Viêm mũi xoang là một tình trạng viêm phổ biến nhất liên quan đến các xoang hàm trên; tiếp theo, theo thứ tự hay gặp, là các xoang sàng, xoang trán và xoang bướm.
Viêm xoang chiếm hàng triệu lượt khám để bác sĩ điều trị mỗi năm và là chẩn đoán phổ biến nhất đứng thứ năm mà kháng sinh được kê đơn.
Định nghĩa
Viêm xoang trong khoảng thời gian < 4 tuần.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng dẫn đến tắc nghẽn xoang và giữ lại các chất nhầy.
Nguyên nhân nhiễm trùng bao gồm do virus (ví dụ, rhinovirus, virus parainfluenza, virus cúm) và vi khuẩn [ví dụ, S. pneumoniae, Haemophilus influenzae nontypable, và (ở trẻ em) Moraxella catarrhalis].
Trong trường hợp suy giảm miễn dịch, nấm (ví dụ, Rhizopus, Mucor, Aspergillus và thỉnh thoảng) có thể là nguyên nhân.
Trường hợp nhiễm trùng bệnh viện thường do nhiều vi khuẩn và liên quan đến Staphylococcus aureus và trực khuẩn gram âm.
Nguyên nhân không do nhiễm trùng bao gồm viêm mũi dị ứng, chấn thương khí áp, và tiếp xúc với hóa chất gây kích thích.
Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện thường gặp gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau mặt hoặc nặng mặt và đau đầu.
Đau răng và hôi miệng có thể là viêm xoang do vi khuẩn.
Đau ở từng vị trí xoang liên quan và thường đau tăng hơn khi cúi hoặc là nằm ngửa.
Viêm xoang trán tiến triển có thể xuất hiện “khối sưng phồng Pott”: sưng và phù nề trên nền xương trán vì có áp xe dưới màng xương.
Biến chứng đe dọa tính mạng gồm viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, và áp xe não.
Chẩn đoán
Rất khó để phân biệt viêm xoang do virus hay vi khuẩn trên lâm sàng, mặc dù nguyên nhân do virus thường gặp nhiều hơn so với vi khuẩn.
Chỉ có 40 – 50% trường hợp có các triệu chứng kéo dài > 10 ngày, chảy nước mũi mủ, tắc mũi, và đau mặt là bị viêm xoang do vi khuẩn.
Nếu viêm xoang do nấm cần phải cân nhắc, sinh thiết các vị trí có liên quan phải được thực hiện.
Trừ những trường hợp nằm viện, CT xoang hoặc chụp X quang không khuyến cáo cho viêm xoang cấp tính. Viêm xoang phải nằm viện nên được khẳng định bằng CT xoang, và hút xoang để cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ (lý tưởng trước khi điều trị kháng sinh).
Điều trị viêm xoang cấp tính
Hầu hết các trường hợp cải thiện mà không cần điều trị kháng sinh.
Đối với các trường hợp nhẹ và vừa, điều trị nên tập trung vào giảm triệu chứng và tạo thuận lợi cho dẫn lưu xoang (ví dụ, thuốc thông mũi uống và xịt, nước muối rửa mũi).
Các trường hợp không cải thiện sau 10 ngày hoặc có biểu hiện bệnh nặng lên cần điều trị kháng sinh.
Trên 10% các trường hợp không đáp ứng với điều trị kháng sinh ban đầu; hội chẩn với bác sĩ tai-mũi-họng thì có thể dẫn lưu xoang và / hoặc rửa xoang được xem xét trong những trường hợp này.
Phẫu thuật cần được xem xét với những trường hợp bệnh nặng, biến chứng nội sọ, hoặc viêm xoang do nấm xâm lấn.