ĐẠI CƯƠNG
Khái niệm
Viêm dạ dày cấp là tình trạng viêm với phản ứng viêm cấp tính, chỉ giới hạn ở niêm mạc, đặc trưng bởi sự thâm nhiễm của những bạch cầu đa nhân trong niêm mạc dạ dày. Phản ứng viêm cấp tính thường đi kèm với các tổn thương viêm chợt niêm mạc và chảy máu dưới niêm mạc. Trong những trường hợp nặng, viêm hoại tử niêm mạc có thể lan sâu xuyên qua lớp cơ niêm, để tạo thành một ổ loét cấp tính. Bệnh có đặc điểm khởi phát và diễn biến nhanh chóng, nguyên nhân thường do nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn tại niêm mạc dạ dày gây ra.
Nguyên nhân
Yếu tố ngoại sinh
Do ăn uống: thức ăn quá nóng, quá lạnh, nhai không kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn.
Do các chất ăn mòn: muối kim loại, đồng, kẽm, thủy ngân, kiềm, acid…
Rượu: uống một lượng rượu lớn và trong thời gian ngắn sẽ dẫn tới viêm dạ dày cấp.
Thuốc lá: nhiều nghiên cứu đã công nhận vai trò của thuốc lá trong việc gây viêm loét dạ dày, tuy nhiên cơ chế bệnh sinh còn chưa rõ ràng.
Do thuốc: chủ yếu là các salicylat và các thuốc chống viêm non steroid (NSAID): người ta thấy 50% số người sử dụng các thuốc này xuất hiện tổn thương viêm chợt, chảy máu cấp tính niêm mạc dạ dày. Cơ chế gây tổn thương niêm mạc dạ dày của các thuốc này là có thể do tác động ức chế enzym COX (cyclooxyge-nase), từ đó làm giảm tổng hợp prostaglandin và dẫn đến suy giảm màng nhầy bảo vệ niêm mạc, tạo điều kiện cho acid dịch vị tấn công, phá huỷ niêm mạc.
Các hoá chất chống ung thư: có tác dụng ức chế phân bào, làm giảm sự tái tạo biểu mô, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.
Nhiễm khuẩn cấp (cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi…); trong đó nhiễm khuẩn cấp H.pylori có vai trò quan trọng nhất. Bệnh viêm dạ dày cấp do H.pylori thường biểu hiện bằng những triệu chứng khó chịu vùng bụng trên nhất thời và nhẹ nên bệnh nhân dễ bỏ qua. Các điều tra dịch tễ học ở nhiều quốc gia đã cho thấy hầu hết mọi người trong cuộc đời đều đã từng nhiễm H.pylori. Người ta cho rằng viêm dạ dày do H.pylori cấp thường có xu hướng tiến triển thành viêm dạ dày mạn trong vòng vài tuần hoặc vài tháng.
Dị ứng thức ăn: tôm, cua…
Yếu tố nội sinh
- Viêm dạ dày cấp trong tình trạng bệnh lý toàn thân như:
Nhiễm trùng toàn thể nặng.
Tăng urê máu, đái tháo đường.
Stress nặng.
Đa chấn thương.
Nhiễm khuẩn máu.
Bỏng.
Sau phẫu thuật lớn.
Tổn thương hệ thống thần kinh trung ương.
Suy cơ quan: phổi, gan, thận.
Nhiễm xạ…
Sinh bệnh học
Nhìn chung cơ chế gây viêm dạ dày cấp còn chưa rõ ràng. Trong thực nghiệm người ta đã tạo được những tổn thương viêm, loét, chợt do stress trên chuột bằng các cách: nhốt, gây chấn thương hoặc sốc chảy máu. Vai trò của tăng tiết acid dạ dày trong sinh bệnh học của viêm chợt dạ dày cấp chưa rõ.
Một số nghiên cứu thấy bài tiết acid thường tăng lên khi chấn thương thần kinh, nhưng sự xuất hiện của những vết loét do stress lại không đi kèm với sự bài tiết acid tăng lên; tuy nhiên người ta thấy acid dạ dày có thể có vai trò tạo thuận lợi cho loét, vì khi dùng thuốc ức chế tiết acid dạ dày (như với cimetidin) thấy có tác dụng chống lại sự phát triển của loét do stress. Shock hay nhiễm khuẩn máu có thể gây rối loạn vi tuần hoàn ở niêm mạc dạ dày, gây thiếu máu cục bộ, làm tăng khuếch tán ngược acid do mất khả năng điều chỉnh dòng ion H* vào niêm mạc, làm giảm độ pH trong niêm mạc dẫn đến tổn thương viêm chợt dạ dày cấp.
Mô bệnh học
Người ta thấy có sự xâm nhập vào niêm mạc dạ dày những bạch cầu đa nhân trung tính và tổn thương biểu mô bề mặt với hoại tử và những vết chợt. Những tổn thương viêm chợt niêm mạc này không sâu đến lớp cơ niêm và có những vết hoại tử niêm mạc ngay cạnh những vùng niêm mạc bình thường. Chảy máu có thể xuất hiện khi biểu mô hoại tử bị tróc ra làm cho vết chợt sâu hơn. Trong trường hợp rất nặng, những vết loét có thể gây thủng dạ dày do tổn thương hoại tử lan sâu qua thành dạ dày tới tận thanh mạc. Tổn thương thường được hàn gắn hoàn toàn trong vòng vài ngày sau khi loại trừ nguyên nhân gây bệnh.
TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng lâm sàng
- Có thể không có triệu chứng hoặc lại biểu hiện rầm rộ với các triệu chứng:
Đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát; có khi âm ỉ, ậm ạch, khó tiêu.
Buồn nôn hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn cả ra máu gây trụy tim mạch.
Lưỡi bự, bẩn, miệng hôi, có thể sốt 38-40°C.
Khám: ấn, gõ vùng thượng vị đau.
Triệu chứng xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh
Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng cao,công thức bạch cầu chuyển trái, tốc độ lắng máu cao; HC, huyết sắc tố giảm nếu có XHTH.
Chiếu chụp Xquang dạ dày: thường ít giá trị; có thể thấy hình ảnh niêm mạc dạ dày thô và ngoằn ngoèo, bờ cong lớn có thể nham nhở, túi hơi rộng.
Soi dạ dày thấy các tổn thương cơ bản như sau:
+ Viêm dạ dày cấp, long: một phần hoặc toàn thể niêm mạc dạ dày đỏ rực, bóng láng, có những đám nhầy dày lỏng trên niêm mạc, các nếp niêm mạc phù nề, kém bền vững, dễ xuất huyết (có thể có chấm, ban) vết chợt.
+ Viêm dạ dày cấp chợt, loét nông: trên nền sung huyết, phù nề có những chỗ mất tổ chức, hay gặp ở phần dưới thân vị hoặc hang vị, đôi khi có vết nứt kẽ dài, ngoằn ngoèo, chạy dọc rãnh hoặc cắt ngang qua niêm mạc, đôi khi là dạng loét chợt (aphte), loét dài hẹp, dễ xuất huyết.
- Xét nghiệm dịch vị: thường tăng tiết dịch, tăng toan. Trong dịch vị có thể có bạch cầu, tế bào mủ.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định
Dựa vào lâm sàng: đau thượng vị đột ngột không theo chu kỳ, cảm giác nóng rát, thường khởi phát sau nhiễm trùng nhiễm độc.
Xquang: niêm mạc thô, không thấy loét.
Nội soi thấy tổn thương niêm mạc có thể viêm chợt, long, sung huyết đỏ.
Sinh thiết: hình ảnh xâm nhập bạch cầu đa nhân niêm mạc dạ dày.
Viêm dạ dày trợt cấp
Đây là một loại bệnh lý nặng nề của viêm dạ dày cấp. Bệnh có các đặc điểm gây xuất huyết dạ dày, có các vết chợt kèm theo các tổn thưomg viêm ở niêm mạc dạ dày. Các vết chợt và chảy máu có thể lan tỏa hoặc khu trú ở thân và hoặc hang vị dạ dày, vị trí hay gặp là theo đường thẳng trên đỉnh của các nếp gấp. về giải phẫu bệnh thấy niêm mạc thâm nhiễm mô liên kết của màng nhầy. Các tế bào đơn nhân và bạch cầu đa nhân thâm nhập vào niêm mạc và cùng với sự thoát mạch của các tế bào máu gây đảo lộn câu trúc tuyến các tuyến của niêm mạc. Tổn thương các vết chợt đến lớp niêm mạc, không xuống đến lớp cơ niêm. Neu tổn thương nặng nề thì các vết chợt biến thành ổ loét cấp xuyên sâu xuống các lớp của thành dạ dày.
Nguyên nhân: viêm dạ dày chợt cấp có thể xảy ra trong các hoàn cảnh như do các stress, khi bệnh nhân bị chấn thương nặng, sau phẫu thuật, suy gan suy thận, suy hô hấp, shock, bỏng rộng, nhiễm trùng nặng…
về cơ chế có thể do tình trạng bệnh nặng gây thiếu máu cục bộ niêm mạc dạ dày, gây khuếch tán ngược acid từ dạ dày vào trong niêm mạc, ngoài ra có thể có trào ngược dịch từ tá tràng lên dạ dày.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm tụy cấp: đau thượng vị chướng bụng, xét nghiệm amylase máu và nước tiểu thấy tăng cao.
Thủng dạ dày: đau bụng cấp, bụng co cứng như gỗ, chụp Xquang có hình liềm hơi.
Viêm túi mật cấp: đau hạ sườn phải, sốt, túi mật căng to; siêu âm thấy thành túi mật dày, có thể có sỏi.
Loét dạ dày-tá tràng: tiền sử có đau thượng vị, nội soi có loét dạ dày-tá tràng.
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Quá trình viêm dạ dày cấp diễn ra vài giờ đến vài ngày, có thể loét, liền sẹo, hồi phục hoàn toàn, có thể chuyển thành viêm mạn tính.
ĐIỀU TRỊ
Chế độ ăn uống: ăn lỏng mềm, dễ tiêu, không dùng các chất kích thích niêm mạc.
Loại trừ nguyên nhân gây bệnh: ngừng dùng NSAID, corticoid, uống rượu… Viêm dạ dày cấp có thể tự khỏi trong vòng vài ngày sau khi loại trừ nguyên nhân gây bệnh.
Giảm tiết: atropin ít dùng.
Bảo vệ niêm mạc trymo, smecta.
Trung hòa acid: các muối hydroxyt nhôm và magiê (maalox, mylanta), sucralíat và các thuốc trung hòa acid có tác dụng làm tăng sức chống đỡ của niêm mạc, trung hoà acid nhưng trong thành phần có chứa một lượng không nhỏ nhôm nên đối với những bệnh nhân suy thận khi sử dụng các thuốc này có thể gây tích lũy nhôm ở các mô đặc biệt là ờ hệ thần kinh trung ương…
Chống tiết acid:
+ Nhóm kháng H2 histaminnhư Cimetidin (tagamet), ranitidin (zantac), nizatidin (axid) hoặc famotidin (pepcid)…, giúp làm giảm lượng acid trong dạ dày.
+ Nhóm ức chế bom proton: thuốc ức chế bom proton ở các tế bào tiết acid của dạ dày gồm Omeprazol (prilosec), lansoprazol (prevacid), rabeprazol (aciphex) và esomeprazol (nexium).
Trung hòa acid: natribicarbonat (viên hoặc bột).
Điều trị tiệt trừ H.pylori (nhiễm H.pylori có tổn thương nặng hoặc điều trị kéo dài) thường sử dụng 2 loại thuốc kháng sinh và 1 thuốc ức chế bơm proton, đôi khi thêm bismuth.
Những bệnh nhân chảy máu tiêu hoá nặng thì điều trị phục hồi thể tích tuần hoàn là cấp cứu đầu tiên. Sau đó tìm nguyên nhân chảy máu và điều trị để làm ngừng chảy máu cũng như kiểm soát nguyên nhân gây chảy máu.
PHÒNG BỆNH
Không sử dụng các chất là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp.
Theo dõi tần suất các bệnh có nguy cơ viêm dạ dày cấp.