thuốc chống độc đặc hiệu
  3. Hồi sức khi có biểu hiện nhiễm độc.
  4. Luôn bảo đảm thông khí tốt.

XỬ TRÍ

  1. Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể

Tùy theo đường xâm nhập:

  • Rửa da, tóc và mắt. Chích da, hút máu nếu là rắn độc cắn.
  • Qua đường tiêu hóa:

+     Uống than hoạt 20g cho người lớn, 5-10g cho trẻ em,   gây nôn

+     Tiếp theo là rửa dạ dày có than hoạt.  Tuy nhiên, không rửa dạ dày nếu ngộ độc dầu hỏa, các chất ăn mòn.

+     Đặt ống nội khí quản trước, nếu có hôn mê

+ Dùng thuốc tẩy: Magie sulfat, natrisulfat, sorbitol (5-30g)

Sau rửa dạ dày tiếp tục uống than hoạt 5g-20g/2 giờ cho đến 120g ở người lớn, 30g ở trẻ em.

  1. Dùng thuốc chống độc đặc hiệu

Càng sớm càng tốt. Có 4 loại:

  • Gắp các chất độc như: BAL (dimercaprol) gắp kim loại nặng, hydroxocobalamin gắp CN, desferroxiamin gắp Fc
  • Điều trị thay thế:

Glucose ưu trương chống hạ đường huyết do insulin Vitamin K trong ngộ độc dicoumarol hay aspừin Vitamin B6 trong ngộ độc INH

  • Trung hòa các chất độc
  • Huyết thanh chống nọc rắn
  • Các kháng thể: Kháng thể kháng digoxin
  • Các hóa chất như flumazenillàm mất tác dụng của
    • Đối kháng sinh lí

Atropin chống tác dụng của hội chứng muscarin Phentolamin chống tác dụng của các thuốc giống giao cảm.

  1. Hồi sức

Hồi sức khi đã có biểu hiện nhiễm độc, ảnh hưởng đến chức năng sống.

Có 7 điều cần chú ý:

Duy trì chức năng hô hấp

  • Thường phải thông khí nhân tạo (TKNT) nếu có hôn mê sâu, rối loạn hô hấp
  • TKNT điều khiển nếu có nguy cơ ngừng thở (rắn hể cắn, ngộ độc opi, thuốc ngủ)
  • TKNT với áp lực dương liên tục, nếu có tổn thương phổi

Duy trì chức năng tuần hoàn

  • Dùng thuốc hạ áp trong ngộ độc naphazolin, adrenalin, noradrenalin, aramin
  • Dùng thuốc vận mạch trong ngộ độc các thuốc giãn mạch, liệt hạch.
  • Dùng xylocain trong ngộ độc củ ấu tầu

Duy trì chức năng bài tiết

  • Tiêu cơ vân do thuốc chuột Tầu, ong đốt: Phải truyền nhiều dịch phối hợp furosemid để có lượng nước tiểu 100-200m]/giờ ở người lớn.
  • Suy thận cấp thường gặp trong ngộ độc (mật cá chắm, cóc, cá nóc, thủy ngân): Dùng furosemidvà phôi hợp thận nhân tạo nếu cần.

Bảo tồn chức năng gan

  • Acetylcystein (Mucomyst) có tác dụng tốt trong ngộ độc paracetamol
  • Silymarin (Legalon) có tác dụng trong ngộ độc nấm

Bảo tồn chức năng tạo máu

  • Thường gặp tan máu ở người sốt rét dùng primaquin
  • Giảm tiểu cầu do dùng kháng sinh

Ngừng thuốc là phương pháp cơ bản không tốn kém. Truyền máu nếu chảy máu, truyền khôi hồng cầu nếu tan máu nặng gây thiếu máu.

Bảo tồn chức năng thần kinh

  • Chống co giật.
  • Tuy nhiên co giật có thể do hạ đường máu, thiếu oxy não, ngộ độc rượu.
  • Chống rối loạn điều hòa thân nhiệt.

Cuối cùng là chăm sóc, nuôi dưỡng, chống loét

Tóm lại:

  • Khi thuốc hay chất độc chưa ngấm vào cơ thể, rút chất độc ra khỏi cơ thể là cơ bản.

Khi đã có chức năng sống bị ảnh hưởng: Hồi sức ngay rồi mới dùng các biện pháp khác.

0/50 ratings
Bình luận đóng