Khái niệm

Ế cách là chứng trạng trên lâm sàng nuốt bị trở ngại.

Nói tách bạch ra, Ế là nuốt đồ vật vào bị vướng nghẽn không thuận. Cách là cách trở không thông, ăn uống không xuống, Ế là chứng nhẹ, cách là chứng nặng, Ế là bước đầu của Cách, Cách là bước tăng dần. Sách Thiên kim diễn nghĩa viết “Ế với Cách vốn cùng một khí. Bắt đầu của chứng Cách chưa bao giờ không do Ế gây nên” cho nên có thể gọi chung là Ế cách để cùng thảo luận.

Chứng này sách Nội kinh gọi là “Cách”, là “Yết ế” là “Cách tắc không thông”. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận thì chia ra 5 loại Ế là : Khí ế, Ưu ế, Lao ế, Thực ế, Tư ế. Sách Trửu hậu phương cũng chia 5 loại Cách khác nhau như: Ưu cách, Hoàn cách, Nhiệt cách, Khí cách, Khái cách.v.v…

Ế cách với Phiên Vị tuy đều có chứng nôn mửa, nhưng khái niệm khác nhau. Vị trí bệnh Ế cách ở khoảng hung cách, thực đạo, phía trên VỊ khẩu, thực vật chưa vào đến Vị, chứng chủ yếu là ăn không xuống hoặc ăn vào mửa ra ngay. Vị trí bệnh phiên Vị ở Vị, đồ ăn đã vào tới VỊ, hoặc sáng ăn tối mửa, hoặc tôi ăn sáng mửa, hoặc sau khi ăn mửa ra ngay. Vì vậy Triệu Hiến Khả có viết trong

Ế cách luận sách Y quán: “E cách, Phiên Vị… mỗi loại khác nhau, nguyên nhân bệnh cũng khác rất xa, điều trị nên phân biệt, không thể không biết”. Ngoài ra, chứng Mai hạch khí cũng cảm thấy vướng mắc trong họng nhưng không có tình trạng nuột không xuống khổ sở, đối với chứng này nhận thức không khó khăn gì.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • E cách do đờm và khí ngăn trở: Có chứng nuốt vào nghẽn tắc, hung cách bĩ đầy đau âm ỉ, đại tiện khó khăn, miệng khô họng ráo, thể trạng gầy còm, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch Huyền.
  • Ê cách do ứ huyết kết ở trong: Có chứng ăn vào lộn trở ra, thậm chí nước uống vào cũng khó trôi, đau vùng hung cách, thể trạng gầy mòn, da dẻ tróc vẩy, lưỡi tía xanh hoặc có nốt ứ huyết, mạch Tế sắc.
  • Ế cách do khí hư dương kém: Có chứng ăn uống không xuống, lợm mửa ra dãi trong, sắc mặt trắng nhợt, phù nhẹ, cơ thể lạnh, đoản hơi, bụng trướng đầy, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Tế Nhược.
  • E cách do âm tân khô kiệt: Có chứng ăn uống không xuống, nuốt tắc nghẽn thể trạng gầy còm, da dẻ khô khan, Tâm phiền Vị nóng, đại tiện khô kết, như phân dê, tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi hồng ít rêu. mạch Huyền Tế mà Sác.

Phân tích

  • Chứng Ế cách do đàm khí ngăn trở với chứng Ề cách do ứ huyết kết ở trong: Cả hai đều là thực chứng, phần nhiều do tổn thương tình chí gây nên, nhưng loại trên là do lo nghĩ hại Tỳ; loại sau do cáu giận hại Can. Tỳ tổn thương thì khí kết, khí kết thì tụ thấp, thấp tụ thì đàm sinh, đàm và khí cấu kết ngăn trở, Vị trí không giáng thực đạo bị nghẽn cho nên ăn uống khó xuống đến nỗi thành Ế cách. Nếu do cáu giận hại Can, Can khí uất kết, huyết theo khí trệ mất sự lưu thông, tích ứ không hóa, nghẽn tắc thực đạo phát sinh Ế cách, cả hai chứng đều có thể tùy theo biến hóa của tình chí mà nặng thêm. Yếu điểm chẩn đoán phân biệt là: Loại trên hung cách đau nhẹ hơn so với loại sau, mắt lưỡi xanh tía, mạch sắc trệ với loại Đàm khí ngăn trở rêu lưỡi mỏng nhớt, mạch Huyền không sắc phân biệt khá rõ ràng. Điều trị loại đàm khí ngăn trở nên khai uất hóa đàm nhuận táo, dùng phương Khải cách tán gia giảm. Loại ứ huyết kết ở trong nên dưỡng huyết hoạt ứ khai kết, dùng phương Thông u thang gia giảm.
  • Chứng Ế cách do khí hư dương suy với chứng Ế cách do âm tân khí kiệt: Cả hai đều là Hư chứng, phần nhiều xuất hiện ở thời kỳ cuối của tật bệnh. Nếu do đàm nghẽn với huyết ứ lâu ngày, Tỳ Thận đều suy, Tỳ khí hư thì khó vận hóa, Thận dương suy cũng khó ôn hóa, khí hư dương suy không hóa được tân dịch cho nên lợm mửa ra dãi trong, ăn uông khó xuống hình thành Ế cách. Hoặc là do khí uất hóa hỏa và uống kéo dài các loại thuốc cay nóng táo nhiệt hun đốt Vị âm, hoặc tửu sắc quá độ hao thương tinh huyết. Dương minh táo thổ không được nhu nhuận, trên thì thực đạo khô ráo ăn uống không xuống, dưới thì đại trường táo kết, đại tiện như phân dê. Yếu điểm chuẩn đoán phân biệt là: Khí hư dương Vi thì có đủ đặc trưng dương hư hàn, như các chứng thân thể lạnh mặt nhợt, lợm mửa dãi trong, điều trị nên ôn bổ Tỳ Thận, giáng nghịch hòa Vị, dùng phương bổ khí kiện vận thang. Âm tân khô kiệt thì có hiện tượng âm hư nhiệt như da dẻ khô ráo, lưỡi đỏ ít tân dịch, mạch tế Sác .v.v… điều trị nên tư âm dưỡng huyết, nhuận táo sinh tân, dùng phương Sa sâm mạch đông thang hoặc Ngũ chấp an trung ẩm gia vị.

Chứng Ế cách xưa nay bị coi là bệnh hậu nghiêm trọng, người bệnh thời kỳ đầu thuộc Thực chứng, dần dà từ thực chuyển Hư, từ nhẹ chuyển nặng. Thực thì khí uất, đàm ngưng, huyết ứ nhân quả lẫn nhau, kết lại ở thực đạo, Hư chứng thì không ngoài trường hợp khí hư và âm khô, lại còn có cả hư thực lẫn lộn nữa, bệnh tình càng phức tạp. Vì thế lâm sàng điều trị nếu chỉ sử dụng một phép thì khó mà thành công, nên cân nhắc hư thực, từng mức độ mà biện chứng luận trị. Ngoài ra, thảnh thơi vô tư cũng là những nhân tố không thể thiếu thúc đẩy cho Ế cách mau khỏi, đồng thời cần kiêng tránh phòng sự, điều hòa ăn uống mới có thể đề cao hiệu quả điều trị.

Trích dẫn y văn

Phép điều trị, điều òa âm dương, hóa đàm hạ khí âm dương thăng bằng, khí thuận đàm hạ thì không còn lý do gì gây nến Ế cách (Tạp bệnh quảng yếu – Ế cách).

Điều trị bệnh này, họng vít tắc, hung cách bĩ đầy giống như khí trệ nhưng có khi uống thuốc háo khí quá nhiều, trung khí không vận hành gây nên, nên bổ khí để thúc đẩy vận hành. Đại tiện táo kết như phân dê, giống như huyết nhiệt, nhưng cũng do uống thuốc thông lợi quá nhiều đến nỗi huyết dịch hao kiệt mà càng táo kết, nên bổ huyết nhuận huyết thì sẽ lưu thông. Có trường hợp do hỏa nghịch xông lên, ăn không xuống mạch Hồng Đại có lực mà Sác hoặc đàm ẩm ngăn trệ mà mạch Kết sắc thanh đàm tiết nhiệt thì hỏa tự giáng. Có trường hợp do Tỳ Vị dương hỏa cùng suy, mạch Trầm Tế mà Vi nên dùng các vị cay thơm làm ấm khí, vẫn phải coi ích âm dưỡng Vị làm chủ yếu, không như Cục phương chỉ sử dụng táo mãnh liệt. Nếu như không giữ gìn hoặc tránh dùng món nồng hậu và phòng lao, người cao tuổi không đủ huyết, đều không điều trị được (Ngọc cơ vi nghĩa).

0/50 ratings
Bình luận đóng