Khái niệm

Sôi bụng còn gọi là chứng Trường minh, Phúc minh, là chỉ trong ruột bị động phát thành tiếng.

Chứng này đầu tiên xuất hiện ở Tố vấn – Tạng khí pháp thời luận, cũng gọi là “Trường trung lôi minh”, “Trường vi chi khổ minh”… Các sách Chứng trị chuẩn thằng, Trương thị y thông, Biện chứng lục, Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc cũng có thảo luận về chứng này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Sôi bụng do Tỳ Thận dương hư: Có chứng sôi bụng tiết tả, đau bụng liên miên, ưa ấm thích xoa bóp, chân tay không ấm, lưng gối yếu mỏi, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng trơn, mạch Trầm Nhược vô lực.

Sôi bụng do trung khí bất túc: Có chứng sôi bụng tiết tả, Thiếu phúc trướng trệ, ăn uống kém, thiểu khí biếng nói, mệt mỏi vô lực hoặc kiêm chứng thoát giang, phụ nữ sa dạ con, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch Hoãn Nhược.

Sôi bụng do Trung kiên tiêu hàn thấp: Có chứng trong bụng réo sôi, bụng lạnh thích ấm, cơ thể lạnh tay chân lạnh, nôn mửa ra nước trong, đại tiện lỏng loãng ra cả nhầy, chất lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng và trơn nhớt, mạch Trầm Trì hoặc Trầm Huyền.

Sôi bụng do đàm thấp ngăn trở ở trong: Có chứng sôi bụng ùng ục, dưới Tâm nghịch đầy, khi phát bệnh thì đầu choáng, nôn khan muốn mửa, miệng dính nhạt nhẽo, chân tay nặng nề, chất lưỡi tôi nhạt, rêu nhớt, mạch Huyền Hoạt hoặc Trầm Hoãn.

Sôi bụng do Can Tỳ bất hoà: Có chứng sôi bụng từng cơn kèm theo đau bụng, có lúc ỉa chầy mà không giảm đau bụng, ngực sườn khó chịu, ợ hơi kém ăn, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng mỏng, mạch Huyền Hoãn.

Sôi bụng do Trường Vị thấp nhiệt: Có chứng sôi bụng, đau bụng đi lỏng, đi lỏng khó khăn, giang môn nóng rát, đại tiện mùi hôi lạ thường kiêm chứng đắng miệng mà dính, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác.

Phân tích

– Chứng sôi bụng do Tỳ Thận dương hư với chứng Sôi bụng do trung khí bất túc: Cả hai đều thuộc hư chứng. Loại trên vị trí bệnh ở Tỳ Thận: loại sau vị trí bệnh ở Tỳ Vị. Loại trên là dương hư có hiện tượng hàn. Loại sau là khí hư, hiện tượng hàn không rõ lắm.

Sôi bụng do Tỳ Thận dương hư là do ốm lâu không khỏi hoặc phòng lao hại Thận hoặc dùng quá nhiều thuốc hàn lương, tổn hại dương khí khiến cho dương khí của Tỳ Thận ngày càng suy hao, dương khí mất sự ấm áp, công năng truyền đạo của Đại trường mất điều hoà liền bị sôi bụng. Sôi bụng do trung khí bất túc là do lao lực quá độ, hoặc ăn uống không điều độ, tổn hại khí của Tỳ Vị, Tỳ hư mất chức năng vận hóa, cho nên thấy sôi bụng, đồng thời còn có lý do “Thương hàn khỏi sau khi ra được mồ hôi, trong Vị bất hòa” gây nên. Như thiên Khẩu vấn sách Linh khu viết: “Trung khí bất túc… trong bụng sôi”. Yếu điểm biện chứng hai loại này là: Sôi bụng do Tỳ Thận dương hư kiêm chứng tay chân phát lạnh, tiết tả thường về sáng sớm nặng hơn, hơn nữa còn có chứng lưng gối yếu mỏi. Sôi bụng do trung khí bất túc có kiêm các chứng trung khí hư yếu như Thiếu phúc trướng trệ lại thêm hụt hơi biếng nói, thân thể mệt mỏi vô lực, hoặc kiêm các chứng thoát giang, sa tử cung. Sôi bụng do Tỳ Thận dương hư, điều trị nên ôn bổ phần dương của Tỳ Thận, chọn dùng phương Phụ tử lý trung hoàn, Sôi bụng do trung khí bất túc, điều trị nên bổ trung ích khí, dùng phương Bổ trung ích khí thang, Nếu Thương hàn sau khi ra mồ hôi mà trong Vị bất hoà, sôi bụng hạ lợi, thường kiêm các chứng dưới Tâm bĩ đầy, nôn khan ra mùi thức ăn hôi, điều trị nên tân khai khổ giáng, cam ôn ích khí, chọn dường phương Sinh khương tả Tâm thang.

– Chứng Sôi bụng do Trung tiêu hàn thấp với chứng Sôi bụng do đàm thấp ngăn trở ở trong: Cả hai bệnh biến đều ở Trung tiêu và đều liên quan với Tỳ hư thấp tụ, nguyên nhân hình thành bệnh đều do ăn uống sống lạnh hoặc ăn quá nhiều đồ béo ngọt, tổn hại Tỳ khí gây nên bệnh. Tỳ hư thì thấp tụ: thể chất phú bẩm bất túc phần nhiều từ hàn hóa mà thành hàn thấp; thể chất thấp thịnh thì tụ lại thành đàm mà thành đàm thấp. Yếu điểm biện chứng lâm sàng một loại là hàn, một loại là đàm. Là hàn thấp thì bên ngoài cơ thể ớn lạnh, tay chân lạnh, bên trong thì bụng lạnh ưa ấm, phía trên thì mửa nước trong, phía dưới thị đại tiện lỏng loãng, điều trị nên kiện Tỳ hóa thấp ôn trung, dùng phương trí bán thang, Là đàm thấp thì bụng sôi ùng ục, róc rách thành tiếng, dưới Tâm nghịch đầy, ngồi dậy thì đầu choáng, đồng thời còn nôn khan muốn mửa, rêu lưỡi nhớt, mạch Hoạt, đều khác với hàn thấp, điều trị nên kiện Tỳ hóa thấp thông dương, dùng phương Linh quế truật cam thang.

– Chứng sôi bụng do Can tỳ bất hoà với chứng Sôi bụng do Tỳ VỊ thấp nhiệt: cả hai đều liên quan tới khí cơ không thư thái. Sôi bụng do Can Tỳ bất hoà là do tổn thương thất tình, Can mất điều đạt, Tỳ mất kiện vận khiến khí cơ ở Đại trường không điều hoà gây nên bệnh, có đặc điểm là sôi bụng tất kèm theo đau bụng, đau quá thì đi tả, mà tả xong vẫn thấy không đỡ đau, hơn nữa sôi bụng thường tuỳ theo biến động tình chí mà nặng thêm lại kiêm các chứng ngực sườn khó chịu ợ hơi kém ăn, mạch Huyền Hoãn .V.V.. Sôi bụng do Tỳ Vị thấp nhiệt phần nhiều gặp ở thời tiết thử thấp mùa Trưởng hạ, thử thấp làm tổn hại Tỳ Vị, thấp nhiệt kết ở trong, ảnh hưởng đến khí cơ của sự truyền đạo cho nên thấy sôi bụng, có đặc điểm là đau bụng đi tả và sôi bụng, bài tiết khó chịu, nóng rát giang môn, miệng đắng và dính, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác. Sôi bụng do Can Tỳ bất hoà điều trị nên thư Can kiện Tỳ hoà trung, uống Thông tả yếu phương, Sội bụng do Tỳ Vị thấp nhiệt điều trị nên thanh nhiệt lý Trường, dùng phương Cát căn cầm liên thang.

Sôi bụng là một bệnh biến do khí cơ không hoà, có liên quan chặt chẽ với Tỳ, Vị Can, Thận và Đại trường. Bởi vì Tỳ chủ vận hóa Vị chủ hoà giáng, Can chủ sơ tiết, Thận chủ ấm áp. Đại trường lại là chức quan truyền đạo, không những công năng của Đại trường mất điều hoà có thể dẫn đến sôi bụng. Tỳ Vị bất hoà về sự hòa giáng, Can khí bất điều về sơ tiết, Thận khí hư hàn không ấm áp, đều có thể dẫn đến khí cơ của Đại trường rối loạn mà phát sinh sôi bụng, người Trường Vị hư yếu gặp lúc ngoại hàn xâm phạm phần biểu, trong tình huống Phế khí bất hoà cũng có thể từ Phế chuyển xuống Đại trường mà xuất hiện sôi bụng, khi điều trị bệnh từ nội tạng khác mà liên lụy đến Đại trường, thì các tạng khác là Bản, Đại trường là Tiêu, căn cứ vào đó mà đặt phương pháp và chọn thuốc

Trích dẫn y văn

Sôi bụng là bệnh Đại trường khí hư, chỉ có khí của Đại truờng bị hư từ trước cho nên các chứng bệnh lần lượt xuất hiện mà tạo nên chứng này… Sở dĩ sôi bụng, một là do trung khí hư, nếu dùng thuốc phá khí tuy bệnh tạm đỡ cũng không khỏi hẳn, nên dùng Bổ trung ích khí thang gia Bào khương, Hai là tạng hàn lại có nước, nên dùng Lý trung thang gia Nhục quế, Phục linh, Sa tiền, Một loại do hoả muốn bốc lên tác động vào thủy, nên dùng Nhị trần thang gia Hoàng liên, Hoàng cầm, Sơn Chi. Một loại do tiết tả, nên thăng dương trừ thấp, dùng trí bán thang. Một loại do hạ khí, bệnh tạm lui rồi tái phát, cho nên dùng ích trung thang. Một loại do bệnh thúc đẩy như có tiếng óc ách trong túi nước, dùng Hà gian Đình lịch hoàn, Chứng trạng tuy không giống nhau, mà sôi bụng hoặc rỗng không hoặc vẩn đục, hoặc ở trên hoặc ở dưới, hoặc ở cao ở thấp, có thể xem xét mà hiểu rõ (Tạp nệnh nguyên lưu tê chúc -Trường minh nguyên lưu).

0/50 ratings
Bình luận đóng