Khái niệm
Tứ chi cứng đơ là chỉ hai tình huống: Một là chỉ loại gân thịt ở tứ chi cứng đơ, các chi chỉ duỗi thẳng không gập lại được. Hai là các khớp xương tứ chi do một nguyên nhân nào đó dẫn đến chứng trạng tứ chi cứng đơ, không co duỗi được.
Sách Nội kinh từ rất sớm đã ghi chứng “Cứng đơ”. Các y thư đời sau thường mô tả chứng này trong nhiệt bệnh và phong bệnh phần nhiều thuộc loại tứ chi cứng rắn mà duỗi thẳng, lại cồn loại Tý thông lâu ngày gân mạch không được nuôi dưỡng khiến cho khớp xương cố định không nuôi dưỡng được thường gọi là “Các khớp tứ chi cứng đơ”. Mục này thảo luận bao gồm hai tình huống nói trên.
Co gập với cứng đơ khác nhau, co gập là chỉ thể trạng chân tay co cứng gấp khúc, cơ bắp ở tay chân co rút, không duỗi được cho nên khác với loại cứng đơ nói ở trên.
Uốn ván là chỉ đầu gáy cứng đơ, lưng uốn cong giống như cái cung cũng khác với loại Tứ chi cứng đơ.
Co cứng là chỉ tứ chi co cứng, co rút khó duỗi ra, vì thế với loại cứng đơ nói trên cũng khác nhau.
Tứ chi co rút giống như co kéo rút giật, xoăn lại cho nên tứ chi co rút là chỉ chân tay giật động so với loại tứ chi co cứng chân tay cố định không hoạt động được khác nhau rất xa.
Chứng Phong đàm úng tắc ở trên như loại chứng “Giản” trong tình huống trước khi toàn thân co giật thường xuất hiện tứ chi co cứng. Người bị bệnh Can uất huyết hư như chứng Tạng táo sau khi bị cáu giận kích thích thường dẫn đến Can khí úng tắc ở vùng ngực dẫn đến co rút cứng đơ, phân tích và chẩn đoán phân biệt hai loại này phải mô tả cho rõ tình trạng tứ chi co rút. Bệnh tà ôn nhiệt thường có thể dẫn đến nhiệt động Can phong, tứ chi co rút cứng đơ, uốn ván phong thấp, uốn ván như các chứng phong ôn, thử ôn, thấp ôn… Cũng phải chẩn đoán phân biệt trong loại Tứ chi co giật.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
Tứ chi cứng đơ do phong hàn thấp ngăn trở đường lạc: Phần nhiều biểu hiện ở loại Tý thông lâu ngày khớp xương tứ chi cứng đơ không co duỗi được, khớp xương cố định, khớp xương và cơ bắp đau có lúc sưng trướng, lâu ngày có thể xuất hiện cơ bắp teo gầy: Nếu phong khí thắng thì đau len lỏi khắp tứ chi. Nếu hàn khí thắng thì tứ chi lạnh không di chuyển. Nếu thấp khí thắng thì tứ chi nặng nề nhức mỏi, lưỡi trắng nhợt, rêu trắng hoặc nhớt, mạch Trầm Huyền Khẩn hoặc Huyền Hoạt.
Tứ chi cứng đơ do phong tà xâm nhập: Có chứng phát nhiệt ố hàn, đâu gáy cứng răn, tứ chi cứng đơ, khớp xương đau, thậm chí uốn ván, cấm khẩu không mở miệng được, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền Khẩn. Nếu là phong nhiệt hoặc phong tà hóa nhiệt thì có các chứng sốt cao, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Tứ chi cứng đơ do thấp nhiệt ngăn trở đường lạc: Phần nhiều có kiêm chứng trạng thấp nhiệt tý thông, bệnh dằng dai lâu ngày thì tứ chi cứng đơ, các khớp tứ chi không co duỗi được, khớp xương sưng đỏ đau, cơ bắp ở vùng khoai chân có thể xuất hiện nhiều điểm đỏ hồng vón cục, người bệnh mình nóng, đầu như bị bọc, chân tay bứt dứt, lâu ngày có thể xuất hiện teo cơ, khớp xương đỏ hồng sưng to, rìa lưỡi đỏ, thể lưỡi mập, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền hoặc Sác.
Tứ chi cứng đơ do đờm hỏa động phong: Phần nhiều phát bệnh đột ngột, tứ chi cứng đơ quá mức, cứng rắn không gập lại được, cổ gáy cứng đơ đồng thời có từng cơn co giật, mặt đỏ thở thô hoặc có khi phát sốt, thần thức không tỉnh táo, họng có tiếng đờm khò khè, lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt Sác.
Tứ chi cứng đơ do Can dương hóa phong: Người bệnh xuất hiện ngay chứng trang Can dương quá găng như đau đầu choáng váng, mắt hoa tai ù, tâm phiền dễ cáu giận, mặt hồng mắt đỏ… nếu gặp việc kích thích thì lưỡi cứng nói nhịu đột ngột, thần thức không tỉnh táo, thở thô, tiếp theo là phát triển đến bán thân bất toại hoặc là hai bên chi trên, chi dưới đều cứng đơ quá mức như: ở vùng cổ tay lại thường gấp khúc, ngón tay oải ra cũng co giật từng cơn, lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác.
Tứ chi cứng đơ do Can Thận huy hư: Người bệnh thường choáng đầu hoa mắt tai ù như tiếng ve kêu, mất ngủ hay quên. Tâm phiền dễ cáu giận, lúc cười lúc khóc không kiềm chế được, tinh thần ngơ ngác, trí lực giảm sút như dại, như ngây, thậm chí thần thức không tỉnh táo, tứ chi dần dần cứng đơ, nuốt hay bị sặc, chi dưới duỗi ra cứng đơ nhưng hai tay thì co gập lại, tinh thần lơ mơ mắt kém tỏ, lưỡi đỏ nhạt mạch Huyền Tế vô lực, xích mạch càng Nhược.
Tứ chi cứng đơ do huyết ứ trí trệ: Phần nhiều trước tiên có tiền sử ngoại thương trúng độc dẫn đến di chứng tứ chi cứng đơ không co gập được, mắt mở mà thần thức lơ mơ không nhận thức được người lạ, không nói được, nhị tiện không tự chủ, bệnh lâu ngày thì da dẻ tróc vẩy,lưỡi đỏ nhạt có thể xuất hiện những điểm, những nốt ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Tế sắc, bệnh lâu ngày có thể dẫn đến các chứng trạng mặt trắng nhợt, tự ra mồ hôi, chất lưỡi trắng nhạt…
Tứ chi cứng đơ do dương khí hư suy: Có chứng tứ chi cứng đơ, sắc mặt trắng bệch, chân tay quyết lạnh thần thức không tỉnh táo, lìm lịm không muốn nói năng, mắt mở mà không nhận thức được người, tứ chi đôi lúc máy động, nhị tiện không tự chủ, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng mà nhuận, mạch Trầm Tế sắc mà Kết.
Phân tích
– Chứng Tứ chi cứng đơ do phong hàn thấp ngăn trở đường lạc với chứng Tứ chi cứng đơ do thấp nhiệt ngăn trở đường lạc: Hai loại này phần nhiều do ngoại tà xâm phạm vào kinh lạc gây nên bệnh, kéo dài lâu ngày dẫn đến thân thể tay chân tê đau, khí huyết của kinh lạc bị nghẽn trệ không lưu thông lại vì thế mà đau thân thể, chân tay không hoạt động được khí huyết lại càng ứ trệ, các gân mạch quanh khớp xương không được tư dưỡng khiến cho các khớp cứng đơ không co duỗi được.
Nếu do tà khí phong hàn thấp gây bệnh, tứ chi đau nhức tình trạng đau len lỏi nhiều nơi hoặc nặng nề không di chuyển, cục bộ tuy sưng trướng nhưng không đỏ hồng. Nếu do bệnh tà thấp nhiệt gây bệnh thì trướng đau nóng rát, vả lại cục bộ sưng đỏ hoặc chu vi các khớp xuất hiện từng cục đau nhức và sắc đỏ. Loại trên thì lưỡi trắng nhạt to bệu, rêu trắng nhớt. Loại sau mạch phần nhiều Hoạt Sác. Loại trên thì nhị tiện bình thường, loại sau phần nhiều tiểu tiện vàng và táo bón. Chứng phong hàn thấp ngăn trở đường lạc nếu là phong khí thắng thì điều trị theo phép sơ phong thông kinh hoạt lạc cho uống Phòng phong thang gia giảm. Nếu là hàn khí thắng thì điều trị theo phép Ôn kinh tán hàn hoạt lạc, cho uống ô đầu thang gia giảm. Nếu là thấp khí thắng điều trị theo phép kiện Tỳ lợi thấp thông lạc cho uống Ý dĩ nhân gia giảm. Chứng thấp nhiệt ngăn trở đường lạc thì dùng phép thanh nhiệt lợi thấp thông lạc, cho uống Gia vị Nhị diệu tán.
– Chứng Tứ chi cứng đơ do phong tà xâm phạm đường lạc với chứng Tứ chi cứng đơ do phong hàn thấp ngăn trở đường lạc: Loại trên hóa nhiệt không giới hạn ở kinh lạc mà có thể xâm phạm cả vào tạng phủ. Loại sau phần nhiều chỉ giới hạn ở cơ biểu kinh lạc, Loại trên ngoài chứng trạng tứ chi cứng đơ còn thấy các kiêm chứng như phát sốt, sợ phong hàn, cổ gáy cứng đơ, uốn ván, cấm khẩu không mở miệng được, có lúc co giật thậm chí hôn mê. Loại sau thì chỉ có triệu chứng đau nhức tứ chi. Loại trên điều trị theo phép thanh nhiệt dẹp phong, cho uống Linh dương câu đằng thang hoặc Tăng dịch Thừa khí thang hợp với Ngọc chân tán gia giảm. Loại sau có thể áp dụng các phép sơ phong tán hàn trừ thấp thông lạc, phương dược đã nói ở trên.
– Chứng Tứ chi cứng đơ do đờm hỏa động phong với chứng Tứ chi cứng đơ do Can dương hóa phong: Chứng do đờm hỏa động phong phần nhiều ở thể trạng vốn thấp thịnh, người bệnh khí hư thể trạng mập gặp tình trạng ngũ chí quá cực hóa hỏa động phong, đờm và hỏa cùng xông lên đỉnh đầu, Chứng Can dương hóa phong phần nhiều ở người có vốn chứng trạng Can dương quá găng. Cũng có thể do ngũ chí quá cực, cố gắng vác nặng biến thành dụ phát huyết với khí đều dồn lên trên. Loại này khác với loại Trúng phong thiên khô, nói chung phần nhiều liên lụy đến chân tay cả đôi bên, xu thế táo tợn, người bệnh thường có chứng đau đầu khá nặng, nôn mửa và dẫn đến hôn mê rất nhanh. Cả hai loại tuy đều có chứng tứ chi cứng đơ không co duỗi được nhưng loại trên họng có tiếng đờm khò khè, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt Sác. Loại sau thì mặt đỏ thở thô, lưỡi đỏ rêu vàng khô, mạch Huyền Sác. Đối với chứng đờm hỏa động phong điều trị nên quét đờm tả hỏa, mát doanh khai khiếu, trước hết dùng An cung ngưu hoàng hoàn hoặc Chí bảo đan, sau đó lại dùng Thanh khí hóa đờm hoàn đổi thành dạng thuốc sắc mà gia giảm. Chứng Can dương hóa phong điều trị theo phép bình Can tiềm dương mát doanh khai khiếu. Cũng có thể trước hết dùng An cung ngưu hoàng hoàn rồi dùng tiếp Linh dương Câu đằng thang gia giảm.
– Chứng Tứ chi cứng đơ do Can Thận suy hư với chứng Tứ chi cứng đơ do huyết ứ khí trệ: cả hai đều có thể do tuổi cao thể lực yếu, nghỉ ngơi không thích đáng, âm dương mất điều hòa hoặc là tinh của Can Thận bất túc, Thận nguyên không vững bền hư phong nội động gây nên. Còn loại sau phần nhiều vùng đầu bị chấn thương hoặc tổn thương thai nghén, ứ huyết ngưng trệ, khí cơ nghịch loạn gây nên. Cả hai loại Tứ chi cứng đơ giống nhau nhưng loại trên có hiện tượng Can Thận suy hư, loại sau thì có những hiện tượng chấn thương, ứ huyết và trúng độc. Điều trị loại trên theo phép tư bổ Can Thận cho uống Lục vị địa hoàng hoàn hỢp với Tam giáp phục mạch thang gia giảm. Loại sau điều trị theo phép ích khí hóa ứ kiêm thông lạc giải độc, cho uống Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm.
– Chứng Tứ chi cứng đơ do dương khí hư suy với chứng Tứ chi cứng đơ do huyết ứ khí trệ: Loại trên phần nhiều do ốm lâu bị hao thương, dương khí tiết ra ngoài làm cho gân mạch không được sưởi ấm. Còn loại sau phần nhiều do chấn thương trúng độc dẫn đến huyết ứ khí trệ, hoặc là lâu ngày khí hư gân mạch không được nuôi dưỡng. Cả hai loại tuy đều có chứng trạng tứ chi cứng đơ nhưng loại trên có đầy đủ các hiện tượng về hàn thuộc dương hư như: chân tay quyết lạnh, mặt trắng lưỡi nhợt, mạch Trầm Sắc Kết. Ngoài những hiện tượng về ứ huyết loại sau còn có các hiện tượng về khí hư như: mặt nhợt, tự ra mồ hôi, lưỡi trắng nhợt. Loại trên điều trị theo phép ôn dương hoạt huyết hóa ứ, có thể dùng Quế chi gia phụ tử thang thêm các vị thuốc hoạt huyết hóa ứ. Loại sau thì nên áp dụng phép ích khí hoạt huyết hóa ứ, cho uống Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm.
Chứng Tứ chi cứng đơ khi chuẩn đoán phân biệt cần chú ý hai tình huống: Một loại là Tý thông do phong hàn thấp hoặc do thấp nhiệt ngăn trở đường lạc, bệnh lâu ngày thì khớp xương cố định không co duỗi được. Một loại khác là do.đờm hỏa hoặc Can dương hóa phong cũng có thể làm cho cơ bắp tứ chi cứng đơ. Nguyên nhân và cơ chế bệnh của hai loại khác nhau, về phép chữa cũng không giống nhau. Còn như loại phong tà ngoại xâm hóa nhiệt mà xâm phạm vào tạng phủ thì tình huống bệnh nguy hiểm cần phân tích cặn kẽ.
Trích dẫn y văn
- Các loại cứng đơ đột ngột đều thuộc phong (Tố vấn – Chí chân yếu đại luận).
- Vì phát hãn nhầm tất làm cho tổn thương huyết dịch; vì hạ nhầm tất phải tổn hại chân âm; âm huyết tổn thương thì huyết ráo, huyết ráo thì gân không được tu dưỡng. Gân mất tu dưỡng thì biến thành co, biến thành cứng và tình huống uốn ván có thể xảy ra (Cảnh Nhạc toàn thư – Kính chứng).