I. ĐẠI CƯƠNG

  • Ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi, trật khớp háng là bẩm sinh hay chấn thương sau sinh vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau
  • Trên thế giới, trật khớp háng bẩm sinh đã được ghi nhận từ rất lâu (Hippocrate), nhưng vẫn chưa thống nhất với nhau hoàn toàn về bệnh sinh, giải phẫu bệnh học và điều trị
  • Tần suất: 1/800 – 1/1.000, nữ nhiều hơn nam
  • Nguyên nhân: không rõ ràng, thường xảy ra ở trẻ gái, con so, sinh đôi, đa thai, ngôi mông, ngôi bất thường

II. CHẨN ĐOÁN

1. Bệnh sử: trẻ sơ sinh có yếu tố thuận lợi hoặc phát hiện đi khập khiễng ở tuổi biết đi hoặc phát hiện tình cờ

2. Lâm sàng

  • Giới hạn dang háng (70%)
  • Mất cân xứng nếp mông (45%)
  • Giới hạn khép háng (40%)
  • Gập háng quá mức (25%)
  • Galeazzi (25%)
  • Ortolani (45%)
  • Barlow (1.6%)

Dị tật đi kèm trật khớp háng bẩm sinh khoảng 25% các trường hợp trật khớp háng (vẹo cổ, chân khoèo, tinh hoàn ẩn…)

3. Cận lâm sàng

  • Siêu âm: dưới 3 tháng tuổi nhằm xác định độ che phủ chỏm xương đùi của ổ cối
  • X-qu g: trên 3 tháng tuổi
  • CT scan

III. ĐIỀU TRỊ

Khi có nghi ngờ hoặc chẩn đoán trật khớp háng thì phải tiến hành điều trị

Dưới 6 tháng tuổi: mang tã dang háng hoặc đai pavlik hoặc nắn trật bó bột bụng đùi bàn chân.

6 – 12 tháng: PT ludloff.

18 tháng – 3 tuổi: PT salter.

Trên 5 tuổi: PT pol – lecoeur.

IV. THEO DÕI – TÁI KHÁM

  • Biến chứng sớm:

+    Chảy máu, trật khớp háng sau bó bột.

+    Gãy bột: thay bột/c.arm.

  • Biến chứng muộn

+  Hoại tử chỏm xương đùi.

+  Bán trật hoặc trật khớp háng tái phát.

– Tái khám:

+  1 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng.

+  X- quang kiểm tra.

0/50 ratings
Bình luận đóng