Trẻ 3 tuổi trở lên, khi đi ngủ không biết được đái lúc nào, gọi là bệnh đái dầm, nhẹ thì 1 đêm 1 lần, nặng thì 1 đêm mấy lần. Bệnh thường xảy ra ban đêm, sau khi đái són, trẻ vẫn ngủ bình thường. Bệnh này được chia ra làm 2 loại lớn là: Bệnh về khí chất và bệnh về chức năng. Trong đó nếu nói về chức năng là để chỉ thiên về yếu tố di truyền, do nguyên nhân hệ thống bài tiết nước tiểu phát triển không hoàn toàn, dinh dưỡng hoặc tâm lý v.v… dẫn đến vỏ đại não và trung khu thần kinh dưới da mất đi chức năng điều tiết gây nên.
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Kim anh tử tính vị chua, thô ráp, ngọt, bình, tốt cho thận, bàng quang, ruột già, có tác dụng làm giảm đi tiểu, cầm tháo dạ. Kim anh tử thường được dùng để trị chứng di tinh, đái dầm ở trẻ nhỏ, huyết trắng, thận hư lâu, tháo dạ lâu ngày, kiết lỵ lâu ngày. Trong cuốn “Bản thảo cầu thực” có viết: “Vị chát của loại cây này có thể khử trùng, cam (ngọt) bổ trung, chất chua có thể hấp thụ âm, có tác dụng tốt trong việc điều trị mộng tinh, băng huyết, đái dầm”.
Các loại trà nên sử dụng
- Trà bao trứng bọ ngựa dâu
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 cái bao trứng bọ ngựa dâu, 15 gam đường đỏ. Cho bao trứng bọ ngựa dâu vào sao vàng, giã thành bột mịn, sau đó lấy ra 6 gam cho vào đường đỏ, cho nước nóng vào đun sôi, mỗi ngày uống 1 lần, uống liền trong vòng 15 ngày.
Công dụng chữa trị: Bổ thận.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ, biểu hiện thường thấy là cơ thể gầy yếu, tinh thần sức khỏe yếu kém, sợ lạnh, dễ bị cảm mạo phong hàn.
- Trà rễ rau hẹ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 25 gam rễ rau hẹ cho vào rửa sạch, lấy túi vải sạch gói lại, vắt lấy nước, rồi đun sôi lên uống, mỗi ngày uống từ 1 -2 lần, uống liền trong vòng 10 ngày.
Công dụng chữa trị: Ôn trung hành khí, tráng dương.
Chú ý: Phương trà này chủ trị trẻ đái dầm, thận và dạ dày không tốt, đi đái đêm nhiều, đái rắc, đi tiểu nước trong, sợ lạnh, chân tay lạnh, dễ mệt mỏi, sắc mặt xanh tái v.v…
- Trà dấm ích trí nhân
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam ích trí nhân, giấm cho vào giã mịn, chia làm 3 lần uống.
Công dụng chữa trị: Kiện thận, trừ hàn.
Chú ý: Phương trà này thích hợp với người có gan thận hư hàn, bàng quang yếu. Đối với những người âm hư, sốt thì không nên dùng.
- Trà trứng
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 8 gam lá trà, 3 gam muối ăn, 10 quả trứng gà. Cho lá trà và trứng vào cùng một nồi đun trong khoảng 8 phút, sau đó đập vỡ vỏ trứng, thêm muối ăn đun trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó bỏ vỏ trứng gà đi, chấm vào tương dầu ăn. Mỗi ngày làm 1 quả trứng, ăn liền trong 10 ngày.
Công dụng chữa trị: Bổ tinh, tốt cho xương.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ, eo lưng đau mỏi.
- Trà táo
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 5 gam lá trà, 10 quả đại táo, 10 gam đường trắng. Cho nước vào đại táo đun nhừ, thêm đường trắng và lá trà vào khuấy đều lên rồi uống.
Công dụng chữa trị: ích khí, điều trị chứng đái dầm.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ.
- Trà ngọc trúc
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 50 gam ngọc trúc. Cho ngọc trúc vào rửa sạch, đun sôi lên làm trà uống.
Công dụng chữa trị: Bổ âm ích thận.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ mắc bệnh thể chất yếu đuối, thận khí không ổn định, đi tiểu nhiều, dẫn đến đêm ngủ bị đái dầm.
- Trà chống đái dầm
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá ô dược tuỳ ý, thêm nước sôi vào đun lấy nước, mỗi ngày làm uống 1 lần, không quy định thời gian, uống khi trà còn nóng, không nên uống sau bữa ăn tối.
Công dụng chữa trị: Ôn thận tán nhiệt, chống đái dầm.
Chú ý: Phương trà này thích hợp điều trị chứng đái dầm và hư hàn dẫn đến đi tiểu nhiều và lâu.
- Trà ích trí chống đái dầm
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: ích trí nhân, kim anh tử mỗi thứ 6 gam, 5 gam ô dược. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào giã mịn, cho vào cốc giữ ấm được, thêm nước sôi vào hãm, đậy nắp trong 20 phút. Uống nhiều lần khi nóng, không giới hạn thời gian, mỗi ngày 1 lần.
Công dụng chữa trị: Bồi bổ thận và nguyên khí, trừ hàn, chống đái dầm.
Chú ý: Phương trà này chủ trị chứng đái dầm, đi tiểu nhiều lần, thậm chí không đi tiểu được do thận và dạ dày hư hàn. Đối với những người mắc chứng bàng quang nóng nhiệt không nên dùng. Phân tích thành phần của thuốc, có thể thấy thuốc thích hợp dùng với ngưòi gan thận hư hàn. Trong cuốn “Thuốc tốt cho phụ nữ” có liệt viên chống đái dầm thêm sơn dược, kim anh tử vào là được. ích trí nhân tính vị cay nóng, tốt thận, thông gan, có tác dụng bổ gan thận, giúp tốt cho tiết niệu, là một loại thuốc tốt để trị chứng di tinh, đái són, thận và dạ dày hư dẫn đến đi tả, chảy nước dãi. Trong cuốn “Bản thảo bị yếu” có viết: “Nó tốt cho tinh khí, ôn trung, giúp ăn ngon miệng, giúp ít chảy dãi trong khi ngủ, chống đái dầm ở trẻ nhỏ, trị nôn ói, tiêu chảy”.
Ô dược tính vị cay nóng, tốt gan, thận, dạ dày, bàng quang, có thể điều khí tán hàn, ôn thận hoà khí, thận thiếu khí, bàng quang điều tiết bất bình thường. Nếu viên trị đái dầm do 3 thứ ích trí nhân, sơn dược, ô dược làm thành, nó là loại thuốc thường được dùng để trị chứng thận không tốt dẫn đến đái dầm. Bài thuốc này công thức đơn giản, người thận hư hàn có thể dùng thêm lông thỏ, chất béo bổ cốt. Người dạ dày không tốt có thể thêm các loại dược liệu như hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch truật, sơn dược cũng có hiệu quả rất tốt.
Những điều cần ghi nhớ
Đại đa số trường hợp trẻ bị đái dầm là do chứng năng, đặc biệt là mang tính đoạn phát, có quan hệ lớn đến việc tinh thần bị kinh hãi nhiều lần hoặc đột ngột. Khi chụp X – quang phần xương cụt của những trẻ bị đái dầm có thể thấy rõ được mức độ bất thường. Đông y cho rằng, thận là nơi sinh tuỷ, phần bất thường ở xương cụt là biểu hiện của chứng thận hư. Thận hư làm cho bàng quang mất đi sự quân bình dẫn đến đái dầm, từ biểu hiện lâm sàng, nếu bồi bổ thận tốt sẽ đạt được hiệu quả tốt.
Xây dựng ngay từ nhỏ cho trẻ thói quen tiểu tiện đúng giờ và thói quen giữ gìn vệ sinh hợp lý trong sinh hoạt hàng ngày.
Không nên cho trẻ đi chơi quá nhiều, tránh trẻ đêm ngủ bị quá mệt.
Trong và sau khi ăn cơm tối xong, nên khống chế lượng nước mà trẻ uống vào.
Xây dựng thói quen trước khi đi ngủ phải tiểu tiện, sau khi trẻ ngủ, người lớn có thể căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà trẻ mắc phải, để đánh thức trẻ dậy đi tiểu, dần dần hình thành thói quen tự đi tiểu.
Điều trị chứng đái són cho trẻ cần phải kiên nhẫn, động viên nhiều cho trẻ, không nên vội vàng gấp gáp.