Loãng xương là bệnh thầm lặng, không có các biểu hiện lâm sàng nào để có thể nhận biết bệnh cho đến khi xuất hiện gãy xương. Trước đó tình trạng mất xương, khối lượng xương đỉnh thấp hoàn toàn không có liên quan đến các triệu chứng hoặc dấu hiệu nào.

Đo mật độ khoáng của xương (bone Mineral density BMD) là biện pháp quan trọng nhất để xác định tình trạng mất xương. Tuy nhiên một số biểu hiện lâm sàng sau đây có thể liên quan đến loãng xương:

-Xương dễ gãy hoặc gãy xương do chấn thương rất nhẹ.

-Đau.

-Giảm chiều cao.

-Giảm khả năng vận động.

Nhìn chung loãng xương thường không có nhiều triệu chứng đặc hiệu làm cho người bệnh và nhân viên y tế khó có thể nhận biết được nên không được phát hiện sớm. Khi đã có gãy xương do loãng xương thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khi đó tùy vị trí gãy xương và các yếu tố liên quan có thể biểu hiện bằng các triệu chứng, dấu hiệu khác nhau.

Trong những trường hợp bị loãng xương nặng có thể có các triệu chứng về hô hấp, đau vùng bụng do gù và có sự gập cột sống quá mức, bờ dưới xương sườn chạm vào mào chậu làm các tạng trong ổ bụng bị đè ép gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Gãy cổ xương đùi là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân loãng xương, bệnh nhân phải bất động nhất là ở người già dễ bị loét các điểm tỳ (mông, gót v.v…). Viêm phổi phế quản, ứ đọng đờm dãi do bệnh nhân phải bất động dài ngày làm tăng nguy cơ và tăng tỉ lệ tử vong.

Gãy xẹp cột sống lưng, thắt lưng gây gù, giảm chiều cao, có thể chèn ép các rễ thần kinh gây đau, rối loạn cảm giác, phản xạ, dễ mắc các bệnh do nhiễm trùng cơ hội.

Gãy đầu dưới xương quay, gãy xẹp cột sống là những biểu hiện hay gặp nhất của bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, những bệnh nhân này thường có độ tuổi trẻ hơn so với những bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi. Những bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi do loãng xương thường xảy ra ở người cao tuổi và có nhiều bệnh phối hợp nên tỷ lệ tử vong liên quan đến gãy cổ xương đùi tăng cao hơn do gãy xương ở các vị trí khác.

Ở phụ nữ sau mãn kinh tuổi từ 40-65 bị loãng xương có tỷ lệ gãy đầu dưới xương quay một bên, hoặc hai bên do các chấn thương trong lao động hoặc sinh hoạt hàng ngày khá cao và các chấn thương nhẹ cũng có thể gây gãy xương. Gãy đầu dưới xương quay là tình trạng bệnh có thể nhìn thấy được của các biểu hiện lâm sàng của gãy xương do loãng xương. Nhưng nhiều thầy thuốc và bệnh nhân lại cho rằng đó là hậu quả của chấn thương do ngã mà không nghĩ đến gãy xương do loãng xương. Mặt khác nhiều bệnh nhân có biểu hiện đau vùng lưng hoặc vùng thắt lưng không có tiền sử chấn thương cũng là dấu hiệu gãy xẹp đốt sống do loãng xương. Khoảng 2/3 số bệnh nhân có gãy xẹp đốt sống nhưng không thấy hoặc không nhớ được trong tiền sử có chấn thương. Khoảng 1/3 số bệnh nhân gãy xẹp đốt sống có thể có liên quan đến chấn thương nhẹ, hoặc vừa.

-Gãy xẹp đốt sống kiểu hình đĩa. Mặt trên hoặc mặt dưới của thân đốt sống bị lõm và chiều cao chính giữa thân đốt sống <80%.

X quang Gãy xẹp đốt sống kiểu hình đĩa
X quang Gãy xẹp đốt sống kiểu hình đĩa

-Gãy hình chêm: Chiều cao phía trước thân đốt sống, lún xẹp < 80% so với chiều cao ở mặt sau thân đốt sống.

 Đốt sống cong gãy

Hầu hết các bệnh nhân gãy cổ xương đùi xảy ra ở tuổi trên 70 và thường có mật độ xương thấp, giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) mất cân bằng, phản ứng chậm chạp và nhiều người được dùng nhiều loại thuốc khác nhau.

Đôi khi gãy cổ xương đùi là dấu hiệu đầu tiên của các bệnh lý ác tính ở xương, hoặc các cơ quan khác di căn đến xương nên cần phải chẩn đoán phân biệt hoặc loại trừ, trước khi xác định chẩn đoán gãy xương do loãng xương.

Gãy cổ xương đùi thường gặp 3 loại sau:

Sơ đồ vị trí gãy cổ xương đùi do loãng xương:

1: Gãy cổ xương đùi phần dưới chỏm

2: Gãy cổ xương đùi phần trên

3-4: Gãy liên mấu chuyển các kiểu khác nhau

Gãy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi

Khoảng 90% số bệnh nhân gãy cổ xương đùi có liên quan đến ngã và kiểu gãy phụ thuộc một số yếu tố:

-Cơ chế chấn thương (góc khi ngã).

-Các kiểu ngã (khi đi bộ, trượt, xoắn vặn).

Các yếu tố có liên quan đến việc bảo vệ bởi lớp mỡ dưới da, và phản xạ thần kinh cơ của bệnh nhân với các kiểu chấn thương.

Gãy xương vùng cẳng tay (đầu dưới xương quay)

Gãy đầu dưới xương quay (colles) gặp ở phụ nữ cao gấp 10 lần so với ở nam giới và thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 45-65, điển hình nhất là khi ngã về phía trước và chống tay xuống đất. Gãy đầu dưới xương quay do loãng xương bệnh nhân cần phải bó bột trong vòng 4-6 tuần để có thể liền xương. Nhiều bệnh nhân được điều trị ngoại trú, những bệnh nhân cao tuổi cần phải điều trị tại bệnh viện và cần có chế độ chăm sóc đặc biệt tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng và các bệnh đi kèm có thể nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, suy tim v.v… Nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu kéo dài, giảm khả năng cử động ở các mức độ khác nhau, biến dạng có thể xuất hiện muộn là do hậu quả liền xương ở tư thế xấu.

Hình ảnh Xquang gãy đầu dưới xương quay do loãng xương
Hình ảnh Xquang gãy đầu dưới xương quay do loãng xương

Gãy xương ở các vị trí khác

Các gãy xương khác có liên quan đến loãng xương gồm gãy đầu trên xương đùi, xương cảnh chậu, đầu xa của xương chầy hoặc xương chầy/mác, xương sườn hoặc thân xương chầy. Tại các vị trí xương dễ gãy nêu trên chủ yếu do giảm các bè xương so với phần xương đặc. Điều này rất quan trọng vì khi tăng chu chuyển xương thì các vị trí có nhiều xương bè dễ bị mất xương và hậu quả dễ gãy xương do chấn thương nhẹ. Ở các vị trí có xương đặc chiếm ưu thế rất ít khi xảy ra gãy xương (như xương bàn chân, xương cổ tay).

 Hình ảnh Xquang: Gãy đầu trên xương cánh tay
Hình ảnh Xquang: Gãy đầu trên xương cánh tay

 

 Hình ảnh Xquang: Gãy đầu dưới xương cánh tay
Hình ảnh Xquang: Gãy đầu dưới xương cánh tay

 

3/51 rating
Bình luận đóng