Khái niệm

Vị khí nghịch lên, khoảng yết hầu vướng mắc luôn luôn phát thành tiếng, sách Y lâm cải thác bảo là “ách nghịch” tục gọi là “Đả lạc thắc”.

Trong các sách Nội kinh, Thương hàn luận, Kim quỹ yếu lược, Chư bệnh nguyên hậu luận, Thiên kim dực phương đều gọi Ách nghịch là “uế”, đến thời kỳ Kim Nguyên, sách Lan thất bí tàng lại gọi lẫn lộn “ẩu thổ uế” Sách Đan Khê Tâm pháp nói: “Có tiếng có vật gọi là ẩu thổ, có tiếng không có vật gọi lằ uế” Vậy uế tức là Can ẩu, cùng loại ẩu thổ. Cho nên sách vở y học trước đời Kim Nguyên, ách nghịch đồng nghĩa với uế. Sách Loại kinh nói: “Xưa bảo là uế, tức là Ách nghịch không ngờ gì nữa”. Từ sau Kim Nguyên, uế tức là Can ẩu, sở dĩ chứng trạng ba loại Ách nghịch, Uế (Can ẩu) và Ẩu thổ tuy đều có chứng trạng Vị khí nghịch lên, nhưng biểu hiện có chỗ không giống nhau.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Ách nghịch do Vị hàn: Có chứng trạng Vị quản khó chịu, tiếng nấc trầm và từ từ, gặp ấm thì dễ chịu, gặp lạnh thì bệnh tăng trong miệng hoà, lưỡi trắng nhuận mạch Trì hoãn.

Ách nghịch do Vị hoả: Có chứng tiếng nấc vang rõ, thúc ngược lên phát ra tiếng, miệng hôi phiền khát, tiểu tiện sẻn đồ, đại tiện bí, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt sằc.

Ách nghịch do Tỳ Thận dương hư: Có chứng nấc liên tục, hơi không tiếp nối, chân tay không ấm, sắc mặt tái xanh, kém ăn mỏi mệt, lưng gối vô lực, tiểu tiện trong dài, đại tiện nhão, chất lưỡi nhạt, rêu trắng nhuận, mạch Trầm Nhược.

Ách nghịch do Vị âm bất túc: Tiếng nấc gấp gáp nhưng không liên tục, miệng lưỡi khô ráo, phiền khát không yên, chất lưỡi đỏ tía, mạch Tế Sác.

Phân tích

  • Chứng Ách nghịch do Vị hàn với chứng ách nghịch do Vị hoả: cả hai đều thuộc Thực chứng. Loại trên do ăn uống không điều độ lại ăn quá nhiều thức ăn sống lạnh hoặc ngoại cảm hàn tà vào sâu Trường Vị, đình trệ ở Vị, Vị dương bị chèn ép, hấp thu và giáng xuống thất thường phát sinh chứng Vị hàn ách nghịch thuộc chứng hàn thực. Loại sau do ăn nhiều thức cay nóng. Vị bị ấp ủ tích nhiệt, hoặc ngoại cảm nhiệt tà kết ở Vị phủ, hoặc tình chí không thư sướng, khí uất hóa hoả. Can hoả phạm Vị đến nỗi Vị hoả xông lên mà thành Ách nghịch thuộc chứng thực nhiệt.

Tiếng nấc của loại trên, trầm và từ từ có lực. Tiếng nấc loại sau vang rõ có lực. Loại trên do Vị dương bị chèn ép, dương khí bị trở ngại, cho nên có kiêm chứng trạng Vị quản bĩ đầy, được nhiệt thì bĩ đầy ở Vị quản đỡ, gặp lạnh thì bĩ đẩy nặng thêm, miệng nhạt nh^t, là những kiêm chứng Vị hàn. Loại sau do VỊ hoả xông lên, cho nên tiếng nấc vang rõ, xông nghịch phát ra, đồng thời có kiêm chứng miệng hôi Tâm phiền, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện khó, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.

Vị hàn Ách nghịch điều trị nên ôn trung tán hàn, dùng phương Đinh hương tán, nếu hàn nặng có thể gia Nhục quế, Ngô thù du để ôn dương tán hàn giáng nghịch chỉ ẩu. Nếu kiêm đàm trệ không biến hóa được, ngực khó chịu, Ợ hôi, có thể gia Hậu phác, Chỉ thực, Trần bì .V.V.. để hành khí hóa đờm tiêu trệ.

Ách nghịch do Vị hỏa xông lên, điều trị theo phép thanh giáng tiết nhiệt, dùng phương Trúc diệp thạch cao thang gia Thị đế để hóa đờm giáng nghịch. Nếu đại tiện bí kết, có thể gia Đại hoàng, thông lợi Đại trường để đưa nhiệt tiết xuống dưới.

– Chứng Ách nghịch do Tỳ Thận dương hư với chứng ách nghịch do Vị âm bất túc: cả hai đều là hư chứng Ách nghịch. Loại trên thuộc chứng dương hư. Loại sau thuộc chứng âm hư. Tỳ Thận dương hư, tiếng nấc thấp và liên tục, hơi không tiếp nối, Vị âm bất túc, tiếng nấc gấp gáp mà không liên tục.

Ách nghịch do Tỳ Thận dương hư, kiêm chứng sợ lạnh tay chân lạnh, chân tay không ấm, tiểu tiện trong dài. Ách nghịch do Vị âm bất túc, kiêm chứng miệng lưỡi khô ráo, phiền khát không yên, lưỡi đỏ tía.

Tỳ Thận dương hư gây nên Ách nghịch, điều trị theo phép bổ ích Tỳ Thận, hoà.VỊ giáng nghịch, dùng phương Toàn phúc Đại giả thang. Nếu Tỳ Thận dương hư sợ lạnh tay chân lạnh, đại tiện nhão, có thể gia Phụ tử, Bạch truật Can khương để ôn dương kiện Tỳ mà dẹp nghịch khí.

Vị âm bất túc gây nên Ách nghịch điều trị theo phép sinh tân dưỡng Vị, chọn dùng phương ích Vị thang gia Tỳ bà diệp, Thạch cao, Thị đế, để giáng nghịch chống nấc. Nếu Vị khí quá hư, không thiết ăn uống thì dùng Quất bì trúc nhự thang để ích khí hoà trung.

Tóm lại chứng Ách nghịch có hư thực hàn nhiệt khác nhau. Thực thì phần nhiều do khí đờm hoả uất gây nên. Hư chứng lại có Tỳ Thận dương hư với Vị âm bất túc khác nhau, đều phải coi “hư thì bổ, thực thì tả” làm nguyên tắc điều trị.

Trích dẫn y văn

Chứng Nấc trong tạp chứng tuy do khí nghịch, nhưng có kiêm hàn, kiêm nhiệt, có khi do thực trệ mà nghịch, có khi do khí trệ mà nghịch, có khi do trung khí hư mà nghịch, có khi do âm khí kiệt mà nghịch. Nhưng xét nguyên nhân mà chữa từ khí, có khi không khỏi. Nếu là nấc nhẹ nhàng dễ dãi, hoặc ngẫu nhiên mà nấc, khí thuận thì thôi, không cần phải chữa. Chỉ có trường hợp người bệnh nấc dồn dập hoặc nấc quá nặng, hẳn phải do khí quá nghịch hoặc nguyên khí Tỳ Thận có sự suy kiệt mới như thế Nhưng loại Ách do thực không khó chữa, chỉ có loại Ách mà nguyên khí suy kiệt mới là chứng hậu tối nguy hiểm (Cảnh Nhạc toàn thư – Tạp chứng mô).

0/50 ratings
Bình luận đóng