Khi các đường khí thở hoạt động bình thường, trẻ sẽ thở nhẹ nhàng, không có tiếng và không cần phải gắng sức. Tuy nhiên, khi các ống vận chuyển khí vào trong phổi của trẻ bị tắc, bạn sẽ nghe thấy những âm thanh sắc và cao (high-pitched sound) do không khí bị dồn ép khi đi qua chỗ tắc. Tiếng thở khò khè là âm thanh nghe như tiếng huýt sáo mà bạn nghe thấy khi không khí mà trẻ hít vào và thở ra đi qua các đường khí thở bị co hẹp. Những nguyên nhân phổ biến gây ra sự tắc nghẽn đường khí thở gồm có: đường khí thở bị sưng do nhiễm trùng, bị tắc do có dị vật, hoặc bị viêm và các cơ phế quản (cuống phổi) bị co thắt do cơn hen. Một số bệnh ở đường khí thở chỉ gây ra tiếng hoặc thở khò khè khi trẻ hít vào – loại âm thanh phát ra khi đó gọi là tiếng rít, một triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản cấp tính.Thở khò khè ở trẻ

Gọi cấp cứu hoặc đưa con bạn đến trung tâm cấp cứu gần nhất ngay khi bé thở khò khè kèm theo:

  • Khó thở
  • Có đường viền màu xanh quanh môi
  • Quấy khóc bất thường
  • Không thể nói hoặc gọi như bình thường.

CẢNH BÁO!

Bé có thể thử khò khè đột ngột khi có dị vật bị tắc trong đường khi thở, hoặc những viêm nhiễm nhỏ ở đường hô hấp cũng có thể gây ra những con thở khò khè nhẹ và đứt quãng. Tuy nhiên, bạn cần thông báo tình hình cho bác sĩ nhi nếu thấy bé thở khò khè liên tục.

Tại sao trẻ nhỏ thở khò khè nhiều hơn?

Hiện tượng thở khò khè xuất hiện nhiều hơn ở những trẻ dưới 3 tuổi. Đó là vì đường khí thở của trẻ ở tuổi này còn nhỏ nên sẽ dễ bị tắc khi các cơ bị co thắt hoặc có các loại viêm nhiễm làm cho niêm mạc bị sưng và lượng dịch tiết ra tăng lên.

Một nguyên nhân khác là môi trường sống bị ô nhiễm (như có khói thuốc lá do những thành viên khác trong gia đình hút thuốc) cũng là một trong các yếu tố đã được chứng minh là gây ra các bệnh về đường khí thở và thở khò khè ở trẻ nhỏ. Nếu trong gia đình bạn có người hút thuốc lá, hãy cố gắng động viên họ bỏ thuốc.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠNNGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓHÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn là trẻ sơ sinh, bé phát ra tiếng khò khè rất to khi hít vào, tuy nhiên bé vẫn ăn uống và phát triển bình thường.Mềm sụn thanh quản (laryngomalacia hay tracheomalacia – các thành khí quản bị mềm làm ảnh hưởng đến đường thở của bé, đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường không kéo dài).Bạn không cần can thiệp nếu bé vẫn ăn uống, chơi và phát triển bình thường. Tiếng khò khè sẽ giảm dần và mất đi khi trẻ đến tháng thứ 18, tuy nhiên bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi.
Con bạn thở khò khè hoặc phát ra tiếng kèm theo chảy nước mũi hoặc ho.Cảm lạnh thông thường.Cho bé Uống các loại đồ uống làm loãng đờm, đồng thời giữ cho bé luôn thấy dễ chịu. Nếu các triệu chứng trở nên xấu đi hoặc không hết sau một tuần, hãy xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi.
Con bạn thở khò khè kèm theo ho, trước đó 3-4 ngày bé bị cảm lạnh. Bé thở nhanh và ăn uống khó khăn.Viêm tiểu phế quản (do nhiễm virus).Những loại viêm nhiễm do nhiễm virus có thể xảy ra bất kì lúc nào, song phổ biến nhất là vào mùa đông và mùa xuân. Hãy giữ cho trẻ luôn thấy dễ chịu. Trường hợp các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn và bệnh không thuyên giảm trong 3 ngày, hãy gọi cho bác sĩ nhi.
Con bạn bị ho liên tục và thở khó khăn, đặc biệt là vào ban đêm. Trong gia đình có tiền sử bệnh dị ứng hoặc hen suyễn.Hen suyễn.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và kê đơn thuốc nếu bé được chẩn đoán bị hen suyễn.
Con bạn thở hổn hển, ho thành từng tiếng ngắn và sắc, cùng với giọng bị khan. Các triệu chứng này trở nên nặng hơn về đêm và trước đó bé bị viêm đường hô hấp.Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp tính.Cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giúp bé dễ chịu hơn, dùng máy tạo ẩm phun sương cho bé vào ban đêm. Nếu các triệu chứng vẫn không hết, hãy gọi cho bác sĩ nhi.
Con bạn thực sự gặp khó khăn khi thở, tiếng khò khè xuất hiện bất chợt. Trước đó trẻ có thể bị hóc một miếng thức ăn hoặc một dị vật nhỏ.Dị vật trong đường khí (thường gặp nhất là ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi).Đây là một trường hợp khẩn cấp. Nếu bé dưới 1 tuổi, bạn hãy tiến hành các thao tác sơ cấp cứu khi bé bị tắc, ngạt thở, còn với trẻ lớn hơn, bạn có thể áp dụng kỹ thuật sơ cấp cứu biện pháp Heimlich để loại bỏ dị vật ra khỏi đường thở của trẻ. Nếu bé chuyển sang xanh tái và thấy khó thở, hãy nhờ ai đó gọi cấp cứu trong khi bạn vẫn tiếp tục sơ cấp cứu cho bé.
Tiếng thở của con bạn sâu, xuất phát từ lồng ngực kèm theo sốt. Bé thở gấp và khoảng giữa sương xườn trông như bị lõm vào mỗi lần bé hít vào.Viêm phổi.Gọi cho bác sĩ nhi. Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể sẽ giúp bé thấy dễ chịu hơn.
Con bạn ngáy và thở bằng miệng khi ngủ, kèm theo chảy nước mũi. Thỉnh thoảng bé kêu đau tai và khi nói giọng của bé nghe như bị nghẹt.Bệnh sưng VA (hạch ở hai bên cuống họng) – nguyên nhân có thể do dị ứng với không khí lạnh, hoặc VA to lúc sinh.Xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và xác định xem bệnh có cần phải điều trị hay không.
0/50 ratings
Bình luận đóng