Mục lục
- Trẻ em không nên dùng nhiều dầu gan cá
- Trẻ em lười ăn không nên cho ăn mì chính
- Trẻ em không nên ăn kẹo sôcôla với sữa bò
- Trẻ em không nên ăn nhiều quất
- Trẻ em không nên ăn những thực vật ít chất mỡ
- Trẻ em không nên ăn nhiều tỏi
- Trẻ em không nên uống nhiều nước có ga
- Trẻ em không nên ăn nhiều bánh quẩy
- Không nên cho trẻ em ăn nhiều mì chính
- Trẻ em không nên ăn cà chua xanh
- Không nên cho trẻ em uống nước ngọt thay nước lọc
- Trẻ em không nên ăn nhiều thực phẩm đóng hộp
- Không nên cho trẻ mới sinh uống nước cam thảo
- Trẻ em không nên uống nhiều nước trước bữa ăn
- Trẻ em không nên uống bia
- Không nên cho trẻ thơ uống côca côla
- Không nên cho trẻ thơ uống nước quả đóng chai
Trẻ em không nên dùng nhiều dầu gan cá
Dầu gan cá là một loại dinh dưỡng bổ sung vitamin A, D cho trẻ em bị thiếu chất kali. Nếu vitamin A và vitamin D nhiều quá thì không những cơ thể không lợi dụng được mà còn gây nên ngộ độc mãn tính. Biểu hiện ngộ độc vitamin A là người mệt mỏi, chán ăn, người gày đi v.v…
Bình thường, lượng vitamin A, D trong thức ăn đã có thể đủ thoả mãn nhu cầu của cơ thể, không cần bổ sung nữa. Đối với những trường hợp cần bổ sung thì phải do bác sĩ chỉ định mới được uống dầu gan cá, mà phải uống đúng liều, đúng giờ, không được vượt quá số lượng, để tránh phát sinh bị ngộ độc mãn tính.
Trẻ em lười ăn không nên cho ăn mì chính
Các mùi vị của thức ăn đều thông qua đầu lưỡi mà cảm giác được. Khi thiếu chất kẽm thì công năng của vị giác và hoạt tính có men kẽm bị hạ thấp, dẫn đến vị giác và khẩu vị bị suy giảm, thậm chí còn có thể làm cho những lỗ nhỏ ở đầu lưỡi bị tắc nghẽn, tạo thành tính lười ăn nghiêm trọng.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, để nâng cao khẩu vị của trẻ em mà cho nhiều mì chính vào các món ăn thì sẽ làm cho chất kẽm ở trong máu biến thành một chất toan kẽm rổi theo nước tiểu bài tiết ra ngoài, như vậy càng làm cho cơ thể thiếu nhiều chất kẽm hơn, làm cho bệnh lười ăn trở nên nghiêm trọng.
Cho nên, khi thấy trẻ em lười ăn, chậm lớn, thiếu máu thì phải nghĩ ngay đến trong người thiếu chất kẽm, và phải kịp thời đưa đến bệnh viện để chữa chạy. Bình thường cũng nên cho trẻ em ăn những thức ăn có chất kẽm nhiều hơn một chút, như tim lợn, gan lợn, tim bò, thịt bò, thịt lợn nạc, cá, sò biển, các chế phẩm từ đậu v.v… Tuyệt đối không nên dùng mì chính muốn gây cảm giác ăn ngon để chữa bệnh lười ăn của trẻ em.
Trẻ em không nên ăn kẹo sôcôla với sữa bò
Trong sữa bò có rất nhiều chất anbumin và kali. Trong sôcôla thì lại có chất thảo toan, hai thức đó hoà trộn với nhau, chất kali trong sữa sẽ kết hợp với chất thảo toan thành một loại axit kali không tan. Ăn như vậy sẽ giảm mất nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn dẫn đến những tác dụng phụ khác nữa.
Trẻ em không nên ăn nhiều quất
Quất có rất nhiều chất dinh dưỡng, mùi vị vừa thơm vừa ngọt, gái trai, già trẻ đều rất thích ăn. Nhưng không nên ăn nhiều. Ăn ít thì sẽ bổ dương ích khí, ăn nhiều sẽ bị táo nhiệt, bốc hoả, sưng cổ, đau họng, tiêu hoá không tốt. Nói chung, mỗi ngày ăn 3 quả thì được, nếu ăn nhiều sẽ có hại cho răng và miệng.
Trước khi ăn quất khoảng một tiếng đồng hồ, không nên ăn sữa bò, bởi vì chất anbumin trong sữa bò gặp phải chất axit của quả quất sẽ ngưng kết lại, ảnh hưởng đến sự hấp thụ của bộ máy tiêu hoá. Trước khi ăn cơm cũng không nên ăn quất, bởi vì chất axit hữu cơ ở trong quất sẽ kích thích niêm mạc của dạ dày, không có lợi cho sức khoẻ của cơ thể.
Trẻ em không nên ăn những thực vật ít chất mỡ
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, cho trẻ em ăn những thức ăn có ít chất mỡ, ít chất cholestêrin thì sẽ nhẹ cân hơn so với những trẻ em bình thường khác, dẫn đến bệnh “còi cọc”. Người ta đo được ở những trẻ em phát triển không tốt này thì thấy sự tiêu hao nhiệt lượng và chất kẽm đều tương đối thấp, năng lực hoạt động so với các trẻ em cùng lứa tuổi cũng kém hơn. Mỡ là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và trưởng thành của trẻ em, không thể coi thường được, cần phải cung cấp cho chúng một cách hợp lý.
Trẻ em không nên ăn nhiều tỏi
Nhiều người rất thích ăn tỏi. Nếu ăn vừa phải thì có lợi cho sức khoẻ, nhưng nếu ăn nhiều quá thì lại có hại, nhất là những người có bệnh đau mắt, tay chân thường xuyên nóng, những người mà cơ thể âm hư hoả vượng, triều nhiệt ôn hàn thì không có lợi. Đến năm ngoài 50 tuổi thì mắt nhìn dần dần kém đi, trông cái gì cũng mơ mơ hồ hồ, tai ù, mồm khô, lưỡi đắng, đầu nặng, chân nhẹ, trí nhớ bị giảm đi rõ rệt. Những chứng bệnh này là hậu quả của việc ăn nhiều tỏi. Ăn tỏi có trăm cái lợi mà chỉ có một cái hại là mắt, câu nói đó trong dân gian cũng có cái lý của nó.
Trẻ em không nên uống nhiều nước có ga
Trong nước ga có các chất gọi là phôt-phát, sau khi nó vào đường ruột có thể sinh ra phản ứng hoá học với chất sắt và tạo thành một chất vô dụng đối với cơ thể rồi bài tiết ra ngoài. Trong tình hình bình thường, chất sắt ở trong thức ăn chính ra phải được hấp thu khoảng 10%, nhưng nếu uống nhiều nước có ga sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu chất sắt này, gây nên thiếu máu, không có lợi cho việc phát triển cơ thể của trẻ em.
Trẻ em không nên ăn nhiều bánh quẩy
- Bánh quẩy vừa ngon, vừa rẻ tiền, thuận tiện lại tiết kiệm thời gian. Thế nhưng đối với trẻ em, ăn nhiều bánh quẩy thì lại có hại. Trong bánh quẩy chất nhôm tương đối nhiều, mà nhôm lại là nguyên tố vi lượng mà cơ thể con người không cần. Nếu trẻ em thường xuyên ăn bánh quẩy thì chất nhôm sẽ tích tụ lại ở trong cơ thể, có thể gây nên những bệnh như thiếu chất kali, chất phôt-pho chuyển hoá bình thường ở trong cơ thể trẻ em, dẫn đến các bệnh như mềm xương, cong xương, v.v…Trong cơ thể có nhiều chất nhôm quá còn làm giảm thấp các hoạt tính của men anbumin dạ dày, làm cho vị toan giảm thấp, dạ dày bài tiết ít đi, công năng tiêu hoá bị rối loạn, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khoẻ của trẻ em. Đối với việc phát triển trí lực cũng rất không có lợi. Cho nên, không nên thường xuyên cho trẻ em ăn bánh quẩy.
Không nên cho trẻ em ăn nhiều mì chính
- Các nhà dinh dưỡng học cho rằng, trẻ em không nên ăn nhiều mì chính. Bởi vì trẻ em sau khi ăn mì chính, sẽ cùng với nguyên tố kẽm ở trong máu phát sinh tác dụng hoá thành axit kẽm, sau đó tan ra nước rồi theo nước tiểu bài tiết ra ngoài, do đó làm cho trẻ em thiếu chất kẽm. Nguyên tố kẽm là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển và trưởng thành của trẻ em, thiếu nó trẻ em sẽ có hiện tượng vị giác không nhạy, khẩu vị không mạnh. Nếu kéo dài sẽ trở thành suy thoái trí lực,phát triển không tốt cùng các hậu quả nghiêm trọng khác.
Các chuyên gia còn vạch ra rằng, nếu không cho trẻ em ăn nhiều mì chính thì người mẹ đang cho con bú cũng không nên ăn nhiều mì chính.
Trẻ em không nên ăn cà chua xanh
- Cà chua màu còn xanh tức là chưa chín cũng có độc tố như khoai tây mọc mầm, đều chứa sinh vật glucôzit. Ăn cà chua xanh trong mồm cảm thấy chan chát, thậm chí có khi còn ngộ độc, không nên ăn.Khi đói bụng mà ăn nhiều cà chua xanh càng bất lợi cho công năng của dạ dày.
Trẻ em không nên uống nhiều nước giải khát có màu
- Các chất màu dùng để sản xuất các loại đồ uống lạnh, đa số thường dùng phương pháp hoá học để chế ra, nên đều có một số độc tố nhất định. Khi trẻ em dùng một số thực phẩm có màu,tuy không xảy ra ngay những phản ứng lâm sàng để có thể thấy được, nhưng nếu cứ kéo dài thì sẽ có nguy cơ tác hại tiềm ẩn trong cơ thể. Biểu hiện chủ yếu là mấy mặt sau đây :
1/ Làm nhiễu công năng bình thường của các loại men hoạt tính ở trong cơ thể, làm cho phản ứng chuyển hoá của các chất đường, chất prôtêin, chất mỡ, vitamin bị ảnh hưởng, nếu kéo dài sẽ dẫn đến trẻ em thiếu dinh dưỡng.
2/ Kích thích niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến công năng tiêu hoá của dạ dày; đồng thời sẽ làm cho thận phải làm việc rất nhiều, ảnh hưởng đến công năng của thận.
3/ Gây trở ngại cho sự xung động truyền dẫn của hệ thống thần kinh, dễ gây bệnh đa động ở trẻ em.
Cho nên xin có lời khuyên các bậc làm cha làm mẹ trẻ tuổi không nên cho trẻ em uống nhiều nước giải khát có màu. Để bổ sung cho sự tiêu hoá, chúng ta có thể coi nước đun sôi để nguội là đồ uống lý tưởng nhất của trẻ em.
Không nên cho trẻ em uống nước ngọt thay nước lọc
Có nhiều bậc bố mẹ rất thích cho con trẻ uống các loại nước ngọt thay nước lọc (nước đun sôi để nguội). Cách làm này không thể chấp nhận được.
Bởi vì nước lọc là nước sôi rồi nguội đi một cách tự nhiên, có hoạt tính sinh vật đặc biệt lạ lùng, rất dễ ngấm qua các tế bào mô, thúc đẩy việc thay thế các chất mới, tăng thêm hàm lượng hồng cầu trong máu và cải thiện cơ năng miễn dịch của máu. Mà trong các loại nước quả, nước có ga và các loại nước ngọt khác, phần nhiều có hàm lượng đường, tinh đường, chất điện giải và các chất màu hợp thành. Những chất này tác dụng lâu dài sẽ gây kích thích không tốt đối với dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hoá và khẩu vị, đồng thời còn tăng thêm gánh nặng cho thận. Đủ thấy, cho trẻ uống nước ngọt thay nước lọc, không những vô ích mà còn có hại.
Trẻ em không nên ăn nhiều thực phẩm đóng hộp
Bất kỳ là loại đồ hộp gì cũng đều cho thêm một lượng thuốc nhất định vào thực phẩm như các chất màu, các chất hương liệu v.v… Tất cả nhữn loại thuốc cho thêm vào ấy đều rất nguy hiểm đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ em. Bởi vì sự lớn lên về cơ thể của trẻ em chưa chín muồi, công năng giải độc của gan chưa hoàn thiện. Những chất có độc này, nếu vượt quá một định lượng nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ em, thậm chí dần dàn tích luỹ mà dẫn đến ngộ độc mãn tính.
Không nên cho trẻ mới sinh uống nước cam thảo
Có một số địa phương, khi đứa trẻ mới sinh được 1 – 2 ngày thường hay cho uống nước hoàng liên cam thảo, họ tưởng rằng như vậy có thể “Giải độc” cho đứa bé. Thói quen truyền thống đó chỉ có hại chứ không có lợi.
Bởi vì đứa trẻ mới sinh vừa mới rời khỏi bụng mẹ, ngày đầu bước vào trần gian, sức đề kháng còn rất kém, lượng đường mật còn rất thấp, bụng còn đang đói. Nếu chỉ đơn thuần nuôi bằng nước hoàng liên cam thảo, đứa trẻ sẽ không có đủ chất dinh dưỡng, có thể dẫn đến những tổn hại cho các tổ chức, đặc biệt là tổ chức não. Ngoài ra cam thảo còn có thể xảy ra các biểu hiện như chất kali trong máu thấp, huyết áp cao và ứ đọng dịch thể, phù thũng v.v… Cho nên, trẻ mới sinh không nên nuôi bằng nước hoàng liên cam thảo.
Trẻ em không nên uống nhiều nước trước bữa ăn
Có một số bậc bố mẹ thường hay cho trẻ uống nước trước bữa ăn. Họ tưởng rằng nước sẽ tiêu hoá thức ăn, kỳ thực, cách làm này rất có hại.
Bởi vì sau khi uống nước, trẻ em ăn cơm ngay sẽ làm cho dạ dày cảm thấy căng đầy, đồng thời còn làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến khẩu vị và tiêu hoá. Do vị toan bị loãng nên khả năng diệt khuẩn bị giảm sút, rất dễ gây bệnh cho đường ruột.
Trẻ em không nên uống bia
Có người cho rằng, bia là “Bánh mì nước”, cho nên cứ đến ngày lễ, ngày tết hay khi nhà có việc là cho trẻ con tha hồ uống bia. Việc làm này chang có lợi ích gì đối với sức khoẻ của trẻ con cả.
Căn cứ vào sự phân tích nghiên cứu, thông thường trong rượu bia có chứa 3% đến 5% chất cồn, nghĩa là mỗi 100 gam bia có chứa 1,5 đến 2,5 gam cồn. Nếu thường xuyên cho trẻ con uống bia sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cả thể xác lẫn tinh thần của trẻ con. Vả lại, ngay từ nhỏ đã nuôi thành thói quen uống rượu cũng không có lợi cho sự lành mạnh về tâm lý, khi lớn lên chúng có thể thành người nghiện rượu. Cho nên, khi trong gia đình có liên hoan, tiệc tùng thì nên giảng giải cho trẻ con biết những điều bất lợi trong bia, rượu cho trẻ biết, thay vào đó cho chúng uống một chút nước hoa quả.
Không nên cho trẻ thơ uống côca côla
Mùa hè mùa thu mọi người đều rất thích uống côca côla, nhưng đối với trẻ thơ thì tốt nhất là không nên cho uống.
Bởi vì mỗi một chai côca côla có hàm lượng khoảng 50 – 80 mg caphêin. Caphêin là một loại thuốc hưng phấn thần kinh trung khu. Nếu dùng quá 1.000 mg thì sẽ xuất hiện bệnh trạng ngộ độc như người hồi hộp không yên, hô hấp tăng nhanh, cơ bắp co giật, tim đập rất nhanh, mất ngủ, mắt hoa, ù tai, tức ngực, buồn nôn, chóng mặt, đau nhói ở phía trước tim v.v… Người lớn đối với caphêin bài tiết rất nhanh, uống một lượng côca côla thích hợp thì không có hậu quả gì xấu. Nhưng trẻ thơ đối với caphêin thì đặc biệt mẫn cảm, rất dễ bị trúng độc. Cho nên không nên cho trẻ thơ uống côca côla.
Không nên cho trẻ thơ uống nước quả đóng chai
Nước quả đóng chai là một loại nước uống vừa ngon vừa mát, rất dễ uống. Nhưng trẻ thơ mà uống thứ này thì lại không thích hợp.
Bởi vì nước quả là một thứ nước uống do bàn tay người làm ra, bao gồm đường trắng, axit chanh, thuốc màu và đường tinh v.v… lại còn có cả men rượu nữa. Đối với trẻ thơ, những thành phần này có tính kích thích nhất định. Đó là vì sự phát dục của trẻ thơ chưa hoàn thiện, công năng giải độc của gan và công năng bài tiết của thận đều còn rất thấp. Những vật chất này ở trong cơ thể người ta không thể bài tiết ra ngay được. Vì thế không nên cho trẻ thơ uống nước quả đóng chai.